Đánh giá sự suy giảm khí Nitơ bằng cách sử dụng các vùng ngập nước ở Thuỵ điển.

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 49)

4. Định giá trong thực tiễn:

4.4 Đánh giá sự suy giảm khí Nitơ bằng cách sử dụng các vùng ngập nước ở Thuỵ điển.

nước ở Thuỵ điển.

Một trong những chức năng sinh thái của đất ngập nước chắc chắn là sự duy trì và tái sinh khí Nitơ chứa trong luồng nước mặt. Một nghiên cứu đánh giá những lợi ích liên quan tới điều này đã được tiến hành tại Thuỵ điển và các phương án liên quan nhằm giảm thiểu ô nhiễm Nitơ hoá trong việc cấp nước ngầm trên đảo Gotland (Gren, 1995)17. Sự làm giảm khí Nitơ được phát hiện trong các luồng nước đổ ra biển, khí Nitơ cũng có tác dụng làm giảm mức độ ô nhiễm biển vùng ven bờ, nhưng lợi ích này không được xét tới. Cách đánh giá ở đây là đánh giá bộ phận vùng đất ngập nước, vì sự làm giảm khí Nitơ nhờ đất ngập nước được so với các giải pháp thay thế như giảm sử dụng các loại phân bón và lắp đặt thêm các phương tiện xử lý nước thải. Một số các dịch vụ bổ sung nhờ đất ngập nước của Thuỵ điển cũng được đánh giá cùng với chức năng làm giảm khí Nitơ. Việc mô hình hoá các chức năng này và những chức năng khác nữa đã được đưa ra trong một công trình khác được tiến hành bởi Folke (1990), người đã xem xét các chức năng "hỗ trợ cuộc sống" rộng lớn hơn của đất ngập nước Thuỵ điển, bao gồm việc cung cấp nước và năng lượng (than bùn) và tạo ra môi trường sống.

Khí Nitơ có thể sinh ra từ những nguồn khác nhau, nhưng trong trường hợp Thuỵ điển, nó phát sinh chủ yếu như sự rò rỉ từ các đầm lầy bị tháo nước và như một sự ô nhiễm không có điểm nguồn do việc sử dụng phân bón và phân chuồng của các chủ trang trại. Thứ đến là Nitơ có thể sinh ra từ nước thải sinh hoạt và chảy vào các hệ thống nước trong những nhánh thoát nước thải từ những nhà máy xử lý nước.

17

Một số kết quả của nghiên cứu này đã được công bố, một số khác nhau về giá trị được trình bày như là kết quả của mục tiêu trình bày khác nhau (ví dụ Gren và cộng sự, 1994). Trường hợp này dựa trên phiên bản công bố cuối cùng. (Gren, 1992).

Trong vùng Gotland, nồng độ Nitơ hoá trong một số mạch ngầm gần gấp đôi nồng độ an toàn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị.

Đánh giá ích lợi của việc làm giảm khí Nitơ nhờ đất ngập nước đòi hỏi phải tiến hành qua một số bước. Đầu tiên, giá trị liên quan tới chất lượng nước được cải thiện cần được xác lập. Điều này đòi hỏi phải ước lượng Mức thuận trả cho dịch vụ cải tạo chất lượng nước được phản ánh qua nồng độ Nitrate thấp hơn. Thứ hai là mức giảm khí Nitơ trong các luồng nước và nồng độ Nitrate thấp hơn trong nước ngầm cần phải được liên hệ một cách định lượng. Thứ ba là thông tin về các tỉ lệ giữ khí Nitơ của vùng đầm được yêu cầu liên quan tới diện tích vùng đất ngập nước, biến số phụ thuộc vào lượng khí Nitơ bị giảm trong các vùng nước mặt hiện tại. Cuối cùng, ước lượng các dịch vụ gia tăng nhờ đất ngập nước phải được thực hiện để bổ xung các giá trị liên quan tới bản thân chức năng làm giảm khí Nitơ. Việc thêm các giá trị này vào tạo ra phép tính đầy đủ hơn về các lợi ích tạo bởi vùng đầm khi so sánh kỹ thuật làm suy giảm khí Nitơ này với những giải pháp khác.

