Hoạt động theo mạng lưới:

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 75)

Hộp 5.6 Bản tham chiếu về chức trách nhiệm vụ của nhà kinh tế

6.5 Hoạt động theo mạng lưới:

Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm từ việc áp dụng các kỹ thuật định giá rất ít khi được phổ biến đầy đủ. Các mạng lưới các chuyên gia có thể là một phương tiện hữu ích để trao đổi ý tưởng và thông tin. Cần có hai loại hình mạng lưới: Thứ nhất là một mạng lưới qua đó các chuyên giâ có thể trao đổi các kết quả và thảo luận về các nguyên tắc cơ bản. Thứ hai là mạng lưới qua đó các nhà thực hành có thể tham khảo kinh nghiệm ứng dụng các phương pháp cho các loại hình đất ngập nước khác nhau, tập trung vào tính thực tiễn của việc tìm kiếm thông tin, thực hiện các cuộc khảo sát điều tra và đánh giá kết quả điều tra theo bảng câu hỏi.

Khuyến nghị 5: Cần phải thiết lập hai mạng lưới: Mạng thứ nhất cho các nhà nghiên cứu trao đổi các kết quả và thảo luận về các nguyên tắc cơ sở. Mạng thứ hai cho các nhà thực hành trao đổi những kinh nghiệm áp dụng các phương pháp với các loại hình đất ngập nước khác nhau, tiến hành điều tra và đánh giá kết quả điều tra theo các bảng hỏi.

7. Danh sách thuật ngữ

Chuyển giao số liệu các lợi ích: Qui tắc sử dụng các giá trị ước tính đối với một khu đất ngập nước thay thế như là một cơ sở để ưóc tính giá trị cho vị trí đang được nghiên cứu. (Xem hộp 3.7).

Định giá dự phòng: Một cách định giá từ một kỹ thuật điều tra sử dụng đặt câu hỏi trực tiếp các cá nhân để ước tính mức thuận trả của các cá nhân. (Xem hộp 3.8).

Phân tích chi phí - lợi nhuận: Sự đánh giá toàn bộ các chi phí và lợi ích kinh tế và xã hội có được từ một quyết định hay dự án.

Nhu cầu: Là sự mong muốn có được một hàng hoá hay dịch vụ được hỗ trợ bằng các phương tiện để mua được chúng.

Nước đang phát triển: Là quốc gia chưa đạt đến giai đoạn phát triển cao về kinh tế đặc trưng bởi tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoá, hay chưa đạt đến mức độ thu nhập quốc dân đủ đạt mức tiết kiệm quốc nội cần thiết để trang trải các khoản đầu tư cần thiết cho sự phát triển tiếp theo.

Giá trị sử dụng trực tiếp: Là giá trị được phát xuất từ việc sử dụng trực tiếp hay tương tác với các nguồn tài nguyên và dịch vụ như giá trị của sản lượng đánh bắt cá chẳng hạn.

Tỷ lệ chiết khấu:Phép tính giá trị hiện tại bằng cách áp dụng một tỷ lệ chiết khấu cho một tổng vốn đầu tư (Xem hộp 3.2).

Hiệu quả kinh tế : Hiệu quả kinh tế là sự phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế đem lại một tổng lợi nhuận ròng cho xã hội đo được thông qua việc định giá lợi nhuận của mỗi giá trị sử dụng trừ đi các chi phí của nó.

Đánh giá tác động : Một sự đánh giá những thiệt hạimàđất ngập nước sẽ phải chịu do một tác động cụ thể của môi trường bên ngoài ( Ví dụ: tràn dầu trên vùng đất ngập nước ven biển).

Chi phí cơ hội gián tiếp: là thời gian tiêu phí cho một hoạt động, như thu hoạch, được định giá dựa trên cơ sở phần tiền lương mất đi do làm nông nghiệp gián tiếp.

Giá trị sử dụng gián tiếp: Là sự hỗ trợ và bảo vệ gián tiếp cho hoạt động kinh tế và tài sản bằng các chức năng tự nhiên của đất ngập nước nhiệt đới hoặc các dịch vụ điều chỉnh "môi trường" như tiêu úng lụt.

Lãi suất: Là khoản tiền phải trả cho việc sử dụng tiền đi vay, thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm.

Giá trị nội tại: Là giá trị của bản thân vật nào đó bất kể dù nó được sử dụng với tư cách là một công cụ để thoả mãn các nhu cầu và sở thích của cá nhân hay không.

Thị trường: Là tập hợp các giao dịch nơi những người bán tiềm năng của một loại hàng hoá hay dịch vụ được đưa đến để giao dịch với những người mua tiềm năng và là nơi có sẵn các phương tiện để trao đổi.

Hiện giá trị thuần: Là giá trị được chiết khấu của một số tiền đầu tư tại một thời điểm nào đó trong tương lai do các dòng tiền tệ lưu thông qua một số năm, chẳng hạn như tỷ lệ lãi suất.

Giá trị phi sử dụng: Là giá trị có được không phải từ việc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp đất ngập nước như di sản văn hoá chẳng hạn.

Chi phí cơ hội: Là giá trị mà ta phảibỏ để có được hay đạt được một cái gì đó.

Định giá từng phần: Là sự đánh giá hai hay nhiêu phương án sử dụng đất ngập nước khác nhau ( Ví dụ: Liệu có phảitháo nước ra khỏi vùng đất ngập nước để cho mục đích sử dụng khác, hoặc phải cải tạo hay phát triển một phần của đất ngập nước thay cho việc sử dụng khác).

Hàng hoá công cộng: Là nơi một cá nhân có thể hưởng lợi từ sự tồn tại của hàng hoá hoặc dịch vụ môit trường nào đó mà không làm tổn hại đến lợi ích mà cá nhân khác có thể nhận đượccũng từ hàng hóa hay dịch vụ tương tự.

Gía bóng (giá ẩn): Là giá cả được "điều tiết" để loại trừ mọi sự bóp méo do các chính sách hay sự không hoàn hảo của thị trường gây nên để phản ánh mức thuận trả thực.

Chi phí xã hội: Toàn bộ chi phí của một hoạt động kinh tế cho xã hội.

Giá thị trường đại diện:Là việc sử dụng giá cả thị trường thực tế của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan để địnhphương án sử dụng phi thị trường của đất ngập nước.

Định giá tổng: Là sự đánh giá toàn bộ các phần đóng góp kinh tế hoặc lợi nhuận ròngcho xã hội của hệ thống đất ngập nước (Chẳng hạn kiểm toán thu nhập quốc dân hoặc xác định giá trị của hệ thống đất ngập nước với tư cách là một khu vực được bảo vệ).

Chi phí du lịch: Giá trị của việc tham quan các khu vực đất ngập nước tính từ chi phí đi lại bao gồm cả sự công nhận các chi phí cơ hội của thời giandu lịch.

Sự định giá : Là sự định lượng hoá các giá trị của một hàng hoá hoặc dịch vụ.

Giá trị: Trị giá của hàng hoá hoặc dịch vụ nói chung được đánh giá dựa trên cơ sở mức thuận mua trả giá cho nó chứ ít khi bằng chi phí để cung cấp nó.

Chức năng đất ngập nước: Các quá trình bên trong và giữa các thành phần vật lý, hoá học và sinh học của một vùng đất ngạp nước như tuàn hoàn chất dinh dưỡng, năng suất sinh học và hồi lưu nước ngầm.

Mức thuận trả: Là khoản tiền mà một người nào đó sẵn sàng trả để mua một hàng hoá hay sử dụng một dịch vụ bất kể là đã có một giá cả thị trường phổ biến của hàng hoá hoặc dịch vụ đó hay chúng đựoc cung cấp miễn phí.

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế đất ngập nước pps (Trang 75)