Giọng tự hào

Một phần của tài liệu những thành tựu của thơ đi sứ thời nguyễn (Trang 137)

Âm điệu tự hào trong thơ đi sứ thời Nguyễn không nhiều nhưng các nhà thơ đi sứ đã mang khí phách, tinh thần Đại Việt vào trong tư tưởng, nhận thức và cả trong khí văn hơi văn.

Ngô Thì Vị cùng với bài “Đề Hoàng Hạc lâu” có những câu thơ thuộc vào những câu thơ hào khí nhất trong thơ đi sứ thời Nguyễn:

Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị, Đấu đảm đề thi ký thử du!

(Sứ giả Việt Nam là Ngô Thì Vị,/ Lớn mật đề thơ ghi lại chuyến đi này!) Thời xưa hiếm thấy ai xưng tên, xưng chức một cách ngông ngạo như vậy. Có chăng thì cũng chỉ sau này cách ông gần thế kỷ là Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. Điều thú vị là tên nước Việt Nam lần đầu tiên được hiện hữu trong thơ như một niềm tự hào, một niềm kiêu hãnh lớn.

Bài “Đăng Hoàng Hạc lâu” của Nguyễn Thuật cũng mang cái khí vị sảng khoái, tự hào và một chút ngang tàng như thế:

Đăng lâm khước lạc Đường nhân hậu, Doanh đắc kỳ quan viễn hải chu.

(Lên đây ngắm cảnh, ta tới sau những người thời Đường,/ Giành được kỳ quan có mấy chiếc tàu từ biển xa đến,)

Giọng điệu tự hào còn được kể đến trong bài “Sứ bộ Nam quan hồi quốc khẩu chiếm” của Trịnh Hoài Đức. Có thể nói thơ đi sứ của ông là tiếng lòng của một người xa quê, của một sứ thần đang mang nhiệm vụ của đất nước. Vì thế thơ ca của ông luôn vang vọng một tình yêu quê hương, thương nhớ người thân, bạn bè khi ông đang lưu cửu nơi đất khách và nỗi trăn trở về những tháng ngày chưa hoàn thành xong nhiệm vụ của mình.Nhưng khi đã xong nhiệm vụ, thì bấy giờ có thể cười vang mà về nước. Đến ải Nam quan, thấy cảnh hai nước thái bình ông viết:

Nam quan vô sự lạc tình đa,

Trung ngoại dân di kích nhưỡng ca. Chiêu Đức phong thanh nhàn Mạc Phủ, Đồng Đăng trần thiếp tĩnh Mai Pha.

(Nam Quan lúc vô sự, tình cảnh vui vẻ xiết bao,/ Nhân dân trong ngoài cửa ải cùng gõ nhịp ca hát./ Đài Chiêu Đức gió mát, Mạc Phủ nhàn rỗi,/ Phố Đồng Đăng bụi êm, Mai Pha êm đềm./)

Bài thơ đạt đến cái đẹp hài hòa, thanh nhã trong hình ảnh và nhiệp điệu. Tất cả tạo nên giọng thơ tự hào, sảng khoái trong ý thơ và cú pháp.

Giọng điệu là phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. tài năng và phong cách của nghệ sĩ được khẳng định do nhiều yếu tố trong đó có sự đóng góp của giọng điệu. Bị chi phối bởi tư duy nghệ thuật trung đại, chủ thể trữ tình trong thơ đi sứ thường được giấu kín và lời thơ chưa tồn tại như lời nói. Bên cạnh cái chung đó, tác giả thơ đi sứ cũng đã tạo cho mình cách trữ tình riêng, bằng cách mở rộng diện giao tiếp, ký thác vào lời người khác. Vì thế, thơ đi sứ ít nhiều đã có chất giọng tuy chưa thật đậm nét như thơ hiện đại sau này.

