KẾT QUẢ THU HOẠCH TỪ VỤ LÚA HÈ THU 2014

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 46)

4.2.1 Chi phí và doanh thu của mô hình

4.2.1.1 Tổng chi phí

Chi phí cho việc sản xuất lúa vụ Hè-Thu 2014 bao gồm tổng các khoản mục chi phí như : chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động (gồm lao động gia đình và lao động thuê mướn), chi phí thuê máy móc ( cày, bừa, máy GĐLH,...), các khoản chi phí khác (chi phí lãi vay, chi phí thuê đất canh tác,...) nếu có.

Các khoản mục chi phí được so sánh giữa nông hộ tham gia và không tham gia CĐML được thể hiện dưới bảng sau:

34

Bảng 4.6 Các khoản mục chi phí sản xuất lúa vụ Hè-Thu của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML (đvt: 1.000 đồng/ha)

Chỉ tiêu

Trong Mô hình CĐML Ngoài Mô hình CĐML

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí giống 2.400 1.309 1.781,08 269,44 3.450,00 1.495,00 2.028,67 338,24 Chi phí phân bón 5.423,55 2.583,85 3.988,23 680,09 6.516,00 2.310,00 4.282,61 638,76 Chi phí thuốc BVTV 4.352,57 880,50 2.557,05 1.034,63 3.234,00 1.143,00 2.720,19 629,69 Chi phí lao động 5.475,00 1.300,00 3.214,44 659,31 6.900,00 1.710,00 3.744,44 906,74

Chi phí thuê máy móc

4.965,54 350,65 2.823,15 688,33 3650,55 505,56 2.128,13 365,61

Chi phí khác 978,00 57,35 549,87 232,54 875,00 67,65 251,84 167,38

Tổng chi phí 20.347,39 11.936,80 15.113,82 1.572,28 20.881,45 11.309,56 15.155,87 1.543,84

35

*Chi phí giống:

Giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong sản xuất lúa. Việc lựa chọn giống gieo sạ là khâu quan trọng bậc nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm đầu ra. Đối với nông dân trong mô hình thì chi phí giống chiếm tỷ trọng 11,78% tổng chi phí, đối với nông dân ngoài mô hình thì chi phí giống chiếm đến 13,39% trong tổng chi phí. Trong bảng tổng hợp điều tra về khoản mục giống cho thấy, chi phí giống trung bình mà người nông dân trong mô hình bỏ ra (1.781,08 nghìn đồng/ha) nhỏ hơn so với chi phí giống trung bình của hộ dân ngoài mô hình (2.028,67 nghìn đồng/ha). Lí do, giá giống và lượng giống gieo sạ có sự chênh lệch giữa 2 đối tượng.

Bảng 4.7 Lượng giống và giá giống của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML

Chỉ tiêu

Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Lượng giống (kg/ha) 119 200 161,69 23,48 130 300 172,50 29,66 Giá giống (1.000 đồng/kg) 11 12 11,53 0,23 11 12,5 11,73 0,47

Nguồn: số liệu điều tra năm 2014

Theo khảo sát thực tế, trong khi giá giống mà hộ dân trong mô hình CĐML mua từ Công ty, doanh nghiệp bao tiêu hay các HTX trung bình là 11.533 đồng/kg giống thì giá giống mà người nông dân bên ngoài CĐML mua ở ngoài thị trường trung bình cao hơn là 11.730đồng/kg. Bên cạnh giá thấp hơn thì chất lượng giống mà nông hộ mua từ Doanh nghiệp bao tiêu cũng đảm bảo hơn so với các chất lượng giống bên ngoài. Đồng thời, lượng giống nông dân trong mô hình sử dụng nhờ sự chỉ dẫn của các cán bộ nông nghiệp, kỹ sư “3 cùng” của công ty Cổ phần BVTV An Giang khuyến cáo nên thời gian qua các nông dân đã thực hiện giảm lượng giống gieo sạ trên cùng một đơn vị diện tích. Cụ thể, lượng giống trung bình trong CĐML là 161,69 kg/ha, cao nhất là 200 kg/ha và thấp nhất

36

là 119 kg/ha; trong khi đó lượng giống gieo sạ bên ngoài CĐML trung bình là 172,50 kg/ha, cao nhất là 300 kg/ha và thấp nhất là 130 kg/ha. Việc áp dụng phương pháp sạ hàng cũng góp phần giúp các nông hộ trong CĐML giảm thiểu lượng giống đáng kể.

