1. 3.2.2 Nghiên cứu SINGAPORE
3.1.2. Mục tiêu chủ yếu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng huyện Phú Vang có kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao gắn với phát
triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp,
xây dựng - nông nghiệp; phát triển dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế chủ đạo; công
nghiệp giữ vai trò động lực; chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, làng nghề.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, liên hoàn; đẩy mạnh quá trình
đô thị hóa tại thị Thuận An, xây dựng thành Trung tâm văn hóa- du lịch đầm phá cấp
vùng; phát triển nhanh đô thị tại trung tâm huyện lỵ Phú Đa; thành lập thị trấn Vinh
Thanh.
- Bảo vệ và khai thác có hiệu quả, bền vững, từng bước tái tạo môi trường, hệ
sinh thái đầm phá Tam Giang gắn với việc sắp xếp sản xuất, giải tỏa nò sáo, khơi thông luồng lạch các đầm Sam, Chuồn.
- Xây dựng một xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện; quốc phòng- an ninh vững mạnh, chính trị- xã hội ổn
định; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Đến năm 2020, xây dựng Phú Vang trở thành vùng đô thị phát triển trong sự
gắn kết hữu cơ với thành phố Huế và hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế. Huyện Phú Vang đạt tiêu chuẩn Huyện nông thôn mới.
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với
sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát
triển nguồn thu. Do đó cấn đáp úng một số mục tiêu sau:
+ Hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiển sự phát triển
kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch.
+ Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn.
+ Nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy rõ được
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
+ Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế của cán bộ, công chức ngành thuế.
3.1.2.2. Mục tiêucụ thể
Phấn đấu đến năm 2015, tổng sản phẩm(GDP) tăng bình quân hàng năm là 18,33%, từ 17,1% năm 2010 lên 18,8% năm 2015; Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng định hướng: Lĩnh vực Dịch vụ tăng từ 29,9% năm 2010 lên 41,18% năm 2015; Công
nghiệp, TTCN - xây dựng tăng từ 26,3% năm 2010 lên 31,18% năm 2015; Nông lâm
ngư nghiệp giảm dần từ 43,75% năm 2010 xuống còn 27,65% năm 2015. Trên cơ sở
đó ngành thuế huyện Phú Vangphấn đấu đạt chỉ tiêu sau:
- Thu ngân sách trên địa bàn (không tính thu bổ sung từ cấp trên, chuyển nguồn
và kết dư ngân sách) tăng trưởng với tỷ lệ khá cao, tăng bình quân hàng năm đạt 17,03%, bình quân trên 120 tỷ đồng/năm.
- Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách hàng năm.
- Phấn đấu đến năm 2015, thu ngoài quốc doanh tăng bình quân 15,76%, đạt 26
tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% trên tổng thu NSNN.
- Đảm bảo trên 95% doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, cấp mã số thuế phải thực hiện kê khai, nộp thuế.
- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế đảm đương được nhiệm vụ quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN PHÚ VANG. HUYỆN PHÚ VANG.
Với kết quả khảo sát điều tra quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp trên địa bànhuyện Phú Vang, trong thời gian tới cần tập trung một số gải pháp
cơ bản sau.
3.2.1. Hoàn thiện công tác kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Cần áp dụng quy trình quản lý thu thuế vào công tác kê khai thuế của DN phản ánh trình tự các bước công việc nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời số thu vào NSNN. Triển khai áp dụng tốt qui trình quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một cuộc chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của DN và cơ quan quản lý thuế; được coi là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thuế đến năm 2015. Với cơ chế này, nhiệm vụ của CQT sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, cơ chế này mang lại kết quả tốt khi NNT nắm chắc các quy định về pháp luật thuế hiện hành, chấp hành tốt nghĩa vụ thuế của mình, NNT tự tính số thuế phát sinh của cơ sở kinh doanh mình để có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào NSNN. Như vậy, cơ chế này chuyển tính chịu trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế từ của CQT sang cho NNT, nâng cao tính chịu trách nhiệm về việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Lợi ích mang lại của cơ chế này là tiết kiệm được chi phí, thời gian cho NNT cũng như CQT, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó để thực hiên tốt công tác kê khai thuế TNDN tại doanh nghiệp cần phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho DN khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, trình độ am hiểu pháp luật tài chính, thuế, kế toán của các DN thuộc khu vực KTTN còn có những hạn chế nhất định, nhất là về trình tự, thủ tục kê khai, nộp thuế và những vấn đề khác có liên quan. Việc phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, phát triển các đại lý thuế sẽ tạo điều kiện cho DN tiếp cận với các dịch vụ về thuế, giúp họ tiết kiệm chi phí trong việc chấp hành, thực thi các cơ chế, chính sách
của Nhà nước.