Tóm lại, là một bộ phận của thơ chữ Hán trung đại, thơ đi sứ thời Nguyễn vẫn giữ lại “mẫu gốc” của tư duy nghệ thuật trung đại. Điều này thể

hiện ở chỗ, thơ đi sứ thời Nguyễn vẫn dùng thơ Đường luật bác học; ngôn từ mang tính khái quát, ước lệ; kiểu câu trần thuật… Tuy nhiên, thơ đi sứ thời Nguyễn cũng có những tìm tòi và bức phá để trang sức và tạo cho mình một hình hài có sức hấp dẫn và độc đáo riêng. Khác với thơ Đường và thơ trung đại Việt Nam gợi sự liên tưởng và tưởng tượng nơi người đọc, các tác giả đi sứ thời Nguyễn đi sâu vào miêu tả. không cần nói bóng gió xa xôi, không cần vay mượn những hình ảnh tượng trưng, ước lệ để nói, để bộc lộ tâm sự. Các nhà thơ muốn phơi bày tất cả để tìm một sự tương ứng, một sự tương giao trừ những điều không thể nói ra. Nói chung hiện thực bộc lộ khá rõ nét qua cái nhìn và cái cảm của các nhà thơ. Hiện tại là một mớ bong bong rối rắm không gỡ ra được thì nền tảng đâu hướng về tương lai. Cho nên, tương lai thật sự mù mịt và quá khứ chỉ là để hoài niệm. việc gia tăng lớp từ tự xưng hay việc tạo ra sự đa dạng trong giọng điệu cũng là một bước rẽ trong thơ đi sứ thời Nguyễn.

KẾT LUẬN

Nói đến chuyện đi sứ ngày xưa là đề cập đến mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các nước lân bang. Mối quan hệ này chỉ có thể xuất hiện từ khi nước ta giành được độc lập với chiến thắng của Ngô Quyền (938) và chấm dứt khi đất nước bị nô lệ bởi ngoại bang phương Tây (1884).

Việt Nam là một bán đảo, ba mặt Tây, Nam, Bắc đều giáp với các nước lân bang nhưng trong lịch sử thì mối giao hiếu với phương Bắc là chủ yếu. Việc đi sứ, tiếp sứ có từ thời Đinh, tiền Lê, Lý .Nhưng thực sự chỉ từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nước Đại Việt bước vào giai đoạn quan hệ ngoại giao khó khăn và phức tạp trong suốt hai mươi sáu năm (từ 1258 đến 1884). Như vậy, có thể nói từ thời Trần việc đi sứ diễn ra thường xuyên hơn và một khối lượng lớn thơ đi sứ xuất hiện. Và thơ đi sứ trung đại được tính từ đây. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi và các vua kế vị vẫn đều đặn cử các sứ bộ sang triều Thanh. Năm 1884, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, mất hết chủ quyền độc lập. Triều đình chỉ là bù nhìn, mọi việc bang giao đều do thực dân Pháp quyết định, không còn các sứ bộ ngoại giao nữa. Như vậy trong mười thế kỷ trung đại, việc đi sứ chính thức được thiết lập từ thời Trần (1258) đến cuối triều Nguyễn (1884).

Thơ đi sứ thời Trần (thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV).

Trong lịch sử ngoại giao giữa nước ta và Trung Quốc, cuộc bang giao giữa nhà Trần và nhà Nguyên là giai đoạn đặc biệt khó khăn phức tạp. Tồn tại bên cạnh một nước lớn luôn tìm cách xâm chiếm và đô hộ nước ta nên chính sách đối ngoại của các triều đình phong kiến Việt Nam phải mềm dẻo, khôn khéo ngay từ khi lập quốc. Một mặt phải luôn giữ gìn độc lập, chủ quyền dân tộc; mặt khác phải nhún nhường để giữ vững hòa bình. Vì vậy, các sứ thần Đại Việt đi sứ sang Mông Cổ đều tuân thủ những nguyên tắc do triều đình đề ra là nhún nhường trong việc xưng hô, tiếp đãi nồng hậu nhưng cương quyết

