Kỹ thuật và tập huấn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 41)

Mô hình CĐML được xây dựng với mục tiêu là để nông dân dần thay đổi tập quán canh tác cũ kỹ, thiếu khoa học và hiệu quả. Đồng thời, giúp người nông dân cùng nhau thực hiện việc sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập và năng lực cạnh tranh cũng như giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Để có thể giúp nông hộ tiếp cận tốt với phương thức mới này, các đơn vị như Trạm Bảo vệ thực vật, Hợp tác xã nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật và các Công ty phân bón, công ty Bảo vệ thực vật(Công ty BVTV An Giang,Công ty Lúa vàng…) đã tích cực chủ động tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật giúp nông dân nâng cao khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, các phương pháp canh tác mới thay cho phương pháp truyền thống kém hiệu quả. Tại các buổi tập huấn, người nông dân được phổ biến các kỹ thuật như “Ba Giảm ba Tăng-3G3T”, “Quản lý phòng trừ dịch hại-IPM”, “một phải năm giảm-1P5G”, khuyến khích nông dân xuống giống theo lịch,…

Bảng 4.3 Tham gia tập huấn và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất lúa

Chỉ tiêu Trong CĐML Ngoài CĐML Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Tham gia tập huấn

Có 40 88,89 29 64,44

Không 5 11,11 16 35,56

Áp dụng tập huấn

Có 25 62,50 12 41,38

Không 15 37,50 17 58,62

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Theo như kết quả điều tra thực tế, các hộ dân tham gia CĐML có tham gia khá đầy đủ những buổi tập huấn. Trong 45 mẫu quan sát, tỷ lệ nông hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật là 40 hộ, chiếm 88,89%; số hộ không tham gia đa phần vì không có thời gian, bận việc riêng,.. số hộ này là 5 hộ, chiếm 11,11%. Như vậy, công tác tập huấn có nhận dược sự quan tâm và hưởng ứng của nông dân địa phương. Sau khi tập huấn, các nông hộ áp dụng các kỹ thuật vào khâu sản xuất là 25 hộ, chiếm 62,5%; tham gia tập huấn nhưng chưa áp dụng là 15 hộ chiếm tỷ lệ 37,5%. Trong khi đó, số lượng nông dân bên ngoài mô hình CĐML tham gia tập huấn thấp hơn, chỉ có 29 hộ có tham gia tập huấn, chiếm 64,44%; số hộ không tham gia là 16 hộ chiếm 35,56%. Sauk hi tập huấn, số hộ có áp dụng các kỹ thuật

28

vào sản xuất lúa là 12 hộ, chiếm tỉ lệ 41,38% và không áp dụng là 17 hô, chiếm tỉ lệ 58,62%.

Theo tiêu chí của CĐML, khi tham gia mô hình nông dân bắt buộc phải tham gia tập huấn và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật theo đúng yêu cầu. Nhưng do đây là cánh đồng mẫu, nên những cam kết còn lỏng lẻo, chưa có đầy đủ, chỉ mang tính vận động là chính. Vì vậy, trong CĐML vẫn tồn tại một số nông dân chưa áp dụng kỹ thuật tập huấn. Lý do các nông hộ có tham gia tập huấn nhưng chưa áp dụng có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu nhất vẫn là do người nông dân ở địa phương đã quen thuộc cách thức tổ chức và canh tác kiểu cũ, họ vẫn áp đặt những kinh nghiệm đó vào sản xuất, chưa tin vào phương thức mới. Chính vì vậy, muốn có sự tham gia và đồng thuận của tất cả các nông hộ cần thêm nhiều sự giúp đỡ từ nhiều đơn vị khác nhau trong thời gian tới. Thêm vào đó, nhìn vào thực tế chung các buổi tập huấn ở địa phương diễn ra còn khá sơ sài, mang nặng về hình thức đồng thời còn thiếu nhiều nhân lực là các cán bộ và nhà khoa học giúp cho nông dân có thể nắm bắt kỹ thuật mới.

Riêng với nông dân bên ngoài CĐML, do đây là nhóm nông dân ngoài mô hình nên thông tin hay các buổi về tập huấn kỹ thuật cũng sẽ ít hơn so với nông dân trong mô hình. Từ đó, việc tham gia tập huấn đã ít, việc áp dụng cũng ít hơn. Xuất phát nguyên nhân cũng do hạn chế về trình độ phổ biến kiến thức và thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 41)