Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu nghệ an đến năm 2020 (Trang 92)

* Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước:

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã được quyền tự chủ trong mọi hoạt động SXKD, tự chủ về tài chính. Nhà nước chỉ quản lý, can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty xăng dầu Nghệ An nói riêng, Nhà nước cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Một hành lang pháp lý đồng bộ thống nhất sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp một sự ổn định để phát triển.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ, sửa đổi, bổ sung những bộ luật cũ cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các văn bản về luật cũng như văn bản dưới luật còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến việc thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp còn khác nhau.

- Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra: Nhà nước cần đổi mới các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tránh tình trạng kiểm tra trùng lắp, chồng chéo, sai chức năng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Kết quả kiểm tra, thanh tra phải được hoàn thiện bằng văn bản, có kết luận rõ ràng và được công bố công khai.

- Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được thời gian, chớp được cơ hội kinh doanh và giảm các chi phí không cần thiết.

- Đối với ngành xăng dầu, Nhà nước cần phải tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp được phép nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh để cùng phát triển. Tránh tình trạng như thời gian vừa qua khi mà kinh doanh xăng dầu trong nước thuận lợi, có hiệu quả thì các doanh nghiệp đều đua nhau bỏ vốn vào đầu tư, nhập khẩu xăng dầu để tranh giành thị trường. Nhưng khi mà giá xăng dầu thế giới tăng cao, kinh doanh không có hiệu quả thậm chí còn bị lỗ thì các doanh nghiệp này chỉ nhập khẩu cầm chừng hoặc dừng hẳn không nhập, chỉ có Petrolimex chấp nhận lỗ để thực hiện vai trò chủ đạo của mình.

Nhà nước kiên định mục tiêu áp dụng cơ chế thị trường đối với mặt hàng xăng dầu theo lộ trình tại Nghị định 84/2009/NÐ-CP. Bãi bỏ kịp thời các văn bản không còn phù hợp yêu cầu quản lý kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường; xác lập nguyên tắc và quy trình thẩm định giá của liên bộ. Điều chỉnh giá cơ sở trong điều hành giá xăng dầu đảm bảo khoa học và thực tế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của các đầu mối nhập khẩu. Ổn định điều hành thuế để giá xăng dầu trong nước phản ảnh đúng xu thế của giá thế giới.

Chính phủ sớm ban hành khung pháp lý về nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro giá xăng dầu để doanh nghiệp có thể triển khai, nhất là trong dài hạn khi dự báo giá dầu còn tiếp tục tăng.

Bộ Công Thương sớm có kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định 84/2009/NÐ-CP của Thủ tướng Chính phủ tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, thiết lập hệ thống phân phối của từng đầu mối nhập khẩu để ổn định thị trường phân phối trong nước; phòng, chống gian lận thương mại và các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh; phối hợp lực lượng kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, yêu cầu tất cả các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tuân thủ đầy đủ các điều kiện đối với kinh doanh xăng dầu, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh, đặc biệt là khâu bán lẻ để giúp các đơn vị kinh doanh xăng dầu tuân thủ tốt pháp luật nhà nước, phát huy tốt hiệu quả kinh doanh.

* Kiến nghị với Tập đoàn Việt Nam:

Một là, đổi mới hệ thống kiểm soát nội bộ trong TCTY. Cần nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính cấp thiết phải xây dựng hệ thống này trong TCTY. Ban Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Hai là, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, luân chuyển cán bộ trong nội bộ TCTY, có kế hoạch tào tạo tập trung, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tiêu chuẩn hoá cán bộ tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên.