3.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra doanh nghiệp
Mục tiêu cơ bản của công tác này là tập trung chỉ đạo việc kiểm tra chấp hành đúng nội dung pháp luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, đồng
thời thông qua công tác kiểm tra phát hiện những điểm còn hạn chế, vướng mắc, kiến nghị biện pháp xử lý, kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách chế độ nhằm hoàn thiện và phát huy tác dụng của hệ thống thuế; có tính giáo dục, răn đe NNT chấp hành không
nghiêm về pháp luật thuế. Trong thời gian tới Chi cục thuế huyện Phú Vangcần chú
trọng đổi mới công tác kiểm tra thuế theo hướng kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, có lựa chọn trên cơ sở phân tích rủi ro, chuyển hẳn cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các doanh nghiệp sang cơ chế kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận mới kiểm tra, không gian lận thì không kiểm tra. Để lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đưa vào diện phải kiểm tra, chi cục cần xem xét các nội dung sau:
- Tiến hành phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh, trong mỗi ngành nghề tiến hành phân loại theo quy mô hoạt động (tiêu chí như: doanh thu, vốn kinh doanh…), tiến hành đối chiếu mức kê khai nộp thuế trong tháng, quý, năm của doanh nghiệp có cùng ngành nghề, quy mô hoạt động từ đó phát hiện ra doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế để đưa vào diện kiểm tra thuế.
- Đánh giá, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài
chính hàng năm, các chỉ tiêu cần phân tích như: lợi nhuận trước thuế; khả năng thanh
toán; thuế phải nộp/doanh thu, lãi gộp/doanh thu, chi phí/doanh thu; các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn…, đối chiếu, so sánh tình hình thu, nộp thuế so với cùng kỳ, so với doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng qui mô kinh doanh lựa chọn những doanh nghiệp có rủi ro cao trong thực hiện nghĩa vụ thuế để có thái độ ứng xử phù hợp.
- Xem xét tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT trong một thời gian, phân loại
doanh nghiệp chấp hành tốt; chấp hành chưa tốt; thường hay vi phạm pháp luật thuế, để có quyết định kiểm tra phù hợp.
- Kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu; có đơn thư tố giác vi phạm pháp luật thuế; giảm bớt tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm.
Bên cạnh đó cần hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn đơn vị.
Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với doanh nghiệp để “chia thuế”, gây nhũng nhiễu,
phiền hà cho doanh nghiệp khithực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các DN là sợ bị kiểm tra, thanh tra.
3.2.3. Hoàn thiện việc triển khai chính sách và hỗ trợ của cơ quan thuế
Triển khai chính sách và hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế. Trong thời gian qua, ngành thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ NNT với các hình thức đa dạng. Các ấn phẩm tờ rơi về nội dung các sắc thuế hiện hành như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN…; về thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế đã được xuất bản và phát miễn phí cho người nộp thuế. Các hình thức khác bước đầu cũng được chú trọng như chương trình trên truyền hình, trên đài phát thanh…, qua đó làm mọi người nâng cao hiểu biết về thuế để thực hiện tốt hơn. Tại cơ quan thuế đều có dịch vụ cung cấp hỗ trợ, thông qua điện thoại tiếp trực tiếp hoặc bằng công văn. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế cũng còn những hạn chế nhất định. Do vậy, để duy trì và phát triển dịch vụ hỗ trợ NNT ngày một tốt hơn nhất là cho kinh tế tư nhân, ngành thuế cần phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ quan thuế cần đa dạng hóa cách thức
cung cấp dịch vụ sao cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các dịch vụ đó một cáchdể
dàng nhất. Bên cạnh hình thức cung cấp văn bản pháp luật, có thể nghiên cứu mở rộng hình thức cung cấp thông tin qua các dạng hỏi đáp, cách giải quyết một số tình huống
cụ thể. Việc cung cấp các tài liệu cũng cần được mở rộng hơn về phạm vi, thay vì đểở
các tủ sách miễn phí tại các cơ quan thuế như hiện nay để các DN có thể tiếp cận và tìm hiểu. Việc tổ chức thường xuyên các lớp học nhằm phổ biến các chính sách thuế mới cho DN, giải đáp các vướng mắc trên thực tế, theo nội dung các sắc thuế cụ thể, nhất là trong thời gian lập hồ sơ quyết toán thuế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp họ hiểu rõ các quy định.
Nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật thuế chủ yếu hướng vào NNT, cung cấp cho
họ những dịch vụ tốt nhất, giúp NNT hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ một cách đầy
đủ và công bằng.
- Cơ quan thuế cần bố trí các cán bộ thuế có chuyên môn sâu và nhiều kinh
nghiệm để có thể trả lời các câu hỏi của DN một cách nhanh chóng và chính xác. Đối với doanh nghệp nhỏ và vừa, nhìn chung việc am hiểu các quy định pháp luật thuế còn có những hạn chế nhất định, do đó còn tốn nhiều thời gian, công sức chi phí khi thực
hiện nghĩa vụ thuế, điều này có ảnh hưởng nhất định đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Chi phí cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN sẽ giảm đáng kể nếu như DN có thể nhận thức đúng đắn và tính toán đúng số thuế mà mình phải nộp.
- Tăng cường các cuộc đối thoại giữa cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, cùng
tìm được tiếng nói chung từ khi nghiên cứu, xây dựng cho đến quá trình triển thực
hiện chính sách, chế độ thuế. Vấn đề quan trọng là cơ quan thuế cần khách quan lắng
nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của DN, giúp họ kịp thời khắc phục khó khăn và tiếp thu ý kiến đề xuất để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, có tính khả thi, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
- Cần tổ chức, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp
thuế, kịp thời tôn vinh các DN chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, tuyên truyền nhân rộng
điển hình tiên tiến, tạo thành phong trào thi đua giữa các NNT hoàn thành nghĩa vụ
đóng thuế đầy đủ, kịp thời.
- Cơ quan thuế cần phải thường xuyên tham mưu cho UBND huyện, Cục thuế
tỉnh có văn bản chỉ đạo yêu cầu chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành cùng phối kết hợp trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế. Từng bước đưa chính sách thuế vào cuộc sống để nâng cao tính tuân thủ chấp hành nghĩa vụ thuế.
- Phát động tuyên truyền mạnh mẽ việc bán hàng xuất hóa đơn và mua hàng
phải lấy hóa đơn trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế và cho cả công tác quản lý thuế.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.1.1. Hoàn thiện khungpháp luậtkinh tế
Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế, xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các luật: Luật
Thương mại, Luật Phá sản doanh nghiệp, Bộ luật Lao động, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai.
Xây dựng một số luật mới như: Luật áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở thống nhất Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp hiện hành; Luật Đầu tư trên cơ sở thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, v.v...
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách pháp luật thuế
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nên sửa đổi theo hướng sau đây:
+ Hoàn thiện các qui định về xác định thu nhập chịu thuế và chi phí được trừ, các qui định cần phải rõ ràng, minh bạch, thống nhất, tạo điều kiện cho NNT kê khai, quyết toán thuế tránh nhầm lẫn. Việc xác định thu nhập phải phù hợp với các qui định
của chuẩn mực kế toán; nên chuẩn hóa các qui định đối với các khoản chi phí hợp lý
được khấu trừ thuế theo hướng các doanh nghiệp tự quyết định có sự giám sát của cơ quan tài chính các cấp trên cơ sở những định mức kinh tế kỷ thuật mà Nhà nước ban
hành.
+ Về miễn, giảm thuế TNDN cần phải thu hẹp diện miễn, giảm; thay đổi hình
thức ưu đãi thuế TNDN, trên cơ sở cần chọn lọc đối tượng được hưởng miễn, giảm, quy định rõ thời gian miễn, giảm và điều kiện miễn, giảm. Để doanh nghiệp tự xác định số thuế được miễn, giảm một cách chính xác, tránh trường hợp do nhầm lẫn, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật thuế. Chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN hiện