Đây là vấn đề được tranh luận có nên đưa vào Hồ sơ mời thầu một cách công khai hay chỉ Bên mời thầu biết sau khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Thực tế thì vấn đề này được quy định trong hướng dẫn của WB, ADB, UNCITRAL là phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Một mặt tạo ra tính cạnh tranh trong đấu thầu, mặt khác tránh những hành vi tiêu cực của nhà thầu do sử dụng mọi cố gắng để có được thông tin này.
Ví dụ: ADB quy định tại Phần III - Hướng dẫn người sử dụng mua sắm hàng hóa (ADB, tháng 6/2000, trang 18): "Bên mua phải chuẩn bị Tiêu chuẩn đánh giá và năng lực nhà thầu và đưa nó vào trong Hồ sơ mời thầu".
Trong đó các nhà tài trợ quốc tế đều quy định hai nội dung lớn là:
- Các tiêu chuẩn đánh giá gồm: phạm vi, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn kinh tế và ưu đãi.
- Các tiêu chuẩn về năng lực nhà thầu: về tài chính, kinh nghiệm, khả năng cung cấp, tranh chấp.
Trong luật pháp về đấu thầu quốc tế của Việt Nam thì đây cũng là vấn đề lần đầu tiên được nêu ra tại Luật đấu thầu 2005. Điều 28, khoản 1 Luật đấu thầu 2005 nêu rõ: "Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu".
Việc quy định chi tiết nội dung các tiêu chuẩn đánh giá do Chính phủ quy định tại Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2005. Trong dự thảo Nghị định hướng dẫn, vấn đề này được nêu cụ thể tại Điều 25 - đối với gói thầu mua sắm hàng hoá. Trong đó tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và cách xác định chi phí trên cùng một mặt bằng, cụ thể:
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển), bao gồm: (a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; (b) Năng lực sản xuất và kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn; (c) Năng lực tài chính; tổng tài sản; tổng nợ phải trả; vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác.
Các tiêu chuẩn quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí "đạt", "không đạt" để đánh giá. Nhà thầu "đạt" cả ba nội dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm: (a) Khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật hàng hoá nêu trong hồ sơ mời thầu; (b) Đặc tính kinh tế, kỹ thuật của hàng hoá, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác; (c) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hoá; (d) Khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật; (đ) Mức độ đáp ứng về bảo hành; (e) Khả năng thích ứng về mặt địa lý; (g) Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết; (h) Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu); (i) Các yếu tố khác về Điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).
Như vậy, quy định của Việt Nam về tiêu chuẩn đánh giá cũng đã được xem xét trên cơ sở quy định của thông lệ quốc tế. Ngoài ra Luật đấu thầu Việt Nam còn bổ sung các tiêu chí mới cho phù hợp như: tính hiệu quả kinh tế, mức độ phù hợp với môi trường, kinh nghiệm gói thầu tương tự tại Việt Nam…
g) Hợp đồng
Vấn đề hợp đồng gắn liền trực tiếp với kết quả lựa chọn nhà thầu và là cơ sở cho việc thực hiện cũng như thanh toán. Những quy định về hợp đồng trong Quy chế đấu thầu hiện hành đã được xem xét, điều chỉnh và được quy định điều chỉnh và được quy định chi tiết, linh hoạt hơn trong Luật Đấu thầu. Theo đó, có bốn hình thức hợp đồng là trọn gói, theo đơn giá, theo thời gian
và theo tỷ lệ phần trăm. Một hợp đồng cho một gói thầu có thể chỉ là một hình thức, nhưng cũng có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng khác nhau.
Quy định này sẽ giúp tháo gỡ nhiều tình huống trong đấu thầu hiện nay mà áp dụng chỉ theo một loại hợp đồng trọn gói hay đơn giá đều không phù hợp. Đồng thời, trong luật quy định (Điều 58) giá trị hợp đồng và các điều kiện cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu. Hy vọng với điều này những khó khăn, tranh luận, phiền hà trong thanh toán hợp đồng sẽ dần được khắc phục.
Bên cạnh đó, quy định ở Điều 57 cho phép được điều chỉnh hợp đồng trong những trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương, có sự thay đổi tăng giảm khối lượng, số lượng trong khi thực hiện hợp đồng, nhưng không do lỗi của nhà thầu. Khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị trong hợp đồng do nhà nước kiểm soát có biến động lớn thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Các nội dung quy định về hợp đồng trong Luật đấu thầu sẽ giúp khắc phục các quy định cứng nhắc trong Quy chế Đấu thầu, song vẫn bảo đảm trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng và phù hợp với bản chất của từng công việc thuộc hợp đồng.
2.3. SO SÁNH VỚI QUY TRÌNH GIÁM SÁT QUẢN LÝ CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ WB, ADB, SIDA VỚI VIỆT NAM TÀI TRỢ WB, ADB, SIDA VỚI VIỆT NAM
2.3.1. Trình tự tổ chức đấu thầu theo quy định Việt Nam
(Xem Phụ lục 1)
2.3.2. So sánh quy định về quản lý giám sát, kiểm soát