Định giá và bảo tồn rừng ngập mặn ở Indonesia

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 56)

4. Định giá trong thực tiễn:

4.6 Định giá và bảo tồn rừng ngập mặn ở Indonesia

Phân tích kinh tế của các vùng đất ngập mặn ở Bintuni Bay, Irian Jaya, Indonesia, minh hoạ việc sử dụng cách tiếp cận định giá tổng thể, và đặc biệt là tầm quan trọng của những mối liên kết môi trường trong phân tích kinh tế các hệ thống rừng ngập mặn nhiệt đới (Ruitenbeek 1992, 1994).

Rừng ngập mặn ở Indonesia đang bị đe doạ do lạm dụng các tài nguyên của chúng. Việc khai thác quá mức các hệ thống rừng ngập mặn để lấy than củi, lấy gỗ, làm ao nuôi thả cá hay những sử dụng tài nguyên tương tự thường dựa trên việc đánh giá hạn hẹp của chỉ một trong nhiều những cách sử dụng có khả năng sinh lợi của các hệ thống sinh thái này mà thường bỏ qua nhiều mối liên kết quan trọng giữa tất cả các cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp của vùng rừng ngập mặn. Trong số 300,000 hecta vùng rừng ngập mặn của vịnh Bintuni Bay, áp lực từ công nghiệp xuất khẩu gỗ miếng đe doạ trực tiếp tới hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời cũng đe doạ khả năng hỗ trợ nghề nuôi tôm thương phẩm, sản xuất bột cọ thương phẩm và sản xuất hộ gia đình truyền thống từ việc săn bắn, đánh bắt thuỷ sản, hái lượm và sản xuất. Hệ thống rừng ngập mặn cũng có giá trị sử dụng gián tiếp quan trọng thông qua chức năng môi trường kiểm soát sói mòn và lắng đọng trầm tích, phòng hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng. Thêm nữa, đất ngập nước được nhận định là có tầm quan trọng sinh thái và hệ sinh thái đa dạng, có thể có một giá trị đa dạng sinh học cao nếu như chúng được giữ nguyên vẹn18.

Tổng giá trị thu nhập của hộ gia đình từ các nguồn có thể bán trên thị trường và không bán được ước tính khoảng 9 triệu Rupi mỗi năm mỗi hộ gia đình, trong đó 6.5 triệu Rupi có thể được coi là giá trị sử dụng truyền thống của rừng ngập mặn cho việc săn bắn, đánh bắt thuỷ sản, hái lượm và sản xuất (2000 Rupi = 1 US$). Sản lượng tôm thương phẩm đạt xấp xỉ 70 tỉ Rupi mỗi năm, và nếu sản lượng đánh bắt luôn được thương phẩm hoá, thì giá trị qui đổi của sản lượng này được dự đoán vượt 30 tỉ Rupi mỗi năm. Sản lượng bột cọ Sago có thể đạt tới một mức bền vững vào năm

18Ruitenbeek (1992) đưa ra luận cứ xác đáng rằng giá trị đa dạng sinh học này chỉ phù hợp với Indonsia nếu nó là "một lợi ích đa dạng sinh học có thể nắm bắt", được định nghĩa như là lợi ích tiềm năng mà đất nước có thể nhận được từ cộng đồng quốc tế để đổi lấy việc duy trì tính học có thể nắm bắt", được định nghĩa như là lợi ích tiềm năng mà đất nước có thể nhận được từ cộng đồng quốc tế để đổi lấy việc duy trì tính nguyên vẹn đa dạng sinh học của nó. Trong phân tích này, giá trị qui đổi 1.500 US$ cho mỗi km2 một năm được gán cho như một lợi ích đa

2000 và cho lợi 68 tỉ Rupi mỗi năm. Để so sánh, các phương án phá rừng ngập mặn được lựa chọn chỉ có giá trị cực đại khoảng 40 tỉ Rupi mỗi năm.

Trong nghiên cứu này, các giá trị được qui về những lợi nhuận của việc kiềm chế xói mòn và lợi ích đa dạng sinh học. Lợi nhuận qui đổi của việc kiềm chế xói mòn dựa trên giá trị sử dụng gián tiếp của nó trong việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp địa phương. Giá trị này được ước tính vào khoảng 1,9 triệu Rupi cho mỗi hộ gia đình. Các giá trị đa dạng sinh học được coi có thể nắm bắt thông qua những luồng viện trợ bổ sung và những chuyển khoản quốc tế khác cho các dự án bảo tồn, có giá trị qui đổi khoảng 30,000 Rupi cho mỗi hecta.