*Chi phí phân bón:

Chi phí phân bón là tổng số tiền người nông dân bỏ ra để mua phân bón sử dụng trên tổng diện tích đất sản xuất của họ. Chi phí phân cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng sử dụng, giá tiền của loại phân trên thị trường. Mỗi hộ nông dân đa phần dều sử dụng công thức bón phân theo kinh nghiệm, một số bón theo hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp. Theo điều tra, loại phân mà nông dân địa phương sử dụng là phân Urê, phân DAP, phân Kali, phân NPK 20-20-15, phân NPk 16-16- 8,…

Đối với nông hộ trong mô hình chi phí phân bón trung bình là 3.988,23 nghìn đồng/ha, lớn nhất là 5.423,55 nghìn đồng/ha, nhỏ nhất là 2.583,85 nghìn đồng/ha. Trong khi đó nông dân ngoài mô hình có chi phí phân bón trung bình là 4.282,61 nghìn đồng/ha, lớn nhất là 6.516,00 nghìn đồng/ha, nhỏ nhất là 2.310,00 nghìn đồng/ha. Như vậy, nông dân trong mô hình có chi phí phân bón trung bình thấp hơn ngoài mô hình. Giải thích cho vấn đề này là nông dân ở trong mô hình thường được mua phân bón với giá rẻ hơn từ công ty hoặc Doanh nghiệp bao tiêu của cánh đồng, còn nông dân ngoài mô hình mua nhỏ lẻ bên ngoài và thường mua chịu nên phải gánh chịu thêm phần lãi suất mà các cửa hàng vật tư nông nghiệp cung cấp ( mua chịu giá cao hơn giá thị trường).

Trong tổng chi phí, đối với nông hộ trong mô hình chi phí phân bón chiếm tỷ trọng là 26,39%; đối với nông hộ ngoài mô hình chi phí phân bón chiếm tỷ trọng là 28,26% trong tổng chi phí.

*Chi phí Thuốc BVTV:

Chi phí thuốc BVTV là tổng số tiền mà người nông dân bỏ ra để mua thuốc BVTV trên tổng diện tích đất sản xuất của họ. Theo kết quả điều tra, nông dân trong và ngoài mô hình dùng rất nhiệu lại thuốc khác nhau: thuốc ốc, thuốc sâu, thuốc rầy, thuốc cỏ, thuốc dưỡng, … Đối với nông dân trong mô hình, chi phí thuốc BVTV trung bình là 2.757,05 nghìn đồng/ha, trong đó lớn nhất là 4.352,70 nghìn đồng/ha, nhỏ nhất là 880,50 nghìn đồng/ha, chi phí này chiếm 18,24% trong tổng chi phí sản xuât. Đối với nông dân ngoài mô hình, chi phí thuốc BVTV trung bình là 2.827,97, trong đó lơn nhất là 5.060,00 nghìn đồng/ha và nhỏ nhất là 1.143,00 nghìn đồng/ha, chi phí này chiếm 17,95% trong tổng chi phí.

37

Như vây, tồng chi phí thuốc BVTV trung bình mà nông dân trong mô hình bỏ ra thấp hơn nông dân ngoài mô hình. Đây là do việc mua thuốc BVTV chênh lệch về giá tiền, khi nông dân tham gia mô hình được mua giá thuốc rẻ hơn, hoặc mua đầu vụ thiếu đến cuối vụ nhưng không tính lãi. Trong khi đó với nông dân ngoài mô hình phải mua chịu và bị tính giá cao hơn (xem như số lãi phải chịu). Ngoài ra, nông dân của mô hình có các kỹ sư thăm đồng và cho liều lượng phun xịt thuốc, còn nông dân ngoài mô hình tự đón bệnh và phun xịt theo kinh nghiệm và đa phần là dư thừa so với lượng cần thiết dẫn đến chi phí cao hơn.

* Chi phí lao động:

Chi phí lao động gồm lao động gia đình và lao động thuê ngoài. Đây là khoản mục khó xác định chi phí nhất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, do số giờ lao động khó tính chính xác nên giá trị chi phí lao động mang tính tương đối.

Đối với nông dân trong CĐML, chi phí lao động trung bình là 3.214,44 nghìn đồng/ha, lớn nhất là 5.475,00 nghìn đồng/ha và nhỏ nhất là 1.300 nghìn đồng/ha, chi phí này chiếm 21,26% trong tổng chi phí. Đối với nông dân ngoài CĐML, chi phí lao động trung bình là 3.744,44 nghìn đồng/ha , lớn nhất 6.900 nghìn đồng/ha là và nhỏ nhất là 1.710,00 nghìn đồng/ha, chi phí này chiếm 24,71% trong tổng chi phí. Chi phí lao động trung bình của nông dân trong CĐML bỏ ra thấp hơn so với nông dân ngoài CĐML nguyên nhân là do khi nông dân tham gia CĐML có thêm một lực lượng cùng nông dân ra thăm đồng là các kỹ sư và cán bộ khuyến nông, họ giúp người nông dân giảm bớt ngày công thăm đồng. Quan trọng hơn là lí do nông dân trong CĐML hầu hết đã bắt đầu cơ giới hoá các khâu sản xuất giúp giảm chi phí lao động. Ngược lại nông dân ngoài CĐML vẫn còn áp dụng các kỹ thuật cũ trong sản xuất nên khâu lao động vẫn còn tốn nhiều chi phí.

*Chi phí thuê máy móc:

Chi phí máy móc là số tiền nông hộ bỏ ra để thuê mướn máy móc, thiết bị thay thế cho một số hoặc toàn bộ khâu sản xuất thay thế cho các kỹ thuật thủ công, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng lúa thương phẩm.Các khâu sản xuất tập trung thuê máy móc là khâu làm đât (cày, bừa, xới, trục,…) và khâu thu hoạch bằng máy GĐLH.

Đối với nông hộ trong CĐML, chi phí thuê máy móc trung bình là 2.823,15 nghìn đồng/ha, lớn nhất là4.965,54 nghìn đồng/ha và nhỏ nhất là 350,65 nghìn đồng/ha, chi phí này chiếm 18,68% trong số tổng chi phí sản xuất. Đối với nông hộ ngoài CĐML, chi phí thuê máy móc trung bình là 2.128,13 nghìn đồng/ha, lớn

38

nhất 3.650,55 là và nhỏ nhất là 505,56 nghìn đồng/ha , chi phí này chiếm 14,04% trong tổng chi phí sản xuất.

Chi phí thuê máy móc trung bình của nông dân trong CĐML cao hơn nông dân ngoài mô hình. Như đã có phân tích ở trên, do áp dụng cơ giới hoá vào nhiều khâu sản xuất hơn nên nông dân trong mô hình có chi phí thuê máy móc cao hơn.

* Chi phí khác:

Khoản mục này là chi phí mà nông hộ dùng để mua nhiên liệu, chi phí lãi vay, … Chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Đối với nông hộ trong CĐML, chi phí khác trung bình là 549,87 nghìn đồng/ha, lớn nhất là 978,50 nghìn đồng/ha và nhỏ nhất là 57,35 nghìn đồng/ha, chi phí này chiếm 3,65% trong tổng chi phí. Đối với nông hộ ngoài CĐML, nông hộ ngoài CĐML, chi phí khác trung bình là 251,84 nghìn đồng/ha, lớn nhất là 875 nghìn đồng/ha và nhỏ nhất là 67,65 nghìn đồng/ha, chiếm 1,66% trong tổng chi phí.

4.2.1.2 Tổng doanh thu

Qua khảo sát thực tế, ta có được bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ trong CĐML và ngoài CĐML như sau:

39

Bảng 4.8 Kết quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML vụ Hè-Thu ở huyện Long Mỹ

Chỉ tiêu

Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Năng suất (tấn/ha) 10,50 3,60 5,33 5,41 3,74 4,48 Giá bán (đồng/kg) 5.650,00 4.700,00 5.491,11 5.450,00 5.200,00 5.385,56 Tổng chi phí (1.000 đồng/ha) 20.347,39 11.936,80 15.113,82 20.881,45 11.309,56 15.155,87 Doanh thu (1.000 đồng/ha) 57.225,00 19.598,20 29.276,58 29.495,40 20.378,64 24.147,81 Thu nhập (1.000 đồng/ha) 38.947,61 6.582,02 15.716,65 18.365,60 6.662,07 11.958,04 Lợi nhuận ( 1.000 đồng/ha) 36.877,61 4.282,02 14.142,60 14.665,6 1.463,55 8.991,93

40

Doanh thu của hoạt động sản xuất lúa được tính bằng sản lượng nhân với giá bán lúa của nông hộ. Như vậy, giá bán và năng suất là yếu tố quyết định doanh thu cao hay thấp.

* Năng suất lúa:

Năng suất lúa trung bình của nông dân trong CĐML là 5,33 tấn/ha cao hơn năng suất lúa trung bình của nông dân ngoài mô hình chỉ có 4,48 tấn/ha.

* Giá bán:

Giá bán lúa trung bình của nông dân trong mô hình là 5.491,11 đồng/kg trong khi giá bán lúa của nông dân ngoài mô hình trung bình chỉ có 5.385,56 đồng/kg. Có sự chênh lệch về giá lớn như vậy là do nông dân trong mô hình đa phần bán lúa cho doanh nghiệp đã bao tiêu có kí hợp đồng từ trước nên giá cao hơn. Nông dân bên ngoài mô hình bán cho thương lái, bị ép giá nên giá bán thấp hơn.

