Giọng mỉa mai, căm giận

Một phần của tài liệu những thành tựu của thơ đi sứ thời nguyễn (Trang 135)

Ngược lại, khi nói về những nhân vật phản diện, những bóng đen, những kẻ có nợ máu với nước với dân, thơ đi sứ thời Nguyễn được viết với giọng mỉa mai, căm giận, oán hờn.

Viếng Khuất Nguyên, Bùi Quỹ không giấu được sự căm phẫn của mình đối với bọn nịnh thần và cả ông vua ngu dốt Sở Hoài Vương:

Nịnh thiệt năng linh hồn chúa thính, Trung thần ninh nại mệnh hồ phi.

(Quá Tương Âm điếu Khuất Nguyên) (Lưỡi kẻ nịnh có thể khiến cho ông vua ngu tối nghe theo,/ Lòng trung sao nỡ để số phận rủi ro!)

Giọng thơ của Ngô Thì Vị có vẻ tự nhiên nhưng ẩn chứa trong đó thái độ mỉa mai chua chát, sâu cay:

Quan vô vũ dực trung yếm trệ, Sĩ hữu văn chương diệc mãi cầu.

(Phong tục ngâm) (Làm quan nếu không vây cánh thì rốt cuộc chỉ lẹt đẹt,/ Kẻ sĩ dù giỏi văn chương cũng câu cạnh mua chuộc.)

Mạnh mẽ, trực diện vẫn là cách nói của Nguyễn Du. Trong Phản chiêu hồn, ông chưởi mắng bọn quan lại dưới triều Sở Hoài vương. Ông gọi bọn chúng là bọn “ăn thịt người”, có “nanh vuốt và nọc độc” khác nào thú dữ. Tai hại hơn bản chất thú dữ của chúng lại được che giấu bằng những khuôn mẫu lý tưởng – ông Cao, ông Quỳ:

Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa, Tọa đàm lập nghi giai Cao, Quỳ. Bất lộ trảo nha dữ giác độc,

Giảo tước nhân nhục cam như di!

(Phản chiêu hồn) (Khi ra đường thì giong ruỗi xe, khi ở nhà thì ngồi vênh váo./ Họ đứng ngồi bàn tán như ông Cao, ông Quỳ./ Họ che giấu nanh vuốt và nọc độc,/ Nhưng cắn xé thịt người thì ngọt xớt như đường.)

Khinh bỉ, mắng chưởi Tần Cối, ông cũng nguyền rủa vợ y. Ông chưởi thị là “gà mái gáy sớm” loại nhất, bụng gạ giống hệt như chồng. Quả thật xứng khéo cùng kẻ quyền gian kết thành cợ chồng (Tượng Vương Thị)

Bài Kỳ lân mộ cũng rất tiêu biểu cho giọng điệu này. Bài thơ viết về Minh Thành Tổ không mỉa mai nữa và đầy căm giận, khinh bỉ. Đây là bài thơ trường thiên cổ thể, giọng cảm khái lâm ly. Nhà thơ mắng kỳ lân vì nó xuất hiện không đúng nơi đúng lúc:

Lân hề, quả vị thử nhân xuất, Đại thị yêu vật, hà túc trân?

(Ôi kỳ lân, nếu mày vì người ấy mà ra đời/ Thì mày chỉ là vật yêu quái, có gì đáng quý?)

“Người ấy” là ai? Mũi dùi của Nguyễn Du hướng vào người này. Hắn là Yên Vương Đệ, là ông vua có niên hiệu Vĩnh Lạc, Minh Thành Tổ (1403 – 1424). Trước hết hắn cướp ngôi cháu mà lên làm vua. Triều thần không ai tán thành.

Đại thần Phương Hiếu Dụ không theo lời hắn thảo chiếu nên bị giết chết cả mười họ. Nhân dân thấy chuyện bất nhân, oán giận nổi lên nên bị hắn đưa quân giết chết mươi vạn người. Giọng thơ căm thù cao độ:

Đoạt diệt tự lập phi nhân quân, Bạo nộ nhất sính di thập tộc.

Đại bổng cư hoạch phanh trung thần, Ngũ niên sở sát bách dư vạn ,

… Hoặc thị nhĩ sinh bất nhẫn kiến sát lục, Tiên tựu thử đại quyên kỳ thân.

(Cướp ngôi của cháu tự lập vua, hắn không phải là bậc nhân quân,/ Khi nổi oán giận, hắn giết cả mười họ người ta./ Gậy to, vạt dầu lớn, giết hại kẻ trung thần,/ Trong năm năm đã giết hơn trăm vạn người./ Xương trắng chất thành núi, máu thấm đỏ đất./ … Hay là mày sống ở đời, mày không nở thấy cảnh chém giết./ Nên đến chốn này mày đã bỏ mình đi trước.)

Một phần của tài liệu những thành tựu của thơ đi sứ thời nguyễn (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)