Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Tư vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11 (Trang 58)

3.1.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính là một phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con ngƣời và của nhóm ngƣời từ quan điểm của nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trƣờng xã hội nơi nghiên cứu đƣợc tiến hành. Đời sống xã hội đƣợc nhìn nhận nhƣ một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần đƣợc mô tả một cách đầy đủ để phản ánh đƣợc cuộc sống thực tế hàng ngày.

Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lƣợc nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phƣơng pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chƣa bao quát đƣợc trƣớc đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc chuẩn bị trƣớc, nhƣng chúng có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.

3.1.2. Chọn mẫu

Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong luận văn này là kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu. Nhƣ vậy việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do đó đối tƣợng của nghiên cứu định tính đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là ban lãnh đạo/ cán bộ quản lý/ cán bộ công đoàn. Cụ thể, tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn đối với 10 thành viên trong công ty bao gồm:

 Ban giám đốc: 03 ngƣời (1 giám đốc công ty và 2 phó giám đốc)  Trung tâm thiết kế kiến trúc (TKKT) 1: 01 ngƣời (Giám đốc trung

tâm)

 Trung tâm TKKT 2: 01 ngƣời (Giám đốc trung tâm)

 Trung tâm giám sát chất lƣợng công trình (CLCT): 01 ngƣời (Giám đốc trung tâm)

 Trung tâm khảo sát địa hình – địa chất (ĐH – ĐC): 01 ngƣời (Giám đốc trung tâm)  Phòng tài chính: 01 ngƣời (Trƣởng phòng)  Phòng kế hoạch: 01 ngƣời (Trƣởng phòng)  Phòng chính trị, hành chính: 01 ngƣời (Trƣởng phòng kiêm chủ tịch công đoàn) 3.1.3. Thiết kế phỏng vấn sâu

Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc. Đây là bảng câu hỏi sơ thảo, chƣa hoàn chỉnh. Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, trình độ chuyên môn và

chức năng quản lý của họ, tác giả luận văn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra đƣợc những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt. Các câu trả lời đƣợc tác giả lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Chi tiết bộ công cụ hƣớng dẫn phỏng vấn sâu đƣợc miêu tả trong phần phụ lục 01 của luận văn.

Địa điểm phỏng vấn: địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn là tại trụ sở Công ty Tƣ vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11, địa chỉ 141 Hồ Đắc Di, phƣờng Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong vòng 20 đến 30 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà tác giả quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn cho phù hợp.

Thời điểm phỏng vấn: tác giả sẽ điện thoại liên hệ trƣớc với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện với tác giả luận văn.

3.1.4. Đánh giá chung về phương pháp nghiên cứu định tính

Trƣớc tiên, trong nghiên cứu định tính, các trƣờng hợp đƣợc lựa chọn có mục đích – chúng có điển hình cho các tính chất nào đó hoặc vị trí cụ thể nào đó hay không.

Thứ hai, vai trò của nhà nghiên cứu định tính nhận nhiều chú ý, phê bình hơn. Đó là do vấn đề đạo đức, nhà nghiên cứu trong nghiên cứu định tính phải giữ vai trò trung lập. Do đó họ cần nêu rõ vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu và trong phân tích.

Thứ ba, trong khi phân tích dữ liệu định tính có thể bằng rất nhiều dạng, chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ, dấu hiệu và ý nghĩa. Thêm vào đó, cách tiếp cận nghiên cứu định tính theo cách nhìn toàn cảnh và theo ngữ cảnh, hơn là thu nhỏ và tách biệt. Nhiều phƣơng pháp định tính yêu cầu nhà nghiên cứu mã hóa dữ liệu cẩn thận, phân biệt và lƣu trữ hồ sơ một cách nhất quán và đáng tin cậy.

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

3.2.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phƣơng pháp định lƣợng là phƣơng pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lƣợng – thông tin có thể biểu hiện bằng các con số và bất cứ gì có thể đo lƣờng đƣợc. Thống kê, bảng biểu và sơ đồ, thƣờng đƣợc sử dụng để trình bày kết quả của phƣơng pháp này.

Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lƣợng chỉ sự điều tra nghiên cứu theo lối kinh nghiệm có phƣơng pháp của các đặc tính số lƣợng và các hiện tƣợng, mối quan hệ giữa chúng. Mục tiêu của nghiên cứu định lƣợng là phát triển và sử dụng các mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết gắn liền với hiện tƣợng. Cách thức tiến hành đo lƣờng là trung tâm của nghiên cứu định lƣợng bởi vì nó cung cấp sự liên kết quan trọng giữa quan sát theo lối kinh nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ theo định lƣợng.

Nghiên cứu định lƣợng sử dụng phƣơng pháp thống kê bắt đầu với việc thu thập dữ liệu, dựa vào giả thuyết hoặc lý thuyết. Thƣờng một mẫu lớn đƣợc thu thập, đòi hỏi phải xác minh, công nhận có đủ giá trị, và lƣu trữ trƣớc khi phân tích có thể thực hiện.

Những mối quan hệ và những tập hợp theo lối kinh nghiệm cũng thƣờng đƣợc nghiên cứu bằng cách sử dụng một số loại hình thức của mô hình tuyến tính tổng quát, mô hình phi tuyến, hoặc sử dụng phân tích nhân tố. Một nguyên tắc nền tảng trong nghiên cứu định lƣợng là sự tƣơng quan không ám chỉ đến nguyên nhân. Vì luôn có khả năng một mối quan hệ giả tạo tồn tại đối với các biến khi hiệp phƣơng sai đƣợc tìm thấy ở mức độ nào đó.

