Thẩm định có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó quyết định xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có đƣợc phê duyệt không. Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đƣa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa đƣợc rủi ro đối với các khoản nợ. Trong quá trình thẩm định cần phải chú ý đến các điểm sau:
- Tìm hiểu phân tích khách hàng, tƣ cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động.
- Phân tích đánh giá khả năng tài chính:
+ Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả kinh doanh + Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
- Phân tích quan hệ với khách hàng: Tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi hiện tại và cả trong quá khứ:
+ Quan hệ tín dụng: Dƣ nợ ngắn, trung và dài hạn (gồm cả nợ quá hạn); mục đích vay vốn của khách hàng; doanh số cho vay, thu nợ; số dƣ bảo lãnh; mức độ tín nhiệm.
Một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng:
- Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định:
+ Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng ngƣời.
+ Có thể phân cán bộ thẩm định theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.
- Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định: Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:
+ Nắm vững mọi chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của Ngân hàng nhà nƣớc. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.
+ Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trƣờng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.
+ Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thƣờng xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hƣớng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu đƣợc những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp…Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định đƣợc sự thành thật, mức độ tin tƣởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đƣa ra.
Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp nhƣ: từ bạn hàng, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trƣớc đây…Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty kiểm toán để biết đƣợc tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.
- Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát:
Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tƣợng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:
+ Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.
+ Kiểm tra, kiểm soát phải đảm kịp thời, thƣờng xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đƣa ra kết luận chính xác.