Việc đo lường giá trị gắn liền với chất lượng nước được cải thiện (nghĩa là nồng độ Nitrate giảm) được thực hiện thông qua một điều tra định giá dự phòng với các cư dân Thuỵ điển. Những người trả lời được thông báo về những nguy cơ đối với sức khoẻ do mức độ Nitrate cao hơn và sau đó được cấp thông tin về các chi phí bình quân đầu người của Chính phủ trong những lĩnh vực khác nhau. Câu hỏi về Mức thuận trả xác định họ sẵn sàng trả bao nhiêu dưới dạng thuế phần trăm để tài trợ cho những công trình cải thiện chất lượng nước được gợi ý. Việc cung cấp số liệu chi phí của Chính phủ nhằm mục đích cung cấp một mức an toàn nhằm hạn chế những đánh giá cao không thực tế bằng cách cho phép mọi cá nhân so sánh những câu trả lời của họ với mức chi phí cho mỗi đầu người hiện tại trong những lĩnh vực khác. Các kết quả của điều tra định giá dự phòng đã cho thấy Mức thuận trả bình quân để là giảm ô nhiễm Nitrate để đạt các mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO vào khoảng 600 Curon Thụy điển (100 US$) cho mỗi đầu người mỗi năm. Một trường hợp thay thế với mức bằng nửa mức trên cũng được phân tích.

Việc thiết lập mối quan hệ giữa lượng khí Nitơ được giảm trên các vùng nước mặt và chất lượng nước được cải thiện liên quan tới việc sử dụng một mô hình thuỷ văn. Việc mô hình quá trình này gợi ý rằng mối liên hệ giữa lượng khí Nitơ trên vùng nước mặt và nồng độ Nitrate trong mạch ngầm là là mối liên hệ tuyến tính. Tổng hợp các kết quả đánh giá về mức giảm Nitrate trong nước uống từ điều tra định giá dự phòng (và ước tính số dân trong khu vực) với các kết quả từ mô hình thuỷ văn cho phép ước lượng giá trị liên quan tới mức giảm hàm lượng khí Nitơ trên các vùng nước mặt. Những giá trị này là 1,4 Curon (0.24 US$) để làm giảm 1 Kg Nitơ với Mức thuận trả là 300 Curon (50 US$) một người một năm, và 2,7 Curon (0,46 US$) để làm giảm 1 Kg Nitơ với Mức thuận trả là 600 Curon (100 US$) một người một năm (tại thời giá năm 1990).

Bước tiếp theo trong quy trình đánh giá là phải liên hệ các giá trị hàm lượng khí Nitơ giảm trong các vùng nước mặt với khả năng hấp thụ của vùng đất ngập nước, nhằm thể hiện các lợi ích của việc làm giảm khí Nitơ trên diện tích ngập nước. Nghiên cứu Thuỵ điển gợi ý rằng công suất làm giảm Nitơ trên mỗi hecta của các đầm tự nhiên biến động từ 100 đến 500 Kg Nitơ mỗi năm, con số thực tế tuỳ thuộc vào các điều kiện địa phương. Vì mục tiêu của chương trình làm giảm khí Nitơ là phải khôi phục lại khu vực đã bị mất từ trước do cải tạo làm đất canh tác nông nghiệp, cần cân nhắc tới tiềm năng hấp thụ Nitơ của các khu này hơn là những khu đầm tự nhiên. Giả thiết được chấp nhận là các khu đầm được phục hồi rốt cuộc đạt tới mức cao hơn trong dải số liệu được trình bày ở trên, nhưng phải sau một chu kỳ là 10 năm nữa.

Tính tới giá trị làm giảm khí Nitơ (1.4 Cu5ron và 2.7 Curon cho giảm 1 Kg Nitơ) cùng với năng suất làm giảm Nitơ của các vùng ngập nước, tác giả đã ước tính giá trị cải thiện chất lượng nước nhờ việc đầu tư khôi phục khu đầm ở mức 200 Curon (34 US$) để giảm 1 kg Nitơ. Như đã xét ở đây, giá trị này cần được xem như là lợi nhuận đầu tư cho khả năng làm giảm khí Nitơ hơn là giá trị cho mỗi kg khí Nitơ được giảm đi trên thực tế. Việc tính toán giá trị đầu đòi hỏi xét tới sự gia tăng khả năng làm suy giảm khí Nitơ theo thời gian khi khu đầm được phục hồi trở nên có thể thiết lập được và cần một tỉ lệ chiết khấu (các giá trị này sử dụng tỉ lệ chiết khấu 3%).

