e) Về phê duyệt và báo cáo
3.1.2.3. Về chính sách
Về quan điểm chung, các quy định về đấu thầu của mỗi nước đều cố gắng tạo ra thuận lợi cho các nhà thầu trong nước cung cấp hàng hóa khi tham gia đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Các nhà thầu trong nước thường yếu về khả năng cạnh tranh so với nhà thầu quốc tế. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên và thời
gian ưu tiên phải được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Trong thời gian qua việc ưu tiên, ưu đãi đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đấu thầu cạnh trạnh quốc tế đã gây ra những khó khăn và hạn chế sau:
- Việc ưu đãi quá mức trong thời gian dài đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã làm giảm khả năng cạnh tranh của nhà thầu trong nước trong việc cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, tăng các dịch vụ sau bán hàng;
- Đối với các doanh nghiệp trong ngành, việc ưu đãi càng làm mất đi tính chất cạnh tranh trong đấu thầu. Đặc biệt là các công ty nhà nước, với những quan hệ của mình đã gây sức ép để trúng thầu một cách không minh bạch. Từ đó tạo ra hiện tượng khép kín, độc quyền trong đấu thầu.
- Việc ưu tiên nhà thầu trong nước còn ảnh hưởng tới qúa trình hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Các nhà tài trợ và nhà đầu tư sẽ cảm thấy môi trường đầu tư không lành mạnh ở Việt Nam khi thấy có quá nhiều công ty nhà nước, quân đội, công an thường xuyên trúng các gói thầu lớn cung cấp hàng hóa do bộ ngành chủ quản làm chủ đầu tư.
Với những phân tích về hạn chế của chính sách ưu không hợp lý nói trên cho thấy đây là vấn đề cần phải được điều chỉnh trong thời gian tới để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy nội lực và phù hợp với luật pháp quốc tế.