Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu nghệ an đến năm 2020 (Trang 32)

Kinh tế thế giới năm 2013 tuy vẫn còn nhiều khó khăn thách thức nhưng đã có một số dấu hiệu khả quan. Để đối phó với tình trạng tăng trưởng chậm, một số nền kinh tế mới nổi thực hiện những biện pháp tích cực để tăng cầu trong nước. Mặc dù vậy, tình hình kinh tế thế giới nhìn chung chưa có nhiều cải thiện rõ nét. Sản xuất kinh doanh trong nước mặc dù đã có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ vẫn chậm. Mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa cao, nhất là khu vực sản xuất trong nước. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp.

Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Trước bối cảnh bất lợi đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, đồng thời phân tích sâu những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó ban hành nhiều văn bản quan trọng cùng những định hướng đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong năm 2013 là “Tập trung vào thực hiện các giải pháp chính sách, trước hết là các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, đất đai, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%”.

Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế giai đoạn vừa qua không ngừng được nâng lên, tạo những tiền đề quan trọng đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, diễn biến xấu của kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công và lạm phát cao trong thời gian gần đây và những yếu kém nội tại của nền kinh tế đã tích tụ trong nhiều năm cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.

Những yếu tố cơ bản, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô vẫn chưa được giải quyết. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém... Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chậm lại. Năm 2010, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, năm 2011 đạt 5,89%, năm 2012 giảm xuống còn 5,03%. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn của sự phát triển.

Có thể khẳng định riêng năm 2013, giai đoạn 2013 - 2015, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển, nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm của đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta hướng tới thành công.

* Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng đất nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ...

- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong cơ cấu phát triển bằng cách tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.

- Đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất, tiếp thu công nghệ hiện đại đồng thời phát huy ngành công nghiệp chế tác nhằm thúc đẩy việc khai thác và phát huy thế mạnh nguồn lực sẵn có, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất khác tạo gia giá trị gia tăng cho toàn bộ nần kinh tế.

Trong năm 2013, các chỉ tiêu chủ yếu gồm: GDP tăng khoảng 5,5%, CPI khoảng 8%, bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP, tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động… Bên cạnh đó, mục tiêu lớn hàng đầu là đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Đây là những nhiệm vụ không dễ dàng trong điều kiện nền kinh tế phải giải quyết những tồn tại cũ như nợ xấu khu vực ngân hàng, tồn kho và co hẹp sản xuất của các DN. Những với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kỳ vọng chúng ta sẽ đạt đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994

Đơn vị tính: %

Năm 2011 Năm 2012

TỔNG SỐ 5,89 5,03

Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,01 2,72

Công nghiệp và xây dựng 5,53 4,52

Dịch vụ 6,99 6,42

Phân theo quý trong năm

Quý I 5,53 4,64

Quý II 5,71 4,80

Quý III 6,02 5,05

Quý IV 6,15 5,44

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải có xu hướng tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011, vận tải hành khách năm 2012 tăng 12,2%, Vận tải hàng hóa năm 2012 tăng 9,5% so với năm 2011. Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, có những chính sách tích cực khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài.

Những cố gắng của Chính phủ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã tạo xu hướng tích cực trong quá trình này. Xu hướng này kéo theo phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất, chế biến và sự đa dạng hoá trong ngành dịch vụ. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành đó trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, vận tải dẫn đến nhưng biến đổi to lớn trong cơ cấu cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo ngành và các vùng lãnh thổ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và nhiên liệu, thì tổng nhu cầu xăng dầu tiêu thụ ở miền nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhu cầu cả nước khoảng 67%, còn lại của Miền Bắc là 21% và Miền Trung là 12%.

* Tiết kiệm và đầu tư.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế - xã hội, nhu cầu về vốn đầu tư đòi hỏi là rất lớn, nhằm mục đích đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn đầu tư, trong công cuộc xây dựng và phát triển. Trong đó, Đảng xác định vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh

bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài. Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chủ trương này được thực hiện nhất quán trong suốt các thời kỳ kế hoạch.

Chủ trương đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Các chính sách đã được cụ thể hoá thành các văn bản và được đưa vào thực hiện triệt để, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển nhanh của các ngành kéo theo sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu năng lượng (nói chung) và nhiên liệu xăng dầu (nói riêng). Điều này mở ra cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh năng lượng, nhiên liệu xăng dầu. Đây là tiền đề quan trọng để Công ty xăng dầu Nghệ An xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh xăng dầu của mình.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu nghệ an đến năm 2020 (Trang 32)