Như kết quả phân tích từ thực tế, lượng phân bón mà nông hộ sử dụng chưa mang hiệu quả tối ưu cần bón phân theo bảng so màu lá lúa, thuốc BVTV nên sử dụng đúng liều, đúng lượng.
6.2.3 Tăng cường công tác tập huấn khoa học-kỹ thuật
Kết quả phân tích cho thấy tập huấn và việc áp dụng kỹ thuật không có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ lý do chính là ở khâu tổ chức và quản lý. Do đó cần tăng cường tập huấn và áp dụng khoa học cho nông hộ, không tổ chức cho có, cho phong trào, thành tích mà phải thực sự có chất lượng. Giúp người nông dân nắm lỹ thuyết lẫn kỹ thuật, tổ chức thực hành trên đồng ruộng cho nông dân nắm bắt và có tay nghề kỹ thuật.
Không chỉ nông dân, cán bộ kỹ sư có liên quan trong mô hình phải thường xuyên kịp thời theo dõi và nâng cao các kỹ thuật canh tác lúa mới để truyền dạy, chuyển giao cho nông hộ.
61
6.2.4 Kêu gọi đầu tư, hợp tác 4 nhà
Tích cực kêu gọi sự đầu tư nhiều và mạnh mẽ hơn từ nhiều nguồn như Doanh Nghiệp hay Công ty Giống ở địa phương, Công ty Lúa Vàng, công ty Cổ phần Thuốc BVTV An Giang, Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty Lương thực Hậu Giang,.. Bên cạnh đó, có sự gắn kết chặt chẽ với đội ngũ nhà khoa hoc, các Viện, Trường, ... trong nghiên cứu mở rộng và phát triển mô hình. Sự hợp tác này tạo nên sức mạnh tổng thể, quy mô, đa chiều mà ở đó người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn so với kiểu sản xuất tự túc.
6.2.5 Hoàn thiện đê bao, cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi
Trong CĐML hệ thống đê bao tương đối hoàn thiện. Thời gian tới cần xây dựng thêm đường giao thông ra cánh đồng và sữa chữa các cống hở.
62
CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN
Qua các kết quả thống kê và phân tích từ thực tế cho thấy hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trong CĐML ở huyện Long Mỹ đạt 81,18%, tương đối cao so với hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ bên ngoài mô hình là 73,61%. Như vậy, với việc kết hợp kỹ thuật và phân bổ nguồn lực đầu vào hợp lý, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trong CĐML còn có thể tăng thêm là 18,82% để đạt tối ưu. Bên cạnh việc ước lượng kết quả hàm sản xuất biên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật bằng phần mềm Frontier 4.0 cũng đã đề xuất các cách kết hợp lượng đầu vào hợp lí và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật để từ đó có các hướng giải quyết trong thời gian tới giúp cho mô hình áp dụng thêm hiệu quả hơn nữa.
Mô hình CĐML theo hướng tập trung đang dần được khẳng định từ kết quả mang lại về mặt kinh tế, xã hội và cho thấy hiệu quả thiết thực đối với người trồng lúa trong việc góp phần giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nông dân được hưởng lợi từ những dịch vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm từ các hoạt động dịch vụ, tạo điều kiện áp dụng quá trình sản xuất, cơ giới hoá một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn. CĐML tạo tiền đề cho sản xuất hàng hoá lớn, xây dựng vùng nguyên liệu thông qua tăng cường liên kết 4 nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị mở ra triển vọng cho vùng sản xuất lúa nguyên liệu tập trung ổn định, góp phần cải thiện nâng cao thu nhập cho người nông dân.Các nhóm liên kết của doanh nghiệp bước đầu mang lại đạt hiệu quả cho nông dân và đang tiếp tục phát huy tại những vùng có diện tích sản xuất nhỏ để tạo tiền đề cho phát triển các CĐML của tỉnh.