giữ vững chủ quyền, biên giới lãnh thổ, độc lập tự chủ mọi công việc nội bộ. Dù nước có nhỏ, vua Trần cũng là vua một nước. Cuộc đấu tranh ngoại giao tuy vất vả, gam go nhưng luôn đem lại những thắng lợi vẻ vang, làm nền tảng cho đời sau. Chính vì thế, thơ đi sứ thời Trần chan chứa cảm hứng tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu thương dân, nhất là những âm vang nóng bỏng của các trận thắng oanh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nói về thơ đi sứ thời Trần, Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ và Phan Huy Chú đều không tiếc lời khen ngợi “Tinh vi, trong trẻo, có cái sở trường tột bật của thơ đời Hán, đời Đường bên Trung Hoa” [45, tr 10]. Những sứ thần đời Trần đều là những nhà thơ nổi tiếng: Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đỉnh Chi, Phạm Tông Mại, Hồ Quý Ly …

Thơ đi sứ thời Lê – Tây Sơn (thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII).

• Thơ đi sứ thời Lê:

Giai đoạn hậu Lê – phụ Mạc, việc đi sứ vẫn diễn ra bình thường. Các triều vua nhà Lê: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông cử các sứ thần sang Bắc triều cầu phong vương, dâng biểu trần tình, tiến cống, … để tiếp tục bồi đắp hòa khí, dập tắt họa chiến tranh. Cả phía ta và phía nhà Minh đều có sứ bộ qua lại. Nhiệm vụ đi sứ không có gì khác với truyền thống: đấu tranh khéo léo, mềm dẻo với thiên triều để nâng cao quốc thể, giữ vững quyền tự chủ, xác lập quan hệ bình đẳng giữa hai nước. Những cuộc đấu tranh này, vào thời nào cũng vậy, không chút dễ dàng. Vì thế, bên cạnh những bài thơ vịnh cảnh, thơ đi sứ đã có nhiều dòng thơ thể hiện tấm lòng “lo trước” của những người mang “sứ tiết” như Nguyễn Đình Mỹ, Đỗ Cận, Trần Lô…

Thời Lê trung hưng, thơ đi sứ là một hiện tượng văn học nổi bật với khối lượng lớn và nhiều nhà thơ nổi tiếng: Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Kiều, Nguyễn Tiến Sách, Đoàn Nguyễn Thục, Lê Quý Đôn, Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh, Hồ Sĩ Đống…Mỗi tác giả thời trung

hưng đã đem lại những tìm tòi sáng tạo riêng, có nhiều đóng góp quý giá đáng trân trọng. Một hiện tượng mới mẻ trong thơ đi sứ thời này là mảng thơ chữ Nôm. Lời thơ Nôm trong thơ Nguyễn Tông Khuê đã đạt đến sự trong sáng, uyển chuyển.

Đánh giá thơ đi sứ thời Lê trung hưng, nhiều học giả tiền bối đã hết lời khen ngợi. Ngô Thì Nhậm trong bài tựa tập thơ Tinh sà kỉ hành của Phan Huy Ích có viết: “Đến như từ Lê Trung hưng về sau, các nhà thơ danh tiếng thấy trong các tập thơ đi sứ. Hoặc thăm chốn thanh u, viếng nơi cổ tích, găp cảnh mà sinh tình. Hoặc xa cố quốc, nhớ quê nhà, nhân việc mà tỏ ý… Hương thơm có thể nhuần thấm cho đời sau .” [45, tr11].

