*Các NHTM Thái Lan
Các NHTM Thái Lan nâng cao uy tín của mình thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay để đáp ứng kịp nhu cầu vốn của các DNNVV, tăng cƣờng công tác quảng cáo, tiếp thị, đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị hiện đại. Nhờ
vậy, NH thu hút đƣợc nhiều khách hàng và do đó có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng tốt nhất để đầu tƣ nâng cao chất lƣợng TD.
Các NHTM Thái Lan rất chú trọng đến khâu lựa chọn khách hàng và thẩm định phƣơng án vay vốn. Ngoài ra, sau khi cho vay các NH thƣờng xếp loại TD để phòng ngừa rủi ro theo hƣớng:
(i) Xếp loại TD 03 loại: Tổn thất, có nghi ngờ, kém tiêu chuẩn
(ii) Quỹ dự phòng đƣợc lập cho các khoản TD bị xếp loại TD có nghi ngờ ở mức tỷ lệ 50% và nợ mất trắng ở mức 100%.
(iii) Nợ kém tiêu chuẩn NH đƣợc quyền xử lý.
Ngoài ra, ban giám đốc NH còn chú ý tới các khoản nợ cần lƣu ý (những khoản nợ này tốt hơn nợ kém tiêu chuẩn nhƣng có một số yếu điểm về rủi ro nhƣ các hợp đồng rút quá số dƣ hạn mức, những khoản nợ không trả lãi đúng hạn hay trả lãi thấp hơn bình thƣờng…) để sớm đƣa ra giải pháp nhằm đƣa những khoản nợ này thành những khoản nợ bình thƣờng.
*Các NHTM Malaysia
Cũng tƣơng tự nhƣ ở Thái Lan, bên cạnh việc lựa chọn khách hàng có độ tín nhiệm cao, thẩm định kỹ phƣơng án vay vốn, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ TD, sau khi cho vay vốn, các NHTM ở Malaysia đều có quỹ dự phòng chung ít nhất bằng 1% tổng dƣ nợ. Ngoài ra, thành lập quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản tổn thất hoặc nghi ngờ.
Việc thành lập quỹ dự phòng đặc biệt theo hƣớng đã xếp loại nợ:
(i) Nợ tổn thất: Là nợ không có khả năng thu hồi. Số tiền này cần đƣợc xoá sổ hoặc đƣợc bù đắp bằng quỹ dự phòng. Số tiền bù đắp = Số tiền còn nợ - các khoản lãi gộp - tài sản thế chấp có giá trị.
(ii) Nợ có nghi ngờ: Là nợ đƣợc coi nhƣ không có khả năng thu hồi. Vì vậy, khó có thể đánh giá số tiền có thể mất nên ngƣời ta đặt một tỷ lệ mặt bằng là 50%. Số tiền đƣợc bù đắp = 50% số tiền nợ - lãi treo nhập gốc - tài sản thế chấp có giá trị.
(iii) Nợ kém tiêu chuẩn: Là nợ có mức độ rủi ro cao nhƣng không thể đánh giá là nợ tổn thất hay nghi ngờ (vì tình hình tài chính xấu đi hoặc tài sản thế chấp thiếu hoặc có yếu tố dẫn đến ngƣời vay không trả đuợc nợ). Đối với những khoản nợ này, NH phải chú ý thu hồi bớt nợ, bổ sung tài sản thế chấp, thƣờng xuyên theo dõi thông tin để có giải pháp thích hợp.
*Các NHTM Trung Quốc
Để phòng ngừa rủi ro TD, NH Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã đƣa ra qui định: (1) Bộ phận TD của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu nhập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; (2) Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại; (3) Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; (4) Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận TD; (5) Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản TD có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản TD, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã ban hành hƣớng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay số 98 (2002) và công văn số 463 (2005), yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất nhƣ dự phòng tổn thất cho vay... Theo đó, các khoản TD được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc gọi là nợ xấu.
Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: (1) Dự phòng chung: Đƣợc trích hàng tháng và đƣợc xác định bằng 1% số dƣ cuối kỳ của các khoản TD; (2) Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau
khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dƣ các khoản TD với tỷ lệ nhƣ sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 2%; Nhóm 3: 25%, Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Khi phân loại các khoản TD, các NHTM Trung Quốc chủ yếu đƣợc trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý TD của NH... trong đó, việc phân loại nợ chủ yêu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với các khoản cho vay mới, NH xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với NH khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản TD.
Để xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý nợ (AMCs) với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD (tƣơng đƣơng 1% tổng số nợ xấu của hệ thống NH Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với tổng nợ xấu, dẫn đến khó khăn trong hoạt động của AMCs. Năm 1999, khi một khối lƣợng nợ bằng 170 tỷ USD đƣợc chuyển giao cho các AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lƣợng nợ chuyển sang, AMCs đã phải vay từ PBC 67 tỷ USD và phát hành trái phiếu 108 tỷ USD. Kết quả đến tháng 03/2004, AMCs xử lý đƣợc 63,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (12,87 tỷ USD). Nhƣ vậy, số nợ thu hồi chỉ đạt 7,6% tổng dƣ nợ xấu đƣợc chuyển sang và bằng 20% số nợ đƣợc xử lý.
Tính từ thời điểm hoạt động đến nay đã trải qua gần 7 năm (thời gian hoạt động của AMCs tại Trung Quốc dự tính là 10 năm) thì kết quả mà các AMC mang lại là rất hạn chế và ngƣời ta bắt đầu đặt vấn đề về vai trò và sự tồn tại của AMCs ở Trung Quốc.