Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể:
Thứ nhất, Mức tăng trƣởng trong hoạt động TD của Chi nhánh rất thiếu ổn định. Cụ thể: Năm 2008 dƣ nợ tăng trƣởng 23,3% so dƣ nợ của năm 2007 thì đến năm 2009 dƣ nợ tăng đột biến xấp xỉ 69%, sau đó dƣ nợ lại giảm dần, đạt mức tăng trƣởng 17,9% năm 2010 và năm 2011 tăng trƣởng lại có sự đảo chiều và đạt –12%. Sự tăng trƣởng đột biến trong năm 2009 lên tới 69% là mức tăng trƣởng tín dụng nóng, vƣợt quá nhiều so với tăng trƣởng huy động nguồn của năm này (17,8%). Điều này gây ra sự thiếu hụt nguồn vốn và làm gia tăng khả năng rủi ro thanh khoản. Trong khi đó năm 2011 mức tăng trƣởng TD đạt -12% trong khi tăng trƣởng huy động nguồn cùng năm là -4,42% cũng có nghĩa rằng
Chi nhánh bị dƣ thừa vốn khả dụng. Điều này khiến cho vốn bị sử dụng kém hiệu quả.
Thứ hai, Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng là các DNNVV, song thực tế là khả năng đáp ứng của Chi nhánh về các nhu cầu TD chính đáng của khách hàng vẫn bị hạn chế (Xem them Bảng 2.15)
Bảng 2.15: Cơ cấu DNNVV đƣợc vay vốn trong số các DNNVV đề nghị vay vốn tại Techcombank Chƣơng Dƣơng giai đoạn 2007 – 2011
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 DNNVV đề nghị vay vốn 85 146 139 168 152 2 DNNVV đƣợc vay vốn 65 96 110 142 105 Tỷ trọng (%) 76,6 65,7 79,3 84,5 69,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2007-2011)
Thứ ba, Hoạt động TD vẫn chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn thấp, trong khi nhu cầu vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp lớn cho đầu tƣ phát triển. Điều này xuát phát từ vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu vẫn là ngắn hạn và với cơ cấu TD của Chi nhánh nhƣ vậy sẽ giúp giảm đƣợc rủi ro kỳ hạn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của Chi nhánh còn hạn chế.
Thứ tƣ, Mặc dù cơ cấu dƣ nợ TD của Chi nhánh chủ yếu là TD có tài sản bảo đảm, song thực tế là chất lƣợng của các tài sản bảo đảm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Một bộ phận không nhỏ các tài sản bảo đảm là những bất động sản và chúng đƣợc định giá khi thị trƣờng này đang có bong bóng. Hiện nay khi mà bong bóng bất động sản đã bị “xì hơi” giá cả các bất động sản bị rớt thê thảm, khiến chất lƣợng bảo đảm của loại tài sản này bị suy giảm nghiêm trọng.
Thứ năm, Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực nhằm kiểm soát nợ xấu, song thực tế nợ xấu vẫn cao và diễn biến phức tạp. Việc nợ xấu chiếm tỷ lệ cao
trong tổng dƣ nợ khiến cho thu nhập của Chi nhánh bị giảm sút do phải tăng cƣờng công tác dự phòng rủi ro TD. Mặt khác, nợ xấu diẽn biến phức tạp ít nhiều cũng làm sụt giảm uy tín, thƣơng hiệu của Chi nhánh nói riêng vào thƣơng hiệu Techcombank nói chung; đồng thời gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc mở rộng TD những năm tới.
Thứ sáu, Mặc dù đã đề ra các biện pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro TD thông qua từng bƣớc hoàn thiện qui trình quản trị rủi ro TD cũng nhƣ tăng cƣờng sự hậu thuẫn của hệ thống công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro, song rủi ro TD tại Chi nhánh thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Rõ ràng là hành lang pháp lý trong hoạt động TD chƣa đủ chặt chẽ để giúp hạn chế rủi ro tín dụng. Hay nói cách khác, cho dù Chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng nói riêng hay nói chung là các NHTM Việt Nam có tự nỗ lực đến mức nào chăng nữa nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro TD thì rủi ro vẫn diễn ra nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM.