Thể loại thơ Đường luật nghiêm trang, cổ kính

Một phần của tài liệu những thành tựu của thơ đi sứ thời nguyễn (Trang 93)

Thơ Đường luật là thuật ngữ thi học Trung Quốc chỉ thơ cách luật được định hình và hoàn thiện ở thời Đường chỉ thơ cách luật được định hình và hoàn thiện ở thời Đường, gồm luật thi và tuyệt cú. Nó cũng được gọi là thơ cận thể để phân biệt với thơ cổ thể - thể thơ được định hình từ trước thời Đường. Do thơ cận thể là thành tựu tiêu biểu của thơ Đường nên ở Việt Nam ta có thói quen khi nói thơ Đường thường hiểu là thơ Đường luật.

Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã tiếp thu chữ viết Trung Quốc đồng thời tiếp thu hầu hết các thể thơ, văn Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, bi, minh, truyện, ký, từ, phú, thi… Trong đó, thơ Trung Quốc là thể loại có ảnh hưởng sâu rộng đối với thơ Việt Nam, đặc biệt là thơ Đường luật được tiếp thu hầu như trọn vẹn. Theo Trần Thị Bích Hải thì: “Trong thơ của các tác giả Việt Nam thời trung – cận đại, kể cả thơ chữ Hán và chữ Nôm có đến ¾ số bài được sáng tác theo thể Đường luật”[11, tr 19]. Tuy nhiên, trong quá trình “định cư” ở Việt Nam, thể Đường luật có những thay đổi để thích ứng với những điều kiện mới. Thơ Đường luật với nhiệm vụ chủ yếu là để tỏ chí, một phần thể hiện triết lý. Tình hình này được duy trì khá dài từ thời Lý đến đầu thời Lê (Thơ của Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, thơ thiền Lý – Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… ). Đến cuối thời Lê đầu thời Nguyễn thì tình hình có sự chuyển biến căn bản. Với sự khủng hoảng của ý thức hệ phong kiến và sự vùng dậy của quần chúng nhân dân bị áp bức, sự khám phá con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người đã trở thành những đối tượng chủ yếu, hàng đầu của văn học. Trong thơ Đường luật, con người ý thức, con người tài tử, con người nổi loạn

đã có chỗ đứng. Thơ Đường luật, vì thế đã bước từ đời sống đài các, cung đình để hòa vào đời sống dân dã như trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

Tác giả thơ đi sứ thời Nguyễn hầu hết đều chọn cho mình “người bạn tình có khuôn mặt cân đối, dáng đi nghiêm chỉnh, giọng nói nhỏ nhẹ nhưng mặn mà đằm thắm” (cách dùng của tác giả Thi nhân Việt Nam) – thể thơ Đường luật nghiêm trang cổ kính. Tính chất nghiêm trang thể hiện ở hai phương diện:

Về hình thức: Mỗi bài thơ là một cấu trúc hoàn chỉnh, chưa có sự phá cách như thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương, Tú Xương. Cấu trúc ấy có quan hệ nội tại chặt chẽ bằng những quy định về niêm, luật, vần, đối và bố cục.

Về nội dung: Bài thơ thể hiện quan hệ thống nhất, tương giao giữa ngoại cảnh và nội tâm, giữa con người với thế giới. Trong quan hệ đó, trời đất là một đại vũ trụ, con người là một tiểu vũ trụ. Về cấu trúc hình thể, về vận động, về mọi hành vi ứng xử, thế giới tâm linh… của con người đều tương ứng với vũ trụ. Do đó, trong thơ Đường nói chung và thơ trung đại nói riêng (có thơ đi sứ thời Nguyễn), con người luôn khát vọng hòa hợp với thiên nhiên, ở giữa đất trời, cảm ứng với đất trời. Tiếng nói của nó hòa âm với nhịp điệu của vũ trụ và bấy giờ, thiên nhiên, nói như Trần Nho Thìn “là thứ thiên nhiên có tính chức năng”, “hình tượng thiên nhiên đóng vai trò của thứ giáo cụ trực quan cho các tư tưởng, các triết lý nhà Nho” [47, tr 148].