Phân tích kinh tế đã so sánh những phương án quản lý rừng khác nhau về những ảnh hưởng của chúng tới giá trị kinh tế tổng cộng của vùng rừng ngập mặn. Các phương án lâm nghiệp bao gồm từ việc chặt toàn bộ rừng ngập mặn để sản xuất gỗ ép tới các chế độ khai khẩn có chọn lọc với các qui mô khác nhau cho tới cấm chặt. Một đặc điểm quan trọng của phân tích là nó đã hợp nhất một cách rõ ràng các mối liên kết giữa cải tạo rừng ngập mặn, sản xuất thuỷ sản vùng ven bờ, sử dụng truyền thống và những lợi nhuận qui đổi của việc kiềm chế xói mòn và duy trì đa dạng sinh học. Tới chừng mực mà những liên kết này còn tồn tại, một số

các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp trở nên loại trừ lẫn nhau với sự khai thác tập trung rừng ngập mặn hơn thông qua các phương án lâm nghiệp. Phương án quản lý rừng tối ưu bởi vậy phụ thuộc vào sức mạnh của các mối liên kết môi trường.

Các kết quả được tóm tắt trong Hình 4.1. Trường hợp các mối liên kết "rất mạnh" cho thấy mối liên kết tuyến tính ngay giữa những thay đổi về diện tích rừng và phương án sử dụng sinh lợi khác. Trường hợp liên kết "yếu hơn" liên quan tới những tác động phi tuyến với độ trễ 5 tới 10 năm. Phân tích chỉ ra rằng phương án chặt toàn bộ chỉ là tối ưu nếu như không tồn tại những mối liên kết môi trường - một giả định rất phi thực tế. Trường hợp phương án cấm chặt chỉ tối ưu nếu các mối liên kết môi trường rất chặt, nghĩa là sự biến đổi và cải tạo rừng ngập mặn sẽ dẫn tới các tác động tuyến tính ngay lập tức trong toàn bộ hệ sinh thái. Trong trường hợp các mối liên kết môi trường là tuyến tính nhưng có độ trễ 5 năm, phương án chặt có chọn lọc rừng ngập mặn có một hiện giá thuần là 70 tỉ Rupi lớn hơn so với phương án chặt hoàn toàn, và chỉ lớn hơn 3 tỉ Rupi so với phương án cấm chặt. Kể cả khi tồn tại những tương tác yếu, chính sách chặt chọn lọc 80% với việc tái trồng rừng được ưa thích hơn phương án chặt toàn bộ. Biết rằng vẫn còn có yếu tố không chắc chắn đáng kể về động lực của hệ sinh thái rừng ngập mặn, và rằng việc thay thế và cải tạo có thể sẽ không thể đảo ngược và sẽ thể hiện các chi phí cao, phân tích cho thấy có rất ít lợi ích kinh tế cho việc chặt rừng với số lượng lớn ( ví dụ hơn 25%) ở các vùng ngập mặn vịnh Bintuni Bay.

Hình 4.1 - Indonesia - Giá trị kinh tế tổng cộng của hệ rừng ngập mặn dưới sự thay đổi của các mối liên kết môi trường.

Giá trị kinh tế của hệ rừng ngập mặn, Bintuni Bay, Indonesia

(Hiện giá thuần theo tỉ Rupi năm 1991: Tỉ lệ chiết khẩu 7.5%) (2000 Rupi = 1 US$)

A = Chặt hoàn toàn rừng ngập mặn sau 20 năm B = Chặt hoàn toàn rừng ngập mặn sau 30 năm C = Chặt rừng ngập mặn có chọn lọc 80% D = Chặt rừng ngập mặn có chọn lọc 40% E = Chặt rừng ngập mặn có chọn lọc 25% F = Cấm chặt rừng ngập mặn

Nguồn: Ruitenbeck (1992)

Tóm lại, nghiên cứu phân tích rừng ngập mặn Bintuni Bay cho thấy tầm quan trọng của đánh giá kinh tế các môi liên kết sinh thái trong các quyết định phát triển vùng đất ngập nước. Nếu không tính tới những mối liên kết đó thì có thể dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong các quyết sách, dẫn tới tình trạng chỉ chú tâm vào một phương án sinh lợi chính. Phân tích cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc định giá giá trị sử dụng truyền thống của các vùng đất ngập nước nhiệt đới, các chức năng môi trường của chúng và tiềm năng tạo ra các giá trị sử dụng và phi sử dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w