63
7.2 KIẾN NGHỊ
7.2.1 Đối với địa phương
-UBND Huyện, phòng Nông Nghiệp huyện cần liên kết chặt chẽ hơn với Chi cục BVTV tỉnh, các Trường, Viện nghiên cứu tiếp tục chuyển giao các kỹ thuật mới cho nông dân ở trong mô hình.
- Phòng Nông Nghiệp, Trạm BVTV huyện tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật chất lượng cao, chuyển giao các lý thuyết mới về mô hình, về quy trình sản xuất. Vì nông dân đa phần có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm nhưng trình độ học vấn còn thấp, các cán bộ chuyên viên, kỹ sư cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể, thực hành nhiều lần để nông dân nắm rõ.
- Tiếp tục thực hiện hệ thống giao thông thủy lợi, đê bao khép kín.
7.2.2 Đối với Nhà nước
- Có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kho chứa, máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu thu mua ,bao quản,chế biến đủ năng lực đáp ứng thao yêu cầu của thực tế sản xuất từng địa phương tránh ùn tắc làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa vào thời điểm thu hoạch.
- Tiếp tục duy trì hỗ trợ lãi suất mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư kiến thiết đồng ruộng mẫu cho một số cánh đồng lớn ,mỗi xã một mô hình điểm với quy mô diện tích 30-50 ha nhằm tạo điều kiện thuận lợi chi việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật , nâng cao hiệu quả sản xuất tạo thế phát triển bền vững cho mô hình.
7.2.3 Đối với người nông dân
- Nên tham gia nhiều các buổi tập huấn kỹ thuật, tìm hiểu thông tin về các kỹ thuật trồng lúa theo từng vụ, sử dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong trồng lúa và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những nông dân, cán bộ khuyến nông. Mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất
64
- Nên tính toán chi phí cẩn thận, sử dụng đúng cách nguồn lực về lao động, sử dụng phân bón hợp lý để đem lại lợi nhuận cao hơn, theo nguyên tắc 4 đúng: “đúng loại, đúng liều, đúng cách, đúng lúc”.
Tìm hiểu trước thông tin về thị trường để tránh những thiệt hại không đáng có như bán lúa giá thấp hơn thị trường, tìm nguồn đầu ra ổn định để tránh bị ép giá.
Tìm hiểu kỹ càng và có những biện pháp kỹ thuật thích hợp về giống lúa mình sẽ trồng và độ thích hợp của nó trên đồng ruộng, thời tiết và nhu cầu của thị trường.
Tìm hiểu thêm thông tin về chính sách của Chính phủ hay chính quyền địa phương để nhận được nhiều ưu đãi và quyền lợi thông qua báo đài và thông tin từ địa phương về canh tác lúa như chương trình trợ giá giống lúa hay hỗ trợ giống lúa.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục thống kê huyện Long Mỹ (2014), Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2013.
2. Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang (2014), Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013.
3. Đặng Văn Đô (2013), Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang,
Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
4. Đặng Văn Đô (2013), Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang,
Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
5. Đặng Văn Đô (2013), Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang,
Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Hữu Đặng (2012). Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011, Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276, Đại học Cần Thơ.
7. Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch tháng 6- 2014.
8. Ths.Nguyễn Phú Sơn, Ths. Huỳnh Trường Huy, Cn.Trần Thụy Ái Đông (2004). Bài giảng môn học Kinh tế sản xuất, Đại học Cần Thơ.
9. TS. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, TP.HCM.
10.Vũ Trọng Bình (2006), Cánh đồng mẫu lớn: Lý luận và tiếp cận thực tiễn trên thế giới và Việt Nam, Tạp chí khoa học, Hà Nội.
11.TS. Mai Văn Nam (2007), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội.
