Bàn kỹ hơn về các ứng dụng của các kỹ thuật định giá các chức năng môi trường, hãy xem Freeman (1993), Hufschmidt vàcộng sự (1983), và Johansson (1993).

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 35)

Giá trị sử dụng Giá trị kinh tế tổng thể ICM; CVI; CVM CVM Phân tích thị trường; TCM; CVM; Các giá trị giải trí; IOC; IS (Các chi phí thay thế)

Tránh được các chi phí phá huỷ; Các chi phí bảo vệ; Các biến đổi giá trị trong sản xuất

(Các chi phí tái phân bố) Các giá trị sử dụng

gián tiếp (Các giá trị chức năng)

Các lợi ích: Kiềm chế lụt, bảo vệ bão, các hỗ trợ từ bên ngoài,... Lựa chọn. Các giá trị lựa chọn xấp xỉ Các giá trị sử dụng trực tiếp Các sản phẩm: Cá, Củi, Nơi điều dưỡng,

vận chuyển, thịt, ...

Hiện hữu, Các giá trị còn lại

Giá trị phi sử dụng

(Nguồn: theo Barbier(1989a).

Các phương pháp xác định giá trị như vậy không phải là dễ áp dụng ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa thuộc những quốc gia đang phát triển. Trong những trường hợp nhất định, nhà phân tích có thể cần phải sử dụng những phương pháp xác định khác, như là các phương pháp thay thế gián tiếp (indirect substitute), chi phí cơ hội gián tiếp (indirect opportunity cost), các chi phí di chuyển (relocation costs) và các chi phí thay thế (replacement costs), không liên hệ trực tuyến với Mức thuận trả. Ví dụ, một số giá trị phi thị trường có thể tính xấp xỉ thông qua việc sử dụng các mức giá thị trường đại diện (surrogate market prices), đó là việc sử dụng một giá thị trường thực của một loại hình hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan để định giá trị sử dụng phi thị trường của đất ngập nước. Trong trường hợp các tài nguyên đất ngập nước được sử dụng ngay hay để dành không mang tính thị trường (ví dụ như củi), giá trị sử dụng của chúng có thể ước lượng theo giá thị trường của những loại hàng hoá cùng loại (ví dụ như củi được mua từ những vùng khác) hay của loại hàng có thể thay thế tốt nhất sau đó hoặc các loại gỗ thay thế (như là than củi hay là dầu hoả). Nếu như thực sự không có các loại hàng hoá thay thế trên thị trường thì có thể phải sử dụng những phương pháp khác định giá trị phi thị trường của tài nguyên đất ngập nước. Một trong những phương pháp đó là phương pháp chi phí cơ hội gián tiếp, trong đó thời gian để thu lượm và thu hoạch được định giá theo phần thu nhập mất đi do không canh tác mà đi hái lượm - Chi phí cơ hội cho lao động dựa trên hình thức thuê mướn khác. Một phương pháp khác là phương pháp thay thế gián tiếp, trong đó chi phí cơ hội của việc sử dụng một hình thức thay thế cho tài nguyên đất ngập nước được sử dụng như một phép đo giá trị của nó. Ví dụ, chi phí cơ hội của việc sử dụng phân gia xúc thường được sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho củi có thể sử dụng để định giá củi, hoặc các chi phí cho việc cấp nước từ bên ngoài vùng đầm có thể định giá như một giải pháp thay thế cho việc sử dụng vùng đầm như một nguồn cấp nước.

Các chi phí thực tế cho các dịch vụ sử dụng trực tiếp của đất ngập nước (ví dụ như giải trí/ du lịch, vận tải đường thuỷ) có thể không phản ánh Mức thuận trả của các cá nhân cho những dịch vụ này bởi vì chúng có thể không có giá trên thị trường và bởi vậy chi phí đầu vào cũng không có giá xác định. Nếu đúng như vậy thì có thể cần tới các phương pháp định giá thay thế. Với vận tải đường thuỷ, giá trị có thể thể hiện

dưới dạng chi phí các phương tiện vận tải thay thế/loại trừ. Với giải trí/du lịch, có thể sử dụng phương pháp chi phí vận chuyển, trong đó giá du lịch khu đất ngập nước được tính từ chi phí vận chuyển, bao gồm cả sự thừa nhận chi phí cơ hội tính cho thời gian bỏ ra để đi du lịch.

