Những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Phú Vang

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69)

1. 3.2.2 Nghiên cứu SINGAPORE

2.5.2.Những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Phú Vang

trong những năm qua cho thấy cơ cấu phát triển kinh tế của huyện đang có xu hướng

chuyển dịch từ Nông nghiệp sang Thương mại dịch vụ. Điều này phù hợp với định

hướng phát triển kinh tế của huyện nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Ngành Thương mại dịch vụ năm 2013 chiếm 44,44% và có xu hướng tăng ( năm 2011 chiếm 39%). Thương mại phát triển khá phong phú, hoạt động có qui mô ngày càng

lớn,các hoạt động bán buôn nhỏ có quy mô ngày càng được mở rộng, thị trường ngày

càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng nhanh qua từng năm 2013 trên 1880,2 tỷ đồng tăng 136% so với năm 2011.

(iv). Thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang

Giai đoạn 2011-2013 huyện Phú Vang phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế,

khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, tạo bước phát triển kinh tế theo hướng sản xuất

hàng hoá, tăng trưởng cao, hiệu quả, ổn định và bền vững theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành Dịch vụ-Công nghiệp - Xây dựng, Nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động, tích cực hội nhập.

2.5.2. Những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Phú Vang Phú Vang

2.5.2.1. Về chính sách pháp luật thuế

Thời gian qua Luật thuế TNDN đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách thuế hiện hành còn có nhiều vấn đề vướng mắc

trong việc xác định thuế suất, xác định doanh thu, chi phí được trừ, ưu đãi thuế TNDN,

sử dụng hóa đơn chứng từ. Do đó chính sách thuế cần hoàn thiện theo hướng nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế suất chung để khuyến khích các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tạo bước cải cách ưu đãi thuế theo hướng đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư có chọn lọc và nâng cao chất lượng đầu tư, tác động tích cực đến phân bổ nguồn lực để phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt quan

trọng. Đồng thời đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo nguồn

thu cho NSNN.

2.5.2.2. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Mặc dù có nhiều nổ lực trong hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhưng vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu phổ biến chính sách, pháp luật về thuế đến với NNT một

cách có hiệu quả. việc tuyên truyền chưa được thường xuyên liên tục mà chỉ mang tính

chất thời sự, nội dung chủ đề tuyên truyền về thuế chưa gắn liền với cuộc sống, hình

thức tuyên truyền chưa được phong phú, đa dạng; Chưa sử dụng những công cụ có hiệu quả như Website, hội thảo, trang diễn đàn về thuế.

2.5.2.3. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế

Công tác cấp mã số thuế đã góp phần tích cực trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân tích thông tin và quản lý đối tượng nộp thuế. Hầu hết những đối tượng kinh doanh trên địa bàn là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh theo thời vụ.

Nhiều NNT không đăng ký thuế, không có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn kinh

doanh; Thành lập DN ma chỉ để làm hồ sơ xuất cảnh nên hiện nay công tác đối chiếu giữa cơ quan quản lý cấp phép và CQT, cơ quan thống kê, số liệu sai biệt khá lớn. Từ đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng nộp thuế gặp nhiều khó khăn.

2.5.2.4. Công tác xác định doanh số tính thuế, khai thuế

Theo quy trình quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế, Chi

cục thuế huyện Phú Vang đã có nhiều biện pháp tích cực như điều tra, khảo sát doanh

số theo ngành nghề, quy mô kinh doanh; Tổ chức mời các chủ kinh doanh theo từng ngành nghề, quy mô kinh doanh, địa bàn kinh doanh về CQT hợp để hiệp thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoán ổn định thuế. Thời gian ổn định thuế từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là sự cố gắng

rất lớn của ngành thuế. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh như hiện nay, việc xác định doanh số tính thuế chưa dựa trên một số tiêu thức nhất định, mà còn tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ thuế.