• Thơ đi sứ thời Tây Sơn (1789 – 1802):

Vương triều Tây Sơn – Nguyễn Huệ có tuổi thọ ngắn nhất trong lịch sử các vương triều nước ta (13 năm) nhưng đấy là một thời đại huy hoàng và oanh liệt. Vương triều được tạo lập trên cơ sở phong trào nông dân khởi nghĩa rộng lớn chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Sau chiến thắng Đống Đa năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung phải tiến hành một chính sách ngoại giao khôn khéo để tránh đương đầu bằng quân sự với nhà Thanh, giữ vững hòa bình kiến thiết đất nước. Việc đi sứ dưới triều Tây Sơn trước hết nhằm tranh thủ hòa bình, giữ vững chủ quyền dân tộc. Sau đó đòi nhà Thanh công nhận nền độc lập của nước ta, phong Quang Trung làm An Nam quốc vương, đòi bỏ lệ cống người vàng… Như vậy, thời Tây Sơn là thời của những chiến thắng vang dội trên mặt trận quân sư và ngoại giao. Chưa bao giờ trong lịch sử ngoại giao của ta, thiên triều lại bị động và xuống thang như thế. Sứ thần Đoàn Nguyễn Tuấn rất đỗi tự hào và tổng kết thành tựu đó trong câu: “Từ trước đến giờ, người xứ mình đi Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng vẻ vang như thế.” [25, tr 294].

Thời đại ấy đã thổi luồng gió mới làm thay đổi tư tưởng nhận thức của các sứ thần – nhà thơ thời Tây Sơn. Tuy số lượng không nhiều như thời Lê trung hưng, thời Nguyễn nhưng thơ đi sứ thời Tây Sơn có một vị thế riêng đáng nể. Phần lớn các nhà thơ thời kỳ này là những cựu thần nhà Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng, văn phong thời hậu Lê. Khi đi với Tây Sơn Nguyễn Huệ, luồng ánh sáng mới của thời đại đã giúp thơ đi sứ của họ mang âm địu mới lạ. Thơ đi sứ thời Tây Sơn ngoài những điểm chung giống như cảm xúc những sứ thần thời trước còn có những điểm đặc trưng. Đó là lòng tự hào, tự tin của người chiến thắng; khẳng định chủ quyền thiêng liêng, có nền văn hiến không thua kém ai. Các sứ thần Tây Sơn được phái đi lên cửa ải, đến Nam Ninh hay lên Yên Kinh đều nói lên cảm xúc của mình trong những vần thơ đi sứ: thơ của Ngô Thời Nhậm chan chứa một lòng tự hào về dân tộc, về người anh hùng Nguyễn Huệ; thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn mang hơi thở hào hùng của thời đại Tây Sơn chiến thắng tình ý mạnh mẽ khác thường; thơ của Võ Huy Tuấn cũng dạt dào âm điệu tự hào dân tộc; thơ của Phan Huy Ích thì thấm đẫm niền vui của một sứ thần trong thời đại chiến thắng…

Thơ đi sứ thời Nguyễn (1802 – 1884):

Mở màng cho thế kỷ XIX ở Việt Nam là sự kiện Nguyễn Ánh trèo lên chiếc ngai vàng trước cảnh đổ vỡ của nhà Tây Sơn. Về phía bọn vua quan nhà Thanh do đã nếm mùi thất bại nhục nhã năm 1789 nên giấc mộng thôn tính Việt Nam đã có phần nguội lạnh. Bắc quốc sẵn sàng dành sự ưu đãi trong việc đặt quan hệ với triều Nguyễn – người đã chiến thắng kẻ thù của họ ở Tây Sơn. Tình hình này cũng được phản ánh vào văn học nhất là văn chương đi sứ.