Việc đầu tư vào vùng đầm để làm giảm ô nhiễm Nitơ đem lại một số lợi ích bổ sung, như đã nói từ đầu, do các vùng ngập nước Gotland có rất nhiều chức năng sinh thái. Sử dụng số liệu của Folke (1990) cho một vùng đầm lớn, Bãi lầy Martebo, các giá trị được ngoại suy cho vùng đầm được phục hồi chức năng tại Gotland, không bao gồm những ước tính các lợi ích làm giảm khí Nitơ được tính toán cho vùng Martebo. Việc đánh giá thêm các chức năng vùng đầm này liên quan tới việc sử dụng kỹ thuật chi phí thay thế (xem phụ lục 3), như chẳng hạn ước tính các chi phí thay thế việc cấp nước lấy từ vùng đầm với những đầu tư thêm cho việc cấp nước sinh hoạt. Cùng lúc, giá trị các chức năng vùng đầm được xem xét (ví dụ như việc cấp nước, sản xuất năng lượng từ than bùn, và cung cấp môi trường sống) được tính toán ở mức 1000 Curon (169 US$) mỗi năm. Đưa giá trị này trên cơ sở tương đương với những cải thiện chất lượng nước, một lần nữa liên quan tới tỉ lệ chiết khấu, dẫn tới giá trị cuối cùng là 147 Curon cho năng suất làm giảm mỗi kg Nitơ.

Mối quan tâm cuối cùng trong việc định giá vùng đầm lầy Gotland là tác động của việc phục hồi vùng đầm đối với nền kinh tế chung. Các đầu tư cho vùng đầm đòi hỏi các chi phí nhân công và những đầu vào khác và những chi phí này có thể được kỳ vọng là có hiệu ứng có lợi cho thu nhập, mà trong một phân tích kinh tế hoàn chỉnh cần được tính tới. Việc cân nhắc này có thể là đặc biệt quan trọng nơi mà các hoạt động chính sách thay thế đang được đánh giá, và các phương án liên quan tới những tác động rất khác nhau xét rộng hơn trên toàn bộ nền kinh tế. Khi các hoạt động đầu tư cần thiết cho việc phục hồi vùng đầm là có giới hạn, một giá trị khá nhỏ 2 Curon (0.34 US$) cho năng suất suy giảm 1 kg Nitơ đã được tính ra bằng cách sử dụngmột mô hình kinh tế của nền kinh tế Gotland. Các hiệu ứng thu nhập là quan trọng hơn nhiều đối với các giải pháp thay thế để làm giảm lượng khí Nitơ, như là mở rộng các nhà máy xử lý nước thải.

Bảng 4.4 Các giá trị liên quan tới sự suy giảm khí Nitơ ở Gotland, Thuỵ diển (Curon/Kg Nitơ, thời giá 1990*)

Giải pháp Suy giảm

Nitơ Các chức năng khác của đầm lầy Hiệu ứng thu nhập Tổng Phục hồi vùng đầm 200 147 2 349 Mở rộng nâng cấp các nhà máy xử lý nước rác 54 n.a. 28 82 Giảm sử dụng phân bón gốc Nitơ 2,7 n.a. - 2,7 Nguồn: Green, 1995 * 5,918 Curon - US$ 1,00

Bảng 4.4 tổng hợp các giá trị liên quan tới việc phục hồi vùng đầm vì mục đích giảm lượng khí Nitơ, và so sánh những giá trị này với những giá trị ước tính cho các giải pháp làm giảm khí Nitơ khác. Các chi tiết liên quan tới những giải pháp thay