KẾT LUẬN

Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp mới ở Việt Nam ngay từ đầu đã được Đảng và Nhà nước ta coi đây là một mũi nhọn, then chốt tập chung đầu tư phát triển. Những năm qua, ngành công nghiệp này đã và đang góp một phần không nhỏ và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng có những vai trò, đóng góp lớn vào quá trình này. Vai trò đó không thể phủ nhận được bởi sự đóng góp to lớn hàng năm vào thu nhập quốc dân vào sự ủng hộ vĩ mô nền kinh tế và vào sự tồn tại và phát triển của các ngành các lĩnh vực hoạt động khác. Ngành công nghiệp dầu khí không những cung cấp một phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội, mà quan trọng hơn là cung cấp nguyên - nhiên liệu đầu vào không thể thiếu được cho các ngành công nghiệp khác (như công nghiệp hoá chất, công nghiệp chất dẻo, vận tải và các ngành sản xuất- kinh doanh khác). Vai trò to lớn của ngành dầu khí từ lâu đã vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của các khu vực và toàn thế giới sự thăng trầm của ngành công nghiệp gắn liền với sự ổn định, sự phát triển nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.

Để đáp ứng nhu cầu ngày tăng về các sản phẩm xăng dầu, ngành xăng dầu, cũng như Công ty Xăng dầu Nghệ An cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, tổng hợp tính đến cả thiên thời, địa lợi, nhân hoà, cả sức mạnh bên ngoài, kết hợp nội lực bên trong. Đề tài Luận văn: “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Xăng dầu Nghệ An đến năm 2020” nhằm góp phần nhỏ bé vào chiến lược chung này.

Do nội dung nghiên cứu của đề tài khá rộng, vì vậy luận văn còn có nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn đọc quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Garry D. Smith, Danny R.arnold, Bobby G (2002), Chiến lược và sách lược kinh doanh/ Bizzell, NXB Thống kê,

2. Michael E.Porter (Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn), Chiến lược cạnh tranh - những kỹ thuật phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, NXB Trẻ TP HCM.

3. Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Ngô Kim Thanh, Lê Thanh Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Giáo dục Việt Nam

5. Philipkotler (PTS Vũ Trọng Hùng dịch) (1997), Quản trị Marketing, NXB thống kê.

PHỤ LỤC 2.1

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BƯỚC 1

(1) (2) (3) (4) (5)

Các yếu tố môi trường Mức độ quan trọng Tác động đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm I. Yếu tố vĩ mô 1. Yếu tố kinh tế

Sự biến động tình hình kinh tế thế giới 1 2 3 1 2 3 - 2,3 Tỷ giá hối đoái giữa USD/VND 1 2 3 1 2 3 - 2,5 Ảnh hưởng tỷ lệ lãi suất ngân hàng 1 2 3 1 2 3 - 1,6 Ảnh hưởng tỉ lệ lạm phát 1 2 3 1 2 3 - 4,2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1 2 3 1 2 3 - 1,3 Quá trình hội nhập kinh tế thế giới 1 2 3 1 2 3 + 0,9 Các dự án đầu tư phát triển kinh tế 1 2 3 1 2 3 + 1,6 Phát triển Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ 1 2 3 1 2 3 + 3,2 Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 1 2 3 1 2 3 + 3,1 Có nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà

đầu tư 1 2 3 1 2 3 + 1,9 Chính phủ quan tâm đến ngành xăng dầu 1 2 3 1 2 3 + 5,4

2. Yếu tố văn hóa - xã hội

Sự thay đổi trong quan điểm về mức sống 1 2 3 1 2 3 + 3,1 Dân số tăng dẫn đến tiêu thụ xăng dầu tăng 1 2 3 1 2 3 + 1,8 Tình trạng thất nghiệp 1 2 3 1 2 3 - 0,5 Trình độ dân trí ngày càng tăng 1 2 3 1 2 3 + 1,8 Nhân lực có chất lượng bị thu hút về các

tỉnh, thành phố lớn 1 2 3 1 2 3 - 3,0

3. Yếu tố chính trị - pháp luật

Chính sách thuế quan 1 2 3 1 2 3 - 1,9 Nền chính trị, xã hội ổn định 1 2 3 1 2 3 + 0,6 Hệ thống pháp luật từng bước được hoàn