Hộp 3.8 - Phương pháp định giá dự phòng : Những hướng dẫn của Hội thẩm đoàn

Phương pháp định giá dự phòng (CVM) từng là đề tài của rất nhiều cuộc tranh luận, phần lớn xoay quanh những thiên vị tiềm tàng chứa trong các kỹ thuật áp dụng và bản chất gây tranh cãi của các giá trị phi sử dụng mà các kỹ thuật này được sử dụng để xác định. Gần đây một hội thẩm đoàn đã xem xét kỹ lưỡng tính hợp thức của CVM và thận trọng quy định việc ứng dụng hạn chế phương pháp trong những trường hợp như các quá trình pháp lý liên quan tới việc làm tổn hại tài nguyên thiên nhiên, nhưng chỉ khi theo một loạt các nguyên tắc hướng dẫn (Arrow và cộng sự, 1993). Các nguyên tắc đó như sau:

1. Với một bảng các câu hỏi hai chọn một dạng câu trả lời có hoặc không, cần một

điều tra mẫu với ít nhất 1000 người trả lời. Cần phải tính tới việc phân nhóm và phân lớp và cần có các kiểm tra đối với những người phỏng vấn và các hướng diễn đạt không mang tính thiên vị.

2. Tỉ lệ không trả lời cao cho thấy việc điều tra không đáng tin cậy.

3. Việc phỏng vấn trực tiếp chắc chắn sẽ cho các kết quả đáng tin cậy nhất.

4. Để thực hành tốt cần phải báo cáo hoàn chỉnh về số liệu và các bảng hỏi.

5. Việc điều tra thử nghiệm và kiểm tra trước là những yếu tố cơ bản cho bất cứ

đánh giá dự phòng nào.

6. Một thiết kế thận trọng chắc chắn sẽ đánh giá thấp mức thuận trả được ưu tiên

hơn là thiết kế đánh giá cao mức thuận trả.

7. Ưu tiên một mẫu biểu mức thuận trả.

8. Các câu hỏi định giá cần được đưa ra như một phiếu cho một cuộc trưng cầu dân

ý, ví dụ như một câu hỏi lựa chọn hai trạng thái liên quan tới việc thanh toán một mức thuế nhất định.

9. Thông tin chính xác về tình trạng định giá cần được trình bày cho những người

đã trả lời, cùng với sự thận trọng đặc biệt trong việc sử dụng những bức ảnh.

10. Những người trả lời cần được nhắc nhở về tình trạng của mọi loại hàng hoá thay

thế khả dĩ không bị hư hại.

11. Cần phải giảm thiểu độ ồn của phép đo phụ thuộc thời gian bằng cách tính trung

bình trên các mẫu độc lập thực hiện tại các thời điểm khác nhau.

12. Phương án “Không trả lời” cần bổ xung thêm vào các phương án trả lời “có” và

“không” với câu hỏi định giá chính.

13. Các câu trả lời “có” và “không” cần được kéo theo câu hỏi mở là tại sao bạn lại

chọn trả lời như thế.

14. Trên các bảng tính chéo, cuộc điều tra phải bao gồm nhiều loại câu hỏi khác nhau

sao cho có thể giúp diễn giải những câu trả lời cho các câu hỏi định giá chính, ví dụ như về thu nhập, khoảng cách tới địa điểm, hiểu biết trước về địa điểm được hỏi, v.v...

15. Những người trả lời cần được nhắc nhở về các khả năng chi tiêu thay thế, nhất là

Phương pháp định giá dự phòng (CVM) từng được sử dụng để đánh giá giá trị giải trí liên quan tới đất ngập nước vùng ôn đới. Việc định giá dự phòng là một kỹ thuật khảo sát sử dụng việc đặt câu hỏi trực tiếp cho những cá nhân tại hiện trường hay qua thư tín nhằm ước lượng Mức thuận trả của các cá thể cho các loại hàng hoá dịch vụ có giá trị đối với họ - trong trường hợp này, chính là các cơ hội giải trí được cải thiện hay đơn giản là duy trì các cơ hội giải trí tại các cơ sở hiện có. Mặt khác, có thể hỏi các cá nhân xem họ cần một sự bồi thường là bao nhiêu nếu họ không còn cơ hội tới nghỉ tại vùng đất ngập nước. Các nghiên cứu cụ thể được trình bày chi tiết trong Chương 4 sử dụng phương pháp định giá dự phòng, nhưng thay vì ứng dụng rộng rãi của nó, nó vẫn là một kỹ thuật ở một chừng mực nào đó còn cần phải xem xét, một phần bởi vì bản chất đang ttranh cãi của bản thân các giá trị phi sử dụng, mà kỹ thuật này thường được dùng để xác định. (Xem Hộp 3.8).