Bài Tân Ninh dạ bạc của Phan Huy Chú là một ví dụ:

Chu đáo Tân Ninh, tịch chiếu tà, Than đầu khách trạo các bình sa. Vũ mê ngạn sắc, lung yên thụ,

Hồ hải nhân trung, ngâm hứng khoát, Quan san chẩm thượng, lữ hoài xa. Đăng tiền bán dạ y song tọa,

Trù trướng thành biên kỷ khúc già…

(Thuyền đến bến Tân Ninh, ánh nắng chiều đã xế tà./ Đầu ghềnh, mái chèo khách gác trên bãi cát phẳng./ Mưa nhòa màu sắc trên bờ, phủ cây ngợp khói,/ Gió gây tiếng động mặt sông, cuộn làn hoa sóng./ Cảnh hải hồ trước mắt, hứng thơ bát ngát,/ Niềm quan san trên gối, dạ khách miên man./ Trước đèn mãi đến nửa đêm còn ngồi tựa cửa sổ,/Não lòng về mấy khúc kèn ở bên thành.)

Ngoài quan hệ vốn nghiêm ngặt về hình thức (niêm, luật, vần, đối, bố cục), bài thơ còn thể hiện quan hệ hòa hợp giữa tâm và cảnh, giữa con người với thiên nhiên. Tình điệu chính của bài thơ là buồn. Người đọc cảm nhận được điều này qua ngôn từ văn bản. Bài thơ có hai phần, một nói về thiên nhiên, một nói về con người. Thiên nhiên ảm đạm buồn bã, nhạt nhòa trong nắng chiều. Đã thế, bụi mưa còn làm nhòa sắc cây trên bờ khói phủ. Mưa đêm đã buồn lại thêm tiếng gió rít. Cảnh vật ấy bắt đúng lúc niềm tư hương đang thổn thức trong lòng khách. Lại thêm, nửa đêm tịch mịch vẳng lên tiếng kèn não nùng gần đấy. Tất cả cùng tạo nên một không gian buồn vắng khiến khách trên thuyền không sao ngủ được, thu mình lại bên cửa sổ đối diện với ngọn đèn khuya. Cảnh sắc thanh u xóm bến gợi nỗi buồn cô lữ. Bài thơ là sự hòa điệu thống nhất giữa cảnh và người.

Thơ Đường luật thường diễn tả một khoảnh khắc của tâm trạng hay một cảm xúc nào đó của nhà thơ trước cuộc sống một cách tế nhị hay ngôn chí một cách nghiêm trang. Tuy cùng thế hệ nhà thơ trung đại thời Nguyễn nhưng Đường luật trong thơ Hồ Xuân Hương đã có những cách tân đáng kể. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật được vận dụng theo hướng dân

tộc hóa. Xuân Hương vận dụng những câu thơ đối nhau trong thể thơ Đường luật, tạo ra thế đối lập, tương phản dùng vào mục đích trào phúng, đả kích:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ? Lại đây chị dạy cho làm thơ. Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.

(Lũ ngẩn ngơ)

Đường luật trong thơ Hồ Xuân Hương không còn là lối Đường luật mang tính quy phạm dày đặc các điển tích, điển cố mà đầy những ngôn ngữ đời thường. Bài thơ không hướng về vũ trụ cao rộng mà gắn với đời sống trần tục. Con người trong thơ được đặt trong tọa độ khác là cuộc sống đời thường nên đậm đặc lối nói suồng sã, tinh nghịch, tự nhiên nào là “lũ ngẩn ngơ”, “khéo khéo”, “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng”, “châm”, “húc”, “chị”… Tuy cũng là nhà thơ trung đại thời Nguyễn nhưng lời thơ của bà là lời thơ đối thoại trực tiếp. Chủ thể trữ tình trực diện thách thức “lại đây cho chị dạy”. Rõ là tấm lễ phục của thơ Đường được bà đem khoác cho các anh hề.

