Về phân cấp quản lý

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 84)

Trong công tác đấu thầu, Nhà nước đóng vai trò vừa là người quản lý vừa là người thực hiện chính. Một mặt nhà nước quy định, ban hành các quy phạm pháp luật, mặt khác lại chính Nhà nước là chủ đầu tư trong hầu hết các dự án có hoạt động mua sắm đấu thầu lớn. Sự tham gia quản lý hoạt động đấu

thầu là yêu cầu cấp thiết đối với Nhà nước. Để hoạt động đấu thầu có hiệu quả, Nhà nước phải thực hiện biện pháp quản lý. Đó là việc phân cấp quản lý cho từng cơ quan tương ứng với trách nhiệm rõ ràng.

Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ là thống nhất quản lý nhà

nước về đấu thầu trong phạm vi cả nước, trong đó Thủ tướng Chính phủ hiện trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 67Luật đấu thầu 2005 gồm:

- Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu. - Quy định cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt nội dung đấu thầu; - Quyết định nội dung đấu thầu cho dự án theo Nghị quyết Quốc hội;

Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Điều 68

Luật đấu thầu 2005 gồm:

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về đấu thầu; - Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả thầu thuộc thẩm quyền; - Quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu; - Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu; - Chủ trì, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra về đấu thầu.

Trách nhiệm và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý đấu thầu trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ

của mình. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

- Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo công tác đấu thầu;

- Tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; - Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu;

- Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư: Theo quy định tại Điều 61 Luật đấu

thầu thì chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu; - Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu;

- Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật để thay mình làm bên mời thầu;

- Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, xếp hạng nhà thầu; kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu; - Chịu trách nhiệm nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu; - Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

- Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu; - Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của lLuật này.

Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu: Trong nhiều trường hợp quyền và nghĩa vụ Bên mời thầu tương tự với chủ đầu tư. Theo quy định tại Điều 62 Luật đấu thầu 2005 gồm các nội dung quản lý sau:

- Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của luật này;

- Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở được duyệt; - Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng; - Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong thầu;

- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

- Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;

- Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của luật pháp.

Trong trường hợp Bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghĩa vụ quy định như trên còn phải tuân thủ các quy định như quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư.

Để thấy rõ hơn về việc phân cấp quản lý, sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về đấu thầu (xem Phụ lục 2).

Việc phân cấp quản lý như trên, cùng với việc quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn, đã thể hiện đúng chức năng và vai trò của từng cấp quản lý trong hoạt động đấu thầu. Qua đó phát huy cao độ tính tự chủ của các cấp quản lý, đồng thời không bỏ mất vai trò vĩ mô của Nhà nước trong việc ổn định trật tự xã hội, quản lý toàn bộ nền kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước cũng đã coi trọng đối tượng quản lý của mình trong luật pháp về đấu thầu, đó là các Nhà thầu, nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội cạnh tranh lành mạnh trong một môi trường pháp lý bình đẳng.

Thực tế công tác phân cấp quản lý đấu thầu ở mỗi dự án là khác nhau, điều này được chứng minh thông qua mô hình quản lý dự án y tế nông thôn của Bộ Y tế (xem Phụ lục 3).

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 84)