Các giá trị mà những chức năng môi trường đất ngập nước đem lại một cách gián tiếp thông qua sự hỗ trợ hay bảo vệ các hoạt động kinh tế và tài sản kinh tế. Ở đâu có sự hỗ trợ quá trình sản xuất kinh tế, giá trị của những chức năng này có thể được đo bằng sự thay đổi giá trị năng xuất gắn liền với các chức năng này khi chúng hoạt động bình thường, ở đâu hoạt động kinh tế và tài sản kinh tế được bảo vệ, các giá trị có thể được thể hiện dưới hình thức các chi phí ngăn chặn cần thiết khi các chức năng của vùng đất ngập nước này bị suy thoái hay bị phá vỡ không cứu vãn được, Các chi phí để có thể tránh hư hại khi các chức năng này tiếp tục hoạt động một cách bình thường, các chi phí thay thế/loại trừ để thay thế những chức năng này hoặc các chi phí di chuyển cần thiết nếu những chức năng này bị mất đi. Ví dụ, một trường hợp được xét trong Chương 4 bao gồm một đánh giá những thiệt hại do bão, tránh được bằng cách duy trì những dải đất ngập nước ven bờ để giảm cường độ bão vào đất liền (Costanza và cộng sự, 1989).

Việc ước lượng các giá trị phi sử dụng sẽ đặc biệt khó trừ khi sử dụng các kỹ thuật như là kỹ thuật định định giá dự phòng (CVM). Cách tiếp cận chung cũng giống như cách tiếp cận đã miêu tả ở trên cho mục đích giải trí bao gồm sự xác nhận của từng cá nhân cả về việc họ thuận trả với giá bao nhiêu để bảo đảm rằng các thuộc tính của vùng đất ngập nước được bảo tồn, nói một cách khác, cả về mức độ họ chấp thuận đền bù cho những tổn thất một phần hay toàn bộ của các thuộc tính vùng đất ngập nước này. Các Ông Hanlay và Craig (1991) và Bateman (1995) sử dụng phương pháp định giá dự phòng nhằm xác định các giá trị phi sử dụng của hai vùng đất ngập nước tại Anh. Trong cả hai trường hợp, người ta đã phải đối mặt với những khó khăn thực tế trong việc nắm bắt các giá trị thuần phi sử dụng.

Bất kỳ giá trị lựa chọn nào liên quan tới phương án bảo tồn đều rất khó đánh giá và định lượng. Giả thuyết chung là các giá trị lựa chọn (bao gồm cả giá trị giả lựa chọn) gắn liền với phần lớn các vùng đất ngập nước đặc biệt ở vùng nhiệt đới , đều có thể có giá trị khá cao khi chúng đại diện cho các tài nguuyên đặc sắc và không thể bị thay thế đem lại những lợi ích môi trường đáng kể. Giá trị hoàn chỉnh của các lợi ích này hiện không phải lúc nào cũng được thừa nhận, mà có thể chỉ trở nên rõ ràng khi các vùng đất ngập nước này được bảo tồn. Nhưng bởi vì các giá trị lựa chọn nảy sinh từ việc không dự báo trước được những lợi ích chưa biết tới của vùng đất ngập nước trong tương lai thì chúng đặc biệt khó có thể ước tính.

Một vấn đề cần xem xét kỹ hơn nữa là liệu rằng những sử dụng hiện tại của một vùng đất ngập nước có khả năng bền vững không. Những sử dụng trực tiếp của một vùng ngập nước, như là thu hoạch cá hay gỗ, có thể ảnh hưởng lớn tới những mối quan hệ sinh thái về lâu dài. Việc thoả hiệp giữa việc sử dụng trực tiếp hiện tại và tính bên vững về lâu dài những chức năng môi trường quan trọng có thể là không dễ thấy

ngay. Bởi vậy, cần phải lưu ý tới việc xác định mức khai thác bênf vững nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước phù hợp với sử dụng trực tiếp trong hiện tại. Ở đâu thấy được mức độ thu hoạch hay khai khẩn vượt quá giới hạn khả năng duy trì các tài nguyên vùng ngập nước thì điều này cần thiết phải được đưa vào phân tích. Hiện có hai cách tiếp cận để tiến hành việc này. Cách tiếp cận thứ nhất là phải đưa kịch bản bền vững thay thế vào phép đánh giá và tiến hành một phép so sánh. Nếu phép phân tích so sánh cho thấy rằng kịch bản bền vững thay thế đạt được những mục tiêu xã hội cao hơn phương án sử dụng hiện tại, thì rõ ràng là kịch bản bền vững thay thế tối ưu hơn về mặt xã hội. Cách tiếp cận thứ hai là phải đưa vào trong danh mục các dự án ít nhất một dự án bồi thường về môi trường nhằm cải thiện sự suy thoái của môi trường do các dự án khác gây ra, bởi vậy bảo đảm tính bền vững tổng thể của các hệ thống tự nhiên (Babier, Markandya và Pearce, 1990).

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w