-C ÁC NGUYÊ NN HẢN CHÍNH.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (Trang 88)

I- về doanh thu

Hàng 2 2 Cơ cấu tài sản của Tổng còng ty xây dựng Thăng Long từ năm 2001-

2.3.3 -C ÁC NGUYÊ NN HẢN CHÍNH.

1 -Vốn tồn đọng lớn và khá năng thu hổi vốn thấp:

Qua các số liệu phân tích ta thấy tình hình tài chính của Tổng công ty xây dựng Thăng long chưa đảm bảo lành mạnh và vững chắc thế hiện ở các chỉ tiêu doanh lợi vốn thấp, đặc biệt giá trị các khoản phải thu và hàng tổn kho liên tục gia tăng theo các năm .

Giá trị các khoản phải thu và hàng tổn kho liên tục gia tăng cho thấy một lượng vốn rất lớn của Tống công ty đang bị chiếm dụng, bị tổn đọng trong các sản phẩm dở dang và giá trị công trình hoàn thành chưa được thanh toán, trone khi phần lớn các khoản vốn này Tổng công ty phải huy động từ các tố chức tín dụng, ngân hàng. Do đó, chi phí lãi tiền vay liên tục tăng theo thời gian đạc biệt là các khoản tiên lãi phải trả do nợ quá hạn. Điều này đã làm cho lợi nhuận, doanh lợi vốn của Tổng công ty suy giảm đồng thời việc tận dụng các nguồn tín dụng thương mại (các đại lý cung cấp vật tư, vật liệu, các nhà thầu phụ) cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến vị thế và uv tín của Tổng cống ty.

2 - Quy mô vốn thấp:

Quy mô vốn chủ sở hữu bao gồm vốn do ngân sách cấp và vốn tự bổ sung của Tổng công ty ở mức rất thấp. Việc thiêu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ và mua sắm máy móc thiết bị hiện đại đã làm giảm nãng lực sản xuất của Tổng công ty, nhiều dự án phải tham gia với vai trò thầu phu. hoặc liên danh với nước ngoài.

Quv mô vốn chủ sở hữu đã thấp lại càng giảm mạnh qua các năm đến năm 2005 tỉ trọng vốn chủ sở hữu chi còn 4,34% trong tổng nguồn vốn. Đáy là hiện tượng báo động nghiêm trọng sự không an toàn về mặt tài chính của Tổng công ty. Cùng với tình trạng huy động vốn tuỳ tiền làm cho nợ nần kéo dài, tình hình chiếm dụng vốn lẫn nhau làm cho tình trạng tài chính của Tổng công ty càng thêm khó khăn.

3 - Tỉ lệ khấu hao TSC tì chưa hợp lý:

Đối với ngành xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố làm cho các thiết bị hư hỏng nhanh. Việc trích khấu hao như hiện nay của Tổng công ty chưa thể bù đắp tái sán xuất giản dơn và chưa đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư đê’ đổi mới, mở rộng sản xuất. Tổng công ty mới có chủ trương chú trọng đấy nhanh việc trích khấu hao các tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn vay, nhưng tổng giá trị trích khấu hao so với tổng giá trị tài sán còn tháp làm giảm hiệu quá vốn cố định.

4 - Chi phí quán lý và chi phí sản xuất cao:

Các công trường xây dựng của Tổng công ty trải rộng từ Bắc vào Nam nên công tác quản ]ý sản xuất gặp nhiều khó khăn, chi phí qua lý lớn. Công tác lập kê hoạch, phương án điểu phối thi công giữa các công trường còn nhiều hạn chế dẫn đến phát sinh các khoản chi phí lớn khône hiệu quả như: việc điểu chuyển thiết bị, vật tư không hợp lý, các chi phí do ngừng việc vì lý do sự cô' thiết bị, thời tiết ...

Trong khi Iĩiức tính chi phí chung trong giá thành hoặc giá đấu thầu từ 55%-60% chi phí nhân công thì chi phí quản lý của Tổng công ty qua các năm từ 60 tỉ đổng đến 80tỷ đổng/năm tương đối cao làm tăng chi phí sàn xuất.

5 - Cơ ch ế quàn lý tài chính còn nhiêu hạn chê:

Mô hình quản lý tài chính của Tổng công ty xây dựng Thăng long trong mô hình của TCT 90 vẫn còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ ràng buộc vế tài chính và sản xuất kinh doanh chưa phát huy tác dụng hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp thành viên. Cấp Tổng công ty nặng về dáng dấp của một cơ quan quản lv trung gian đối với doanh nghiệp mà chưa gắn bó chạt chẽ về vốn và lợi nhuận với các đơn vị thành viên.

Quy chế quản lý tài chính cúa Tổng công ty mang nặng tính hình thức báo cáo, côns tác kiểm tra, kiểm soát các hoại động sản xuất kinh doanh của Tống

cổng ty tới các thành viên còn lỏng lẻo, các báo cáo định kỳ chậm và không thống nhất làm hạn chế việc điều chỉnh chính sách tài chính.

Việc điều hoà vốn và giải quyết công nợ qua lại giữa các thành viên trone tống công ty không dứt điếm, kéo dài làm ảnh hưởng đến việc điều phối sản xuất của tổng công ty.

Bén cạnh đó là cơ chế khoán đang áp dụng ớ Tổng công ty là ‘ ’ khoán công trình hay hạng mục công trình” . Theo cơ chế khoán này, sau khi Tổng công ty ký hơp đồng với chú đầu tư sẽ giao trực tiếp cho các đơn vị thi công từng công trình hay hạng mục cóng trình với các mức khoán chi phí phù hợp theo quy định chung. Các đơn trực tiếp thi công được vay vốn theo lãi suất quy định của Tổng công ty. Sau khi công trình hoàn thành được quyết toán và nộp một số phần trăm giá trị công trình cho Tổng công ty. Việc giao khoán như vậy một mặt đã tạo diều kiện cho các đơn vi thi công chủ động trong tổ chức thi công, tiết kiệm chi phí quản lý, chống lãng phí vật liệu, náng cao trách nhiệm gắn với chất lượng công trình. Mặt khác, việc khoán gọn làm giảm vai trò của phòng kế toán trong việc kiểm soát chi phí và các chứng từ không phù hợp. Mô hình khoán này dẫn đến việc thiếu kiểm soát của các phòng ban chức năng của Tổng công tv làm hiệu quả sử dụng vốn thấp.

6 - Thị trường xây dựng còn hất cập:

Thị trường xây dựns trong những nãm qua tuy có những mặt tích cực như quy mô được mở rộng, công nghệ sản xuất được đổi mới và phát triển. Nhưng vẫn còn tổn tại nhiéu bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp xây dựng làm ăn chân chính như Tổng công ty xây dưng Thăng long. Đó là những bất cập trong quản lý xây dựng của Nhà nước, trong quy chế đấu thầu, thanh quyết toán công trình và sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường xây dưns.

Cu thế tiêu chuẩn xét chọn nhà trúng thầu thường lựa chọn nhà thầu có giá thầu thấp nhất, dẫn đến các nhà thầu bỏ giá quá thấp và kết quả là công trình bị kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài. Đặc hiệt là tình hình nợ đọng dây dưa đang ở mức độ đáng báo động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chủ đầu tư nợ nhà thầu, nhà thầu nợ lại các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp vật tư, nhiên liệu và các ngân hàng. Điểu này giảm đáng kế hiệu quả quản lý sư dụng vốn của doanh nghiệp mà chưa nhân được sự hỗ trợ của Nhà nước bằng một ché tài mạnh đối với công tác thanh quyết toán trong xây dựng cơ bản.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)