3.2.2. Chọn mẫu

Mẫu là một phần của tổng thể đƣợc lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với một dung lƣợng hợp lý. Mẫu đƣợc chọn trong nghiên cứu là toàn bộ ngƣời lao động hiện đang làm việc tại văn phòng trụ sở chính Công ty Tƣ vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11. Đối tƣợng này bao gồm các cấp trƣởng phó phòng

ban, chuyên viên, nhân viên tại công ty. Để có đƣợc thông tin của nhóm đối tƣợng này tác giả đã liên hệ với phòng kế hoạch của công ty để xin danh sách toàn bộ cán bộ, ngƣời lao động đang làm việc tại công ty cùng với địa chỉ email nội bộ của họ. Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc gửi qua email và trực tiếp đến tay ngƣời đƣợc hỏi. Tổng số có 130 phiếu đã đƣợc phát ra. Số phiếu tác giả nhận về là 130 phiếu.

3.2.3. Thiết kế bảng hỏi

Một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có của Công ty, chỉ ra những điểm tồn tại và các nguyên nhân của nó để từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Do vậy, hai nhóm đối tƣợng tại Công ty Tƣ vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11 là nhà quản trị và ngƣời lao động sẽ đƣợc chọn để khảo sát nhằm đánh giá mức độ nhận thức, nhu cầu về hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của hai nhóm đối tƣợng này. Đồng thời, đề tài cũng hƣớng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, phƣơng pháp tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty và so sánh quan điểm của hai nhóm đối tƣợng trong công ty về hiệu quả của chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vì vậy phiếu câu hỏi đƣợc thiết kế để hỏi ngƣời lao động hiện đang làm việc tại trụ sở chính của công ty nhằm thu thập thông tin phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi nằm trong phần phụ lục 02, của luận văn.

3.2.4. Đánh giá chung về phương pháp nghiên cứu định lượng

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trƣớc theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu đƣợc ở các mẫu tƣơng đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lƣờng và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng; và kết quả thu đƣợc từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có một số nhƣợc điểm và

cần đƣợc sử dụng một cách thận trọng. Đáng lƣu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ ngƣời đƣợc hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:

- Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tƣợng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra nhƣ ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.

- Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phƣơng pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con ngƣời không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tƣợng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.

3.3. Chiến lƣợc nghiên cứu.

3.3.1. Xem xét lại các lý thuyết về đào tạo

Các lý thuyết về đào tạo mà tác giả luận văn đã nêu ra là những học thuyết hay lý luận về phƣơng pháp đào tạo. Đó là hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo, xây dựng các nguyên tắc hợp thành phƣơng pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng có hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là các nguyên lý có quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hƣớng việc xác định phƣơng hƣớng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phƣơng pháp.

Đào tạo là phạm trù rất rộng, cho nên phạm vi bao quát của lý thuyết về đào tạo rất lớn. Tuy nhiên các lý thuyết về đào tạo mà tác giả nêu ra đã đáp ứng đƣợc hàng loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của đào tạo và hoạt động nghiên cứu phƣơng pháp đào tạo, tổng kết các quy luật phát triển của nền giáo dục hiện đại.

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tƣ duy sáng tạo trong nhận thức của ngƣời học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.

- Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tƣợng nhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phƣơng pháp đào tạo khoa học, hợp

lý với tƣ cách là con đƣờng, cách thức và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của các lý thuyết về đào tạo.

- Các lý thuyết về đào tạo cũng chú ý đến phƣơng pháp tổ chức, quản lý, những hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi đó là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo.

Tóm lại các lý thuyết về đào tạo tác giả đã nêu là hệ thống lý thuyết về phương pháp đào tạo hiệu quả, bao gồm những quan điểm tiếp cận đối tượng đào tạo cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc để thực hiện một chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức, quản lý chương trình ấy sao cho kết quả đạt được là tốt nhất.

3.3.2. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp với hiện tƣợng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Trong nội dung phần này, chủ yếu đề cập đến các khái niệm cơ bản về dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp. Trong đó, dữ liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém.

a/ Dữ liệu sơ cấp:

Là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong bài luận văn, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập dựa trên các kết quả các cuộc phỏng vấn, điều tra, khảo sát đơn vị mẫu trong Công ty với nội dung, cách thức tiến hành nhƣ đã

trình bày trong phần 3.1 và 3.2. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán. Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…

b/ Dữ liệu thứ cấp:

Có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã đƣợc thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong đề tài luận văn tác giả sẽ lấy dữ liệu thứ cấp trực tiếp từ nguồn tài liệu của phòng kế hoạch, phòng tài chính Công ty. Bao gồm các loại tài liệu văn bản nhƣ: báo cáo chi phí, doanh thu, kế hoạch kinh doanh, bảng mô tả công việc, các bài viết trên các đặc san, tạp chí, nhật báo, internet…

c/ So sánh các đặc tính của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:

Bảng 3.1. So sánh đặc tính của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

ĐẶC TÍNH DỮ LIỆU

SƠ CẤP

DỮ LIỆU THỨ CẤP

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cao thấp

Tính hiện hữu cao thấp

Độ tin cậy cao thấp

Tính cập nhật cao thấp

Tính kinh tế thấp cao

Dữ liệu điều tra ban đầu

Bán cấu trúc Thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp

Quan sát Phỏng vấn Bộ câu hỏi

tự điền Tham gia Không tham gia Thu thập Cá nhân - Báo cáo tài chính

- Kế hoạch phát triển kinh doanh - Bảng mô tả công việc

- Kế hoạch đào tạo nhân sự

- Các tài liệu khác…

d/ Cây phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Tư vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)