Đi sứ là dịp các sứ thần mở rộng không gian, tầm nhìn, được sở kiến nhiều điều mới lạ nên nội dung thơ đi sứ thời Nguyễn rất phong phú:

Đó là niềm tự hào dân tộc, ý thức độc lập chủ quyền được biểu hiện một cách sáng tạo, linh hoạt ở nhiều bình diện: tự hào về những chiến công

lớn, về quê hương đất nước, về văn hiến dân tộc. Những chiến thắng lớn, những mốc son của lịch sử dân tộc đều được thơ đi sứ thời Nguyễn ghi nhận với một niềm tự hào vô hạn. Quê hương đất nước trong thơ đi sứ thời Nguyễn không phồn hoa, đô hội như Yên Kinh mà ngời lên nét đẹp bình dị, hiền hòa với những bông lúa chín sớm, màu xanh no đủ của đào mận,với cái xuân sắc của núi Tản sông Lô hòa trong năm sắc mây, có ánh sáng mát lạnh rọi về Thăng Long trong buổi sớm mai… Tự hào về nền văn hiến, qua thơ, các sứ giả thời Nguyễn đã khẳng định: Nền văn minh Việt có từ lâu đời và không kém văn minh Hoa Hạ.

Khát vọng hòa bình cũng là nội dung đáng kể trong thơ đi sứ thời Nguyễn mà khởi nguồn của nó là việc các sứ giả rất ý thức về trách nhiệm nặng nề của sứ sự, bang giao. Từ đây, lòng yêu hòa bình được đẩy lên là tấm lòng hòa hiếu dân tộc, không muốn chiến tranh, ước mong nhân dân hai nước được sống trong cảnh thái bình. Tấm lòng này bắt nguồn từ tấm lòng trong sáng, hòa ái và là biểu hiện của chủ nghĩa nhân ái Việt Nam.

Bên cạnh những vấn đề chung đó, thơ đi sứ thời Nguyễn còn hướng về những đề tài quen thuộc: tình yêu quê hương đất nước, vịnh về các nhân vật lịch sử, bày tỏ tâm sư riêng tư… Về tình đất nước, những nhà thơ đi sứ, những con người yêu nước xa tổ quốc, xa nhà trong những vần thơ viết ở nước ngoài dù điều kiện, hoàn cảnh lịch sử có khác, vẫn ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp thể hiện tình điệu “Ngoại cảm Hoa thiên, nội thương Việt quốc”. Tình điệu yêu nước, thương nhà được biểu hiện ở nhiều cung bậc và dù ở đâu nơi xứ người bao giờ cũng da diết và sâu sắc. Những bài vịnh về lịch sử, thi thoảng có lúc roi vào khuôn sáo nhưng trên tất cả là sự sáng tạo, không tập cổ. Tuy đề tài cũ, người xưa nhưng những nhà thơ đi sứ thời Nguyễn phả vào đó khí phách, tư tưởng của thời đại, dân tộc, thể hiện cách cảm cách nghĩ mới mẻ nên hầu hết nội dung những bài thơ ấy không bị xơ cứng mà có thêm

ý nghĩa mới giàu giá trị hiện thực. Một phần tác phẩm thơ đi sứ thời Nguyễn được các sứ thần viết ra để miêu tả hành trình đi sứ và bày tỏ tâm sự của mình. Trong những tâm sự đó, có những tâm sự rất riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn không biết tỏ cùng ai, đành chôn chặt trong lòng nên nó cứ dày lên, xót xa và dằn vặt. Tuy có nhiều hướng rẽ: hoặc tâm sự u buồn, cô đơn, bất lực hoặc tâm trạng lo âu vì đất nước, bất mãn với thế thái nhân tình hoặc nỗi lòng bi phẫn về thực trạng xã hội… nhưng tất cả đều cùng khởi phát từ tấm lòng “tiên ưu” của những bậc túc nho yêu nước. Vì thế, những trang thơ ấy đáng được hậu thế chia sẻ và trân trọng.

Nhìn chung, lòng tự hào dân tộc, kiên trì bảo vệ quốc thể và chủ quyền dân tộc, thiện chí muốn có hòa bình là nội dung xuyên suốt tạo nên giá trị nổi

Một phần của tài liệu những thành tựu của thơ đi sứ thời nguyễn (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)