8. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. + Thuế suất
Thuế suấtthuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2014 là 22%, trừ
các trường hợp quy định sau:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự
án, từng cơ sở kinh doanh.
1.2. QUẢN LÝ THUẾ
1.2.1. Khái niệm quản lý thuế
Quản lý thuế là một quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo luật định.
Dưới góc độ chính trị: Quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng
nữa, quản lý vẫn phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được
hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý.
Quản lý thuế là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan thuế Nhà nước các cấp trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động thu thuế của Nhà nước. Nói cách khác, quản lý thuế chính là
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có
thẩm quyền hành chính Nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành. Quản lý thuế là hoạt động đảm bảo thực thi chính sách thuế trong thực tế, trong đó vai trò của cơ quan
thuế rất quan trọng khi tác động lên NNT để đảm bảo tính hiệu lực,đáp ứng mục đích
thu cho NSNN.
Quản lý thuế chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan thuế Nhà nước: Tổng Cục thuế ở Trung ương, Cục thuế, Chi cục thuế ở các địa phương.
1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nghiệp
Chính sách đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam đề ra đã thu được những thành công rất to lớn, khẳng định tính đúng đắn trong việc đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền đòi hỏi phải có một Nhà nước được tổ chức khoa học có đủ năng lực quản lý mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, nhất là năng lực tổ chức quản lý kinh tế, mà một trong những công cụ
hữu hiệu và sắc bén đó là thuế. Hiệu quả quản lý Nhà nước về thu ngân sách thể hiện qua việc tập trung nguồn lực vật chất, quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế giúp cho Nhà nước quản lý và kiểm soát có hiệu quả các hoạt động kinh tế và xã hội, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hoạt động của DN là lợi nhuận, vì vậy các DN thường dùng nhiều thủ đoạn, tiểu xảo để trốn thuế hoặc “lách luật”. Vì vậy đòi hỏi ngành thuế phải hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các DN để phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế, ngăn ngừa biểu hiện tiêu cực trong việc chấp hành pháp luật thuế
"Với cơ chế thông thoáng, nếu buông lỏng kiểm soát sẽ gây rủi ro lớn cho NSNN. Thực tế hiện nay, do các quy định thành lập DN khá dễ dàng nên có rất nhiều người mặc dù không biết một chút gì về KD, cũng chẳng có vốn liếng nhưng chỉ " ngủ qua một đêm đã trở thành giám đốc". Họ lợi dụng kẽ hở pháp luật để thành lập DN "ma", mua bán hoá đơn lòng vòng, hợp thưc hoá các giao dịch bất chính và chiếm đoạt tiền thuế của nhân dân".
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp nói chung là đối tượng thực hiện tượng
đối tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước như thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, đăng ký kê khai, chấp hành khá tốt pháp luật về thuế. Bên cạnh mặt tích cực đó vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế và quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đều là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Vì vậy họ đều tính toán khi nộp thuế bởi nó liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Nếu không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít thì tỷ lệ để lại được dùng vào mở rộng sản xuất kinh doanh, lợi nhuận để lại nhiều hơn .... Cho nên còn một số doanh nghiệp tìm cách nộp thuế càng ít càng tốt. Vì vậy những vi phạm về thuế vẫn cứ tiếp diễn dưới các hình thức như: tìm kẻ hở, lách luật để tránh thuế, tăng chi phí để giảm
thu nhập chịu thuế thậm chí có một số doanh nghiệp còn trốn thuế như hạch toán sai chi phí, doanh thu ... vì vậy đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của cơ quan thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn còn một số vi phạm về việc đăng ký, kê khai, quyết toán thuế, dây dưa nộp thuế, nợ đọng thuế... gây khó khăn phức tạp trong quá
trình quản lý thu thuế và ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động của cơ quan thuế.
Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: cơ chế chính sách thuế vẫn còn nhiều hạn chế chưa quy định chi tiết, cụ thể; giữa các luật có khi không đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện. Công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đội ngũ cán bộ thuế vẫn có những cán bộ chưa thực sự nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ... còn thụ động, thiếu kiên quyết, lúng túng, chưa có biện pháp cứng rắn trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu chính sách thuế, thậm chí còn một số doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về pháp luật thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
Qua sự phân tích trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với
các doanh nghiệp là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể
nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần chống thất thu, tăng thu ngân sách, hạn chế sự vi phạm của các doanh nghiệp, đồng thời giúp Nhà nước quản lý và điều tiết các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.