* Doanh thu:

Do năng suất và giá bán cao hơn nên doanh thu trung bình của nông dân trong mô hình cũng cao hơn doanh thu ngoài mô hình. Đối với nông hộ trong mô hình, doanh thu trung bình là 29.276,58 nghìn đồng/ha, cao nhất là 57.225,00 nghìn đồng/ha, thấp nhất là 19.598,20 nghìn đồng/ha. Đối với nông hộ bên ngoài mô hình, donh thu trung bình là 24.147,81 nghìn đồng/ha, cao nhất là 29.495,40 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 20.378,64 nghìn đồng/ha.

4.2.2 Thu nhập và lợi nhuận của nông hộ từ mô hình

4.2.2.1 Thu nhập

Thu nhập được tính bằng tổng doanh thu trừ cho chi phí tiền mặt (không bao gồm chi phí LĐGĐ). Thu nhập của nông hộ trong mô hình trung bình là 15.716,65 nghìn đồng/ha, cao nhất là 38.764,11 nghìn đồng/ha, thấp nhất là 6.582,02 nghìn đồng/ha. Trong khi đó, thu nhập của nông hộ bên ngoài mô hình trung bình đạt được là 11.958,04 nghìn đồng/ha, cao nhất là 18.365,60 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 6.662,07 nghìn đồng/ha.

4.2.2.1 Lợi nhuận

Sau khi lấy tổng doanh thu trừ cho tổng chi phí sản xuất (bao gồm cả chi phí lao động gia đình) người nông dân có được phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất

41

lúa. Từ bảng kết quả sản xuất lúa trên cho thấy lợi nhuận trung bình của nông hộ trong CĐML là 14.142,60 nghìn đồng/ha, cao nhất là 38.947,61 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 4.282,02 nghìn đồng/ha. Trong khi đó, lợi nhuận trung bình của nông hộ bên ngoài CĐML là 8.991,93 nghìn đồng/ha, cao nhất là 14.665,6 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 1.463,55 nghìn đồng/ha.

Như vậy việc tham gia vào mô hình CĐML, nông hộ đã nâng cao được thu nhập cũng như lợi nhuận so với việc sản xuất bình thường, không vào mô hình. Sau đây là bảng tổng kết so sánh mức chênh lệch của các chỉ tiêu doanh thu, năng suất, lợi nhuận và thu nhập

Bảng 4.9 So sánh các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML vụ Hè-Thu ở huyện Long Mỹ

Chỉ tiêu Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML

Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối

(%) Doanh thu (1.000 đồng/ha) 29.276,58 24.147,81 5.128,77 21,24 Thu nhập (1.000 đồng/ha) 15.716,65 11.958,04 3.758,61 31,43 Lợi nhuận ( 1.000 đồng/ha) 14.142,60 8.991,93 5.150,67 57,28

Nguồn: số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng phân tích cho thấy rằng sau khi tham gia CĐML nông hộ gia tăng thu nhập đáng kể, tăng 31,43%, lợi nhuận tăng 57,28% so với nông hộ không tham gia mô hình.

Qua các phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa của mô hình CĐML cho thấy sản xuất trong mô hình có sự hiệu quả về mặt tài chính hơn so với sản xuất lúa ngoài mô hình. Đây là dấu hiệu đáng mừng và quan trọng. Vì dù khi xây dựng mô hình có đưa ra nhiều mục tiêu nhưng mục tiêu quan trọng và quan tâm hàng đầu của người nông dân cũng như người hoạch định, tổ chức mô hình vẫn là nâng cao thu nhập, lợi nhuận cho nông hộ. Như vậy, về cơ bản cho thấy mô hình CĐML sản xuất lúa có hiệu quả hơn nhưng mức hiệu quả này còn chưa tối đa. Do đó, cần tiếp tục đánh giá, phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình để xác định các

42

yếu tố nào có ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng như thế nào, từ đó đưa ra các giải pháp, kỹ thuật áp dụng vào mô hình nhằm đạt hiệu quả tối đa.

43

CHƯƠNG 5

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CĐML Ở HUYỆN LONG MỸ TỈNH

HẬU GIANG

5.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TRONG MÔ HÌNH CĐML Ở TX HUYỆN LONG MỸ

5.1 So sánh hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML CĐML

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên ) và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ( hàm phi hiệu quả kỹ thuật ) của 45 nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML theo công thức (3) và (4) được trình bày ở bảng . Hệ số gramma (γ) là 0,999~1, cho thấy bên cạnh các yếu tố đầu vào sản xuất còn tồn tại các yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hay còn gọi là yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật. Chính vì vậy, phương pháp ước lượng “khả năng cao nhất” (MLE) phù hợp hơn phương phấp “bình phương bé nhất” (OLS).

Qua kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình mà nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML đạt được là 84,5% so với sản lượng tối đa. Điều đó cho thấy, với cùng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 46)