66
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Bảng câu hỏi
Mẫu thu số: …….Ngày…….tháng……năm 2014
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC NÔNG HỘ
Xin chào Ông (Bà), tôi tên : Phan Kim Hạnh là sinh viên Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp - Khóa 37 của trường Đại Học Cần Thơ. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài Luận Văn “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình Cánh Đồng Mẫu Lớn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”. Rất mong Ông (Bà) sẽ dành chút thời gian để tham gia buổi phỏng vấn ngắn dưới đây. Các ý kiến của Ông (Bà) là điều kiện tạo nên sự thành công của đề tài. Tôi xin cam đoan, việc sử dụng các thông tin chỉ nhằm mục tiêu thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn toàn bảo mật. rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Ông (Bà). Xin chân thành cảm ơn!
1. THÔNG TIN VỀ HỘ SẢN XUẤT LÚA
1.1 Họ tên đáp viên: ……….. 1.2 Giới tính: Nam (Nữ)
1.3 Địa chỉ:………….ấp………..……phường………..…Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
1.4 Trình độ hộc vấn :………../12 1.5 Số nhân khẩu: …………người.
1.6 Số lao động có tham gia sản xuất lúa ……….người. 1.7 Kinh nghiệm trồng lúa: …………năm.
1.8 Ông (Bà) có tham gia Cánh đồng Mẫu lớn Vụ Hè Thu-2014 hay không?
Có Không
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
2.1 Diện tích đất canh tác:………..(Trong đó, tổng diện tích đất canh tác lúa là:………..)
67
Đất nhà
Đất thuê mướn
Khác
(Nếu thuê mướn đất, vậy tổng diện tích đất thuê là:………; Giá thuê:……….triệu đồng/năm).
Khoảng cách từ nhà ra thửa ruộng xa nhất của Ông (Bà) khoảng bao nhiêu: ………..km 2.3 Giống:
2.3.1 Ông (Bà) đã sử dụng giống lúa gì ở vụ Hè-Thu 2014?
OM5451 OM4218 IR50404
Lúa dài Khác
2.3.2 Giống lúa mà Ông (Bà) chọn canh tác có đặc tính gì? (Có thể chọn hơn 1 đáp án)
Dễ trồng Kháng sâu bệnh
Năng suất cao Giá bán cao hơn các giống lúa khác
Phù hợp thời tiết, thổ nhưỡng Sinh trưởng tốt
Khác (………) 2.3.3 Ông (Bà) lấy giống từ đâu?
Mua giống từ các Cơ sở hoặc Trung Tâm giống cây trồng.
Lấy giống từ vụ gieo trồng trước đó.
Lấy từ Doanh nghiệp, công ty cung cấp
Khác (………..) 2.3.4 Ông(Bà) đánh giá như thế nào về chất lượng giống?
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 2.3.5 Mật độ gieo sạ lúa ………
2.3.6 Phương thức gieo sạ :
Sạ hàng
Sạ tay
2.4 Ông (Bà) có vay vốn để canh tác không? Có Không
Nếu có vay vốn, hỏi tiếp câu 2.4.1 và 2.4.2; nếu không có vay vốn, chuyển sang câu hỏi 2.5
2.4.1 Ông (Bà) vay vốn từ nguồn nào?
68
Tổ chức tín dụng ở địa phương ( hợp tác xã, quỹ nhân dân,…)
Vay ngoài khác.
2.4.2 Thông tin khoản vay:
Số tiền: ………triệu đồng. Lãi suất:………(%/tháng). Thời hạn:………..tháng.
Điều kiện cho vay:……….( thế chấp tài sản, tín chấp….)
2.5 Ông (Bà) tích lũy kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác lúa từ kênh nào? (có thể chọn hơn 1 đáp án):
Kinh nghiệm truyền thống. Từ hàng xóm
Từ việc tham gia tập huấn kỹ thuật. Từ báo đài, internet.
Tự nghiên cứu Từ cán bộ, kỹ sư khuyến nông.
Khác……….. 2.6 Vật tư nông nghