Trực trạng thực thi Luật đấu thầu tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 113)

e) Về phê duyệt và báo cáo

3.3.1.Trực trạng thực thi Luật đấu thầu tại Trung Quốc

Nền kinh tế, thể chế chính trị, môi trường xã hội của Trung Quốc có nhiều đặc điểm giống Việt Nam. Đó cũng là căn cứ để Việt Nam tham khảo trong quá trình thực thi luật pháp đấu thầu:

Phân cấp quản lý đấu thầu: có thể do đặc thù là một nước rộng lớn,

nên việc quản lý đấu thầu ở Trung Quốc được phân cấp như sau:

+ Ủy ban Kế hoạch và Phát triển Nhà nước là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý công tác đấu thầu trong lĩnh vực các công trình xây dựng, bao gồm cả việc chủ trì soạn thảo Luật Đấu thầu đang có hiệu lực. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ tham gia, phối hợp với với các cơ quan khác và cơ quan chức năng

của Quốc hội trong việc xây dựng, biên soạn Luật Mua sắm chính phủ. Ủy ban Kế hoạch và Phát triển cũng là cơ quan chủ trì thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu lớn thuộc các dự án xây dựng do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

+ Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn mua sắm thường xuyên đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp (sử dụng nguồn ngân sách nhà nước) trong phạm vi toàn quốc. Các Bộ, địa phương (tỉnh và huyện) hướng dẫn việc thực hiện trong tình hình cụ thể của mình, song không được trái luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu theo phân cấp.

+ Bộ Hợp tác kinh tế và ngoại thương chủ trì hoạch định chính sách và soạn thảo các văn bản hướng dẫn về đấu thầu mua sắm thiết bị điện và điện tử; quản lý xuất nhập khẩu, thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu mua sắm thiết bị điện tử và thiết bị điện theo phân cấp.

+ Ủy ban Thương mại và Kinh tế Nhà nước chủ trì hoạch định các chính sách và soạn thảo các văn bản hướng dẫn về đấu thầu các dự án thuộc các doanh nghiệp. Ủy ban này có nhiệm vụ quản lý công tác đấu thầu đối với doanh nghiệp nhà nước ở tầm vĩ mô, nhằm tạo ra sự công bằng, giải quyết xử lý vi phạm, tăng cường thể chế,…

+ Các địa phương căn cứ vào Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn của các bộ chuyên ngành để hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu tại địa phương mình, với nguyên tắc không được trái với luật và các Nghị định hướng dẫn.

Như vậy, có thể thấy việc quản lý công tác đấu thầu ở Trung Quốc không theo mô hình chỉ có một cơ quan duy nhất mà có sự tham gia của nhiều cơ quan liên quan với nhiệm vụ thích hợp riêng cho từng lĩnh vực mua sắm. Đó cũng là một mô hình mang tính đặc thù của Trung Quốc. Việc quy định Bộ Tài chính thẩm định kết quả đấu thầu cũng là điểm mới so với Việt Nam. Trong khi chúng ta quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tránh nhiệm thẩm

định kết quả đấu thầu của các dự án nhóm A và phân cấp cho các bộ, ngành khác thẩm định các dự án còn lại.

Tính hợp lệ của nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước: Ngay từ những

năm 1980, ở Trung Quốc khi thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, độc lập tách khỏi sự quản lý của các bộ, ngành, phù hợp với cơ chế thị trường. Do vậy, họ có đủ tư cách hợp lệ khi tham gia đấu thấu đối với các gói thầu sử dụng nguồn tài trợ quốc tế (WB, ADB). Đây là một kinh nghiệm quý báu trong việc tạo ra tính hợp lệ của nhà thầu để đảm bảo theo đúng yêu cầu trong quy định đấu thầu của nhà tài trợ.

Đấu thầu mua sắm của doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao vốn:

Việc thực hiện mua sắm của các doanh nghiệp này được Ủy ban Thương mại và Kinh tế của Nhà nước chủ trì hướng dẫn theo nguyên tắc doanh nghiệp tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả đấu thầu mua sắm trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Việc đấu thầu mua sắm của các doanh nghiệp này tách ra khỏi đấu thầu mua sắm của Chính phủ.

Công khai trong đấu thầu: ở Trung Quốc đã hình thành các trang web

với mục đích đăng tải các thông tin về đấu thầu như: thông báo mời thầu trong phạm vi toàn quốc, kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu (tóm lược) và kiến nghị của Bên mua về dự kiến nhà thầu trúng thầu. Ngay sau khi kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu được gửi tới cơ quan thẩm định, đồng thời cũng được đăng tải trên mạng để tạo cơ sở thông tin cho các nhà thầu tham gia có những ý kiến thắc mắc (thời gian để đưa ra thắc mắc là 14 ngày). Công ty Công nghệ thông tin đảm trách công việc này. Thông qua mạng cho phép truy cập và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Kim ngạch các giao dịch trực tuyến đạt tới 5,1 tỷ USD/năm. Mỗi ngày trung bình có khoảng 200 thông tin về đấu thầu ở trong nước và quốc tế được cập nhật trên mạng, với nội dung sau: Khách hàng có mã riêng của mình để truy cập; thông tin được đăng và cấp miễn phí; kết quả đấu thầu.

Đại lý đấu thầu: Trước khi ban hành Luật Đấu thầu (năm 2000), Trung

Quốc đã có các công ty tư vấn làm công việc đại lý đấu thầu. Trong một số trường hợp, chủ đầu tư không đủ kinh nghiệm và năng lực cũng như kiến thức về đấu thầu (ví dụ khi chủ đầu tư không chuyên nghiệp được hình thành do nhu cầu đầu tư của cơ quan, xí nghiệp), thì chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với đại lý đấu thầu để tổ chức này thực hiện việc đấu thầu, bao gồm các việc: lập hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, tổ chức mở thầu, xét thầu. Đây là một mô hình đang được nhân rộng ở Trung Quốc với chi phí cho đại lý đấu thầu khoảng 1-1,5% giá trị mua sắm. Bằng hình thức này, tính chuyên nghiệp trong đấu thầu được nâng cao và do vậy, thời gian thực hiện nhanh hơn, đồng thời đảm bảo hiệu quả thực hiện là cao hơn.

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 113)