Nhìn chung thơ đi sứ chủ yếu dùng thể Đường luật cận thể và trên cái chung đó các nhà thơ đi sứ thời Nguyễn cũng đã tạo ra cái riêng góp phần làm nên đặc sắc của thơ đi sứ. Đặc biệt trong thơ đi sứ thời Nguyễn cùng với việc mở rộng đề tài (phản ánh đời sống hiện thực) thì hình thức cũng có ít nhiều sự thay đổi. Một xã hội có quá nhiều biến động, phức tạp như triều Nguyễn thì thể thơ Đường luật e rằng không gói được hết nên bấy giờ các tác giả thơ đi sứ đã có sự lựa chọn khác. Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là hai nhà thơ tiêu biểu của dòng hiện thực Đường thi. Khi viết về cảnh bắt lính, bắt phu tàn khốc, Đỗ Phủ phải dùng thể ca hành, cổ phong như Binh xa hành, Thạch hào lại… Bạch Cư Dị dùng lối thơ cổ thể như Thôn cư khổ hàn, Ca vũ… để phản ánh đời sống

khốn khổ của dân và châm biếm thời thế. Giống như hai nhà thơ xuất sắc ấy, sứ giả thời Nguyễn cũng đã chọn cho mình thể thơ thích hợp để tóm lấy mảng hiện thực xã hội đen tối bấy giờ.

Bùi Dị dùng thể hành để kể về việc dân đói phải bán con tại vùng sông Hoàng Hà:

…Hòa bất lập miêu, mạch tọa khô, Đông tây tựu thực, giả thiên sổ. Dư sinh long – chung vị tức tử; Gia bần phụ tử nan tương tụ. Dục khứ tha nhân thảm biệt ly, Tọa thị cùng ngã phả do dũ…

(Hoàng Hà cơ dân dục tử hành) (…Mạ đẻ không được, lúa chết khô./ Nhân dân bỏ nhà đi phương xa kiếm ăn kể có hàng ngàn./ Những người già khọm sống sót còn chưa đến lúa chết./ Những nhà nghèo, cha con khó mà đoàn tụ cùng nhau./ Bán con cho người khác,tuy có đau xót vì biệt ly,/ Song còn hơn trông nhau mà chết đói!...)

Nguyễn Du sử dụng thể thơ ngũ ngôn trường thiên để miêu tả cụ thể, tỉ mỉ những cảnh, những gương mặt đói rau, đói thuốc đang chờ chết bên đường trong bài Sở kiến hành:

…Quần nhi thả hỷ tiếu Bất tri mẫu tâm thương Mẫu tâm thương như hà Tuế cơ lưu dị hương… … Mẫu tử bất túc tuất Phủ nhi tăng đoạn trường Kỳ thống tại tâm đầu Thiên nhật giai vị hoàng…

(…Lũ trẻ vẫn cười vui,/ Không biết lòng mẹ đau xót./ Lòng mẹ đau xót như thế nào?/ Năm đói lưu lạc quê người/ … Mẹ chết không đáng tiếc, Vỗ về con mà lòng đứt ruột. / Lòng đau xót vô cùng,/ Trông lên trời, mặt trời vàng úa.)

Có khi ông sử dụng thể thất ngôn trường thiên với mục đích tố cáo, châm biếm những “bóng đen” trong xã hội như trong bài Kỳ lân mộ, Phản chiêu hồn

Như vây, để tái hiện những bức tranh hiện thực, những hình ảnh đang diễn ra trong đời thường, các nhà thơ đi sứ thời Nguyễn phải dùng đến một hình thức thơ khác không phải là thể Đường luật nghiêm trang nữa.

Một phần của tài liệu những thành tựu của thơ đi sứ thời nguyễn (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)