Trƣớc hết, dù là hình thức hay phƣơng pháp đào tạo nào, thì đều cần quán triệt quan điểm “Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”. Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học bao gồm cả phƣơng pháp dạy và phƣơng pháp học. Từ đó, Công ty cần đổi mới cách thức đào tạo theo hƣớng tăng tính chủ động, tích cực của ngƣời học theo phƣơng pháp Andragogy – Lấy ngƣời học làm trung tâm và mô hình học tập kinh nghiệm David A. Korb (nhƣ phần 2.2.1 “lý thuyết học hỏi của ngƣời lớn” và phần 2.2.2.1 “mô hình học tập kinh nghiệm - David A. Korb” đã đề cập), ngƣời học cũng phải tăng cƣờng tính chủ động và trách nhiệm với việc học tập của chính mình, có nhƣ thế mới nâng cao đƣợc hiệu quả của công tác đào tạo.
- Về hình thức đào tạo: Việc lựa chọn hình thức đào tạo cần dựa vào các căn cứ sau: Mục tiêu của khóa đào tạo; đối tƣợng đào tạo; nội dung chƣơng trình đào tạo; thời gian, địa điểm tổ chức khóa đào tạo; điều kiện công tác của học viên.
Qua thực tế công việc tại Công ty Tƣ vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11, đối với các khóa đào tạo dài hạn nên áp dụng hình thức tại chức, bán tập trung vì nhƣ vậy sẽ giúp học viên vừa có điều kiện đƣợc học tập nâng cao trình độ vừa đảm bảo công việc tại Công ty; còn đối với các khóa đào tạo ngắn hạn, để học viên lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả cao, cũng nhƣ tạo sự chú tâm, tránh phân tán nên áp dụng hình thức học tập tập trung. Ngoài ra, cần kết hợp giữa đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, coi trọng đào tạo cập nhật kiến thức định kỳ với hình thức đào tạo kỹ năng thực hành trong công việc; kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng đối tƣợng cán bộ và kết hợp giữa gửi đi đào tạo tại trƣờng lớp với rèn luyện qua thực tiễn công tác.