thế này không được trình bày ở đây nhưng có thể xem trong Gren (1992). Cần cẩn thận khi diễn giải các giá trị suy giam khí Nitơ trong Bảng 4.4, bởi vì chúng liên quan tới một số giả định không phải thấy rõ ngay. Ví dụ, các phương ánlựa chọn phục hồi khu đầm và nhà máy xử lý nước thải đều liên quan tới việc tạo ra năng suất làm giảm khí Nitơ hàng năm, trong khi phương án lựa chọn giảm sử dụng phân bón gốc Nitơ nhằm vào việc làm giảm một lần và bởi vậy liên quan chỉ tới một năm thực hiện. Thêm nữa, những khác biệt về giá trị giảm khí Nitơ cho các phương án giải pháp vùng đầm và nhà máy xử lý nước thải xuất phát từ những giả thiết về xu thế biến động các giá trị theo thời gian. Với giải pháp phục hồi vùng đầm, năng suất làm giảm khí Nitơ được coi là sẽ tăng lên một cách tự nhiên trong suốt 10 năm đầu sau khi phục hồi, trong khi năng suất của phương án nhà máy xử lý nước thải sẽ giảm theo sự khấu hao đầu tư vốn trong việc mở rộng nhà máy. Các giá trị chiết khấu hàng năm phụ thuộc vào các xu thế biến động theo thời gian dẫn tới sự phân ly các giá trị được chỉ ra trong Bảng 4.4. Nếu như không xét tới xu thế biến động theo thời gian, các giá trị cho hai phương án sẽ là giống nhau bởi vì chúng dựa trên cùng một phép đo của Mức thuận trả cho việc làm giảm mỗi kg khí Nitơ.

Với bằng chứng nêu trên, rõ ràng rằng việc phục hồi khu đầm lầy nhằm làm giảm khí Nitơ mang lại những lợi ích lớn hơn đáng kể so với những phương án khác. Lợi ích thứ cấp xuất phát từ việc phục hồi khu đầm là những yếu tố quan trọng trong quan sát này. Định mức giảm sử dụng phân bón có gốc Nitơ còn khá thấp xuất phát từ bản chất phi đầu tư của phương án này. Các lợi ích bởi vậy liên hệ một cách trực tiếp tới mức giảm về số lượng thực tế khí Nitơ hơn là giảm gián tiếp thông qua việc đầu tư vào công suất làm giảm khí Nitơ. Tuy nhiên, để có thể dẫn tới một kết luận có ích hơn về phương án nào lựa chọn cần phải giới thiệu các chi phí của từng giải pháp làm giảm khí Nitơ.

Các chi phí khôi phục khu đầm chủ yếu liên quan tới các chi phí cơ hội do hoa lợi mùa màng bị mất hay những lợi ích sử dụng đất đai khác mất đi, khi mà đất đai được khôi phục trở lại trạng thái đầm lầy nguyên thuỷ của nó. Những chi phí cơ hội này được ước tính vào khoảng 2000 Curon (US$ 338) cho mỗi hecta, hay 93 Curon (16 US$) cho khả năng làm giảm mỗi kg Nitơ. Các chi phí nâng cấp mở rộng nhà máy xử lý nước thải (làm tăng hiệu suất tách khi Nitơ) biến động tuỳ thuộc vào loại nhà máy và tỉ lệ khấu hao được chọn, và được ước tính vào 50 Curon ( 8.40 US$) tới 150 Curon ( 25 US$) cho công suất làm giảm 1 Kg khí Nitơ. Không có chi phí cho giải pháp giảm sử dụng phân bón gốc Nitơ, nhưng điều này sẽ liên quan tới sự giảm sản lượng nông nghiệp.

Việc hợp nhất các chi phí làm giảm lượng khí Nitơ trong mỗi phương án không làm thay đổi bức tranh tổng thể xuất hiện trong khảo sát về bản thân các lợi ích. Lợi nhuận thuần từ việc phục hôi vùng đầm rõ ràng vượt trội so với giải pháp nâng cấp mở rộng các nhà máy xử lý nước thải, trong khi xuất hiện một số giá trị âm cho một số dạng nhà máy.

Nghiên cứu này chứng minh vai trò của việc đánh giá khu đầm lầy trong việc đề cập các phương án chính sách quan trọng. Không chỉ các tài sản tự nhiên đáng giá của các khu đầm khi giữ ở trạng thái tự nhiên để tạo ra một loạt các sản phẩm và dịch vụ hữu dụng, mà thậm chí việc khôi phục chúng còn có thể là cách thức thực tế và hiệu quả đã đạt được một sự cải thiện quan trọng chất lượng môi trường. Trong khi nhiều giả định được đưa ra trong việc đánh giá chức năng phức hợp của đất ngập nước, sự khác biệt lớn về lợi nhuận thuần liên quan gợi ý rằng các kết quả là có thể chấp nhận được với một độ tin cậy nhất định. Nét nổi bật trong phân tích là việc sử dụng một giải pháp kinh tế sinh thái tổng hợp để mô hình hoá các chức năng và các giá trị liên quan.

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w