8. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý của một số nước về thuếTNDN
Xu hướng chung hiện nay ở nhiều nước là cắt giảm thuế suất thuế TNDN. So với giai đoạn trước, mức thuế suất thuế TNDN ở các nước phát triển đã giảm khá nhiều. Từ năm 2000 đến nay, Australia đã giảm mức thuế suất thuế TNDN từ 34% xuống 30%. Ở Anh, thuế suất thuế TNDN được giảm từ 30% xuống 24% trong giai
đoạn 2007-2012. Mức cắt giảm thuế suất thuế TNDN đặc biệt cao ở các nước thuộc
Đông Âu như Ba Lan (giảm từ 30% xuống 19%) và Cộng hòa Séc (từ 31% xuống
19%).
Trung Quốc năm 2008 cũng đã thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đối với các DN trong nước từ 33% xuống 25% và xóa bỏ toàn bộ các quy định
phân biệt đối xử về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia và ngay cả Trung Quốc cũng đã tiến đến bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và áp
dụng thuế suấtthống nhất. Thuế suất chung thống nhất là tiền đề cho việc không phân
biệt đối xử giữa các loại hình kinh doanh như hiện nay. Tiếp theo là hạ mức thuế suất để thu được nhiều hơn, phù hợp với xu thế thế giới và tương tự như các nước trong
khu vực. Xu hướng cắt giảm thuế suất thuế TNDN theo lộ trình cũng thể hiện rõ rệt
trong thời gian qua ở nhiều nước ASEAN và một số nước châu nhưSingapore áp dụng
thuế suất thuế TNDN là 17%, Indonesia 25%, Thái Lan 23%, Malaysia 26%. Mức
thuế suất phải phù hợp đảm bảo lợi ích của đối tượng nộp thuế và mục tiêu điều tiết của nhà nước. Tức là mức thuế suất phải đảm bảo tỉ lệ đóng góp hợp lý sao cho lợi nhuận sau thuế của đối tượng nộp thuế còn lại đủ để doanh nghiệp có thể tái đầu tư , mở rộng sản xuất, tích lũy tăng đầu tư chiều sâu, cải thiện đời sống và tăng phúc lợi cho người lao động.