Bảo tồn các loài quí hiếm

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 72)

Hộp 5.6 Bản tham chiếu về chức trách nhiệm vụ của nhà kinh tế

5.5 Bảo tồn các loài quí hiếm

Có những lập luận mạnh mẽ từ nhiều nhà sinh thái học rằng mức thuận trả (hay chấp thuận thanh toán) không phải là một tiêu chí duy nhất được sử dụng để ra quyết định về việc sử dụng đất ngập nước, nhất là những nơi mà sự cải tại hay khai thác có thể dẫn tới sự xuống cấp các chức năng cơ bản (hỗ trợ cuộc sống), như là sự lưu thông khi hậu hay sự mất đi hay suy giảm của các loài quí hiếm. Người ta có thể cho rằng thông tin không đầy đủ về giá trị thực của một loài là do sự thiếu hiểu biết khoa học. Cũng vậy, một số tin rằng chúng ta cần có những nghĩa vụ tinh thần với các loài khác bất kể mọi giá trị kinh tế.

Chiến lược bảo tồn thế giới (IUCN, 1980) chống lại sư tuyệt chủng của các loài và khuyến khích sự đa dạng các loài để duy trì tính ổn định sinh vật học (và bằng lối ngầm chỉ sự ổn định sản xuất kinh tế phục thuộc vào các tài nguyên sinh học) và giữ các phương án mở cho tương lai. Giá trị tương lai của các loài và sự đa dạng gen di truyền được hiểu biết chưa tường tận và các giá trị sử dụng quan trọng có thể sẽ được tìm ra, giá trị mà hiện nay cũng vẫn chưa biết. Trong trường hợp này, để thay thế hay bổ xung cách tiếp cận phân tích chi phí-lợi nhuận chuẩn, cần các phương pháp đánh giá thay thế nhất quán với nguyên tắc thận trọng, như là tiêu chuẩn bảo tồn tối thiểu an toàn (xem Hộp 3.1). Vì trên thực tế, sự tuyệt chủng của một số loài sẽ tiếp tục diễn ra, những nỗ lực cần được tập trung vào những loài dễ bị tổn thương nhất, bằng cách đặt những cấp độ ưu tiên tuỳ theo độ hiếm và liệu rằng một loài duy nhất, hay cả bộ hay tất cả dòng họ đang bị lâm nguy. Các cấp độ ưu tiên từ 1 tới 9 được trình bày trong bảng 5.1.

Như Tisdell (1990) miêu tả, không một tính toán nào được thực hiện cho các chi phí và lợi nhuận của việc bảo tồn các loài, nhưng lợi nhuận tổng cộng

được cho là càng lớn hơn nếu một loài càng đơn biệt trong hệ thống phân loại sinh vật học và nếu tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng càng dễ sảy ra. Trong khi đó Chiến lược Bảo tồn thế giới nhận thức tầm quan trọng về tính phụ thuộc tương hỗ giữa các loài và chỉ ra rằng việc biến mất của bất kỳ loài nào là một phần hợp thành của dây chuyền thực phẩm có thể dẫn tới sự diệt chủng của các loài phụ thuộc, thừa nhận rằng chức năng này của loài không được đưa vào giản đồ. Randall (1986) cho rằng vì tất cả các loài có mối quan hệ ràng buộc nên chuỗi liên tục của sự mất đi chính là điều sống còn.

Bảng 5.1 Công thức xác định cấp độ ưu tiên của các loài đang bị đe doạ (theo IUCN, 1990)

Hiếm (R) Có nguy cơ cao Bị đe doạ tuyệt chủng

Loài 9 8 6

Giống 7 5 3

Họ 4 2 1

6. Các khuyến nghị

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 72)