2.5.2.5. Công tác kiểm tra doanh nghiệp

Việc kiểm tra chấp hành đúng nội dung pháp luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN còn một số hạn chế như chưa tiến hành thường xuyên có

trọng tâm vào các đối tượng vi phạm gian lận thuế, phân tích rủi ro, đối chiếu tờ khai

để phát hiện một cách kịp thời; Chưa đánh giá phân tích các báo cáo tài chính của DN một cách rõ ràng để tìm ra các sai phạm, chưa xử lý nghiêm các trường hợp chấp hành hành thiếu nghiêm túc, chưa chú trọng công tác kiểm tra nội bộ ngành

2.5.2.6. Nguồn nhân lực Chi cục thuếhuyện Phú Vang

Chi cục thuế chưa xây dựng được bảnmô tả công việc cho từng công chức thuế

khi phân công, phân nhiệm; triển khai các qui trình nghiệp vụ quản lý thuế; giải quyết

các thủ tục hành chính thuế. Trình độ nghiệp vụ, trẻ hoá đội ngủ công chức của Chi

cục trong giai đoạn qua chưa được cải thiện. Đây là nhân tố quyết định sự thành công và là vấn đề cốt lỏi của chiến lược cải cách thuế..

2.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại

Do bản thân chính sách thuế quá phức tạp, có quá nhiều văn bản sửa đổi, bổ

sung trong thời gian ngắn nên làm hạn chế khả năng tuyên truyền hướng dẫn của bộ phận tuyên tuyền hỗ trợ NNT;

Ý thức tuân thủ pháp luật còn nhiều hạn chế, công tác xử lý vi phạm theo qui

định của pháp luật thuế chưa phát huytác dụng mạnh mẽ đến loại đối tượng nộp thuế

này nên việc đăng ký thuế theo qui định của pháp luật của các hộ kinh doanh trên địa bàn còn vi phạm khá phổ biến. Công tác quản lý nhà nước trong việc cấp giấy phép kinh doanh chưa thật chặt chẽ và kịp thời, gây nhiều khó khăn cho NNT.

Nguồn nhân lực cồn ít và chưa thực sự chú trọng công tác nâng cao nguồn nhân

lực như đào tạo nâng cao nghiệp vụ thuế từ công tác tuyên truyền, kê khai, kiểm tra

thanh tra thuế do đó không đáp ứng được các yêu cầu trong công tác quản lý thuế.

Việc sắp sắp xếptổ chức cơ cấu bộ máy chưa thật sự phù hợp với địa bàn để nâng cao

hiệu quả quản lý thuế.

Kết luậnChương 2

Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 2 chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về

điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện. Công tác điều hành và quản lý thuế của

Chi cục thuế huyện Phú Vangtrên tất cả các lĩnh vực chuyên môn được giao, bên cạnh

những kết quả đạt được với vai trò quản lý nguồn thu trên địa bàn toàn huyện vẫn còn một số khó khăn hạn chế nhất định về năng lực quản lý, cơ sở vật chất.

Trên cở sở phân tích về quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp trên địa bàn huyện dưới các góc độ như các chính sách thuế; việc kê khai thuế,

công tác kiểm tra thuế và việc chấp hành thuế từ chúng ta thấy được ảnh hưởng không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhỏ của các đối đượngnghiên cứu đến công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện. Điều

này có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp ở phần sau.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÚVANG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ3.1.1. Định hướngphát triển kinh tế xã hội 3.1.1. Định hướngphát triển kinh tế xã hội

Phát huy cao độ nguồn lực nội tại, khai thác tốt hơn các tiềm năng thế mạnh về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên biển, đầm phá, cơ sở hạ tầng và con người kết hợp thu

hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã

hội theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững. Xây dựng Phú Vang trở thành địa bàn phát triển kinh tế biển năng động, hiệu quả, vững chắc, có vai trò, vị thế quan trọng trong kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp,

xây dựng-nông nghiệp. Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa-xuất khẩu, phục vụ đô thị. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch với tốc độ tăng trưởng cao; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, thu hút lao động, có hàm lượng công nghệ cao; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện đầm phá, ven biển.

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, mạng lưới cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường... Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị, hoàn thành đề án thành lập thị xã Thuận An, thành lập thị trấn Vinh Thanh; đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa ở thị trấn Phú Đa; xây dựng nếp sống văn minh đô thị đi đôi với xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ; nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo... đáp ứng được yêu cầu phát triển mới và hội nhập kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động phi nông nghiệp.

Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với giải quyết các vấn đề xã hội: giảm tỷ lệ

hộ nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, công tác y tế, văn hóa, thể thao, đảm bảo an sinh xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái,

đảm bảo phát triển bền vững; bảo tồn các di tích văn hoá - lịch sử và phát huy các

truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp. Chú trọng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh.

- Ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát triển nguồn thu đảm bảo nguồn lực tài

chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa huyện Phú Vang

3.1.2. Mục tiêu chủ yếu3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng huyện Phú Vang có kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao gắn với phát

triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp,

xây dựng - nông nghiệp; phát triển dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế chủ đạo; công

nghiệp giữ vai trò động lực; chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, làng nghề.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, liên hoàn; đẩy mạnh quá trình

đô thị hóa tại thị Thuận An, xây dựng thành Trung tâm văn hóa- du lịch đầm phá cấp

vùng; phát triển nhanh đô thị tại trung tâm huyện lỵ Phú Đa; thành lập thị trấn Vinh

Thanh.

- Bảo vệ và khai thác có hiệu quả, bền vững, từng bước tái tạo môi trường, hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh thái đầm phá Tam Giang gắn với việc sắp xếp sản xuất, giải tỏa nò sáo, khơi thông luồng lạch các đầm Sam, Chuồn.

- Xây dựng một xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

không ngừng được cải thiện; quốc phòng- an ninh vững mạnh, chính trị- xã hội ổn

định; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Đến năm 2020, xây dựng Phú Vang trở thành vùng đô thị phát triển trong sự

gắn kết hữu cơ với thành phố Huế và hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế. Huyện Phú Vang đạt tiêu chuẩn Huyện nông thôn mới.

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với

sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát

triển nguồn thu. Do đó cấn đáp úng một số mục tiêu sau:

+ Hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiển sự phát triển

kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch.

+ Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn.

+ Nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy rõ được

quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.

+ Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế của cán bộ, công chức ngành thuế.

3.1.2.2. Mục tiêucụ thể

Phấn đấu đến năm 2015, tổng sản phẩm(GDP) tăng bình quân hàng năm là 18,33%, từ 17,1% năm 2010 lên 18,8% năm 2015; Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng định hướng: Lĩnh vực Dịch vụ tăng từ 29,9% năm 2010 lên 41,18% năm 2015; Công

nghiệp, TTCN - xây dựng tăng từ 26,3% năm 2010 lên 31,18% năm 2015; Nông lâm

ngư nghiệp giảm dần từ 43,75% năm 2010 xuống còn 27,65% năm 2015. Trên cơ sở

đó ngành thuế huyện Phú Vangphấn đấu đạt chỉ tiêu sau:

- Thu ngân sách trên địa bàn (không tính thu bổ sung từ cấp trên, chuyển nguồn

và kết dư ngân sách) tăng trưởng với tỷ lệ khá cao, tăng bình quân hàng năm đạt 17,03%, bình quân trên 120 tỷ đồng/năm.

- Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách hàng năm.

- Phấn đấu đến năm 2015, thu ngoài quốc doanh tăng bình quân 15,76%, đạt 26

tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% trên tổng thu NSNN.

- Đảm bảo trên 95% doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh, cấp mã số thuế phải thực hiện kê khai, nộp thuế.

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế đảm đương được nhiệm vụ quản lý thu

thuế đối với doanh nghiệp.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN PHÚ VANG. HUYỆN PHÚ VANG.

Với kết quả khảo sát điều tra quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp trên địa bànhuyện Phú Vang, trong thời gian tới cần tập trung một số gải pháp

cơ bản sau.

3.2.1. Hoàn thiện công tác kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Cần áp dụng quy trình quản lý thu thuế vào công tác kê khai thuế của DN phản ánh trình tự các bước công việc nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời số thu vào NSNN. Triển khai áp dụng tốt qui trình quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một cuộc chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của DN và cơ quan quản lý thuế; được coi là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thuế đến năm 2015. Với cơ chế này, nhiệm vụ của CQT sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, cơ chế này mang lại kết

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69)