Các rào cản bất hợp lý trong thương mại

quốc tế dần được xóa bỏ 1 2 3 1 2 3 + 0,9 chính sách quản lý ngành xăng dầu còn

nhiều bất cập 1 2 3 1 2 3 - 3,2

4. Yếu tố tự nhiên

Có cảng nước sâu (Cửa Lò) 1 2 3 1 2 3 + 3,1 Sự khan hiếm về các nguồn năng lượng 1 2 3 1 2 3 - 1,2 Nguồn tài nguyên dồi dào 1 2 3 1 2 3 + 0,8

5. Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 1 2 3 1 2 3 + 3,0

II. Môi trường ngành 1. Quyền lực nhà cung cấp

Nhà cung cấp lớn, tập trung 1 2 3 1 2 3 + 0,6 Công ty là một khách hàng ưu tiên và quan

trọng của nhà cung cấp 1 2 3 1 2 3 + 0,9

2. Sức ép của khách hàng

Sức mua lớn, tập trung 1 2 3 1 2 3 + 1,7 Khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn

đến chất lượng dịch vụ 1 2 3 1 2 3 - 1,5

3. Sản phẩm thay thế

Xuất hiện một số sản phẩm thay thế 1 2 3 1 2 3 - 0,5

4. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ lợi dụng thương hiệu Petrolimex để

kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng 1 2 3 1 2 3 - 3,0

Căn cứ trên số điểm được các chuyên gia đánh giá sẽ chọn giá trị trung bình từ 3 trở lên đưa vào bước 2

PHỤ LỤC 2.2

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA BƯỚC 2

1 2 3 4 5 Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng ở mức độ trung bình Khá quan trọng Rất quan trọng Điểm số đánh giá TT Các yếu tố bên ngoài

1 2 3 4 5

Tổng Tỷ trọng

1 Sự phát triển của khoa học công

nghệ 1 2 3 4 5 46 0,11 2 Quan điểm về mức sống thay đổi 1 2 3 4 5 48 0,11 3 Thu nhập bình quân đầu người tăng 1 2 3 4 5 45 0,11

4 Chính phủ quan tâm đến ngành xăng

dầu 1 2 3 4 5 42 0,10 5 Có cảng biển nước sâu (Cửa Lò) 1 2 3 4 5 36 0,09

6 Nằm trong vùng kinh tế phát triển

của khu vực Bắc Trung Bộ 1 2 3 4 5 37 0,09

7 Suy thoái kinh tế, sản xuất đình trệ,

hàng tồn kho lớn 1 2 3 4 5 50 0,12

8

Đối thủ lợi dụng thương hiệu Petrolimex để kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng

1 2 3 4 5 40 0,10

9 Nhân lực giỏi bị thu hút về các tỉnh,

thành phố lớn 1 2 3 4 5 35 0,08 10 Cơ chế kinh doanh Xăng dầu vận

hành một cách không đầy đủ; thực hiện điều hành giá xăng dầu nặng về hành chính không sát thị trường

1 2 3 4 5 39 0,09

Tổng 1 2 3 4 5 418 1,00

Mức độ quan trọng bình quân là số điểm của từng yếu tố được 10 chuyên gia đánh giá chia cho tổng số điểm ta được tỷ trọng mức độ quan trọng

2.

1 2 3 4

Điểm yếu lớn nhất Điểm yếu nhỏ nhất Điểm mạnh nhỏ nhất

Điểm mạnh lớn nhất

Điểm số đánh giá

TT Các yếu tố bên ngoài 1 2 3 4 Tổng

BQ (làm tròn)

1 Sự phát triển của khoa học công nghệ 1 2 3 4 33 3

2 Quan điểm về mức sống thay đổi 1 2 3 4 34 3

3 Thu nhập bình quân đầu người tăng 1 2 3 4 31 3

4 Chính phủ quan tâm đến ngành xăng dầu 1 2 3 4 34 3

5 Có cảng biển nước sâu (Cửa Lò) 1 2 3 4 32 3

6 Nằm trong vùng kinh tế phát triển của

khu vực Bắc Trung Bộ 1 2 3 4 29 3

7 Suy thoái kinh tế, sản xuất đình trệ, hàng

tồn kho lớn 1 2 3 4 19 2

8

Đối thủ lợi dụng thương hiệu Petrolimex để kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng

1 2 3 4 23 2

9 Nhân lực giỏi bị thu hút về các tỉnh,

thành phố lớn 1 2 3 4 17 2

10 Cơ chế kinh doanh Xăng dầu vận hành một cách không đầy đủ; thực hiện điều hành giá xăng dầu nặng về hành chính không sát thị trường

1 2 3 4 17 2

Thang điểm được phân loại là trung bình cộng của 10 chuyên gia đánh giá và được làm tròn với số nguyên gần nhất

PHỤ LỤC 3.1

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ BƯỚC 1

(1) (2) (3) (4) (5)

Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Tác động đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm

Có hệ thống kho nằm trên địa bàn 1 2 3 1 2 3 + 2,3

Có hệ thống xuất nhập tự động hoá hiện

đại. 1 2 3 1 2 3 + 2,5

Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin

trong quản lý 1 2 3 1 2 3 + 1,6

Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên

môn nghiệp vụ cao 1 2 3 1 2 3 + 4,2

Truyền thống, thương hiệu Petrolimex 1 2 3 1 2 3 + 1,3

Năng lực tài chính tốt 1 2 3 1 2 3 + 0,9

Cạnh tranh gay gắt với các đầu mối khác

về giá, thù lao và chiết khấu 1 2 3 1 2 3 - 1,6

Số lượng cửa hàng bán lẻ nằm trên diện rộng, địa lý phức tạp đòi hỏi quản lý khó khăn hơn, chi phí vận tải đường bộ lớn

1 2 3 1 2 3 - 3,2

Trong quản lý chi phí còn để tình trạng chi phí cao so với mặt bằng chung với các đơn vị trong ngành

1 2 3 1 2 3 - 3,1

Chưa có bộ phận chuyên trách Marketing 1 2 3 1 2 3 - 1,9

Căn cứ trên số điểm được các chuyên gia đánh giá sẽ chọn giá trị trung bình từ 3 trở lên đưa vào bước 2

PHỤ LỤC 3.2

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA BƯỚC 2

1 2 3 4 5 Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng ở mức độ trung bình Khá quan trọng Rất quan trọng Điểm số đánh giá TT Các yếu tố bên trong

1 2 3 4 5 Tổng

Tỷ trọng

1 Có hệ thống kho nằm trên địa bàn 1 2 3 4 5 46 0,11

2 Có hệ thống xuất nhập tự động hoá

hiện đại. 1 2 3 4 5 48 0,11

3 Sử dụng hệ thống công nghệ thông

tin trong quản lý 1 2 3 4 5 45 0,11

4 Đội ngũ nhân viên có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cao 1 2 3 4 5 42 0,10

5 Truyền thống, thương hiệu

Petrolimex 1 2 3 4 5 36 0,09 6 Năng lực tài chính tốt 1 2 3 4 5 37 0,09

7 Cạnh tranh gay gắt với các đầu mối

khác về giá, thù lao và chiết khấu 1 2 3 4 5 50 0,12

8

Số lượng cửa hàng bán lẻ nằm trên diện rộng, địa lý phức tạp đòi hỏi quản lý khó khăn hơn, chi phí vận tải đường bộ lớn

1 2 3 4 5 40 0,10

9

Trong quản lý chi phí còn để tình trạng chi phí cao so với mặt bằng chung với các đơn vị trong ngành

1 2 3 4 5 35 0,08

10 Chưa có bộ phận chuyên trách

Marketing 1 2 3 4 5 39 0,09

Mức độ quan trọng bình quân là số điểm của từng yếu tố được 10 chuyên gia đánh giá

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu nghệ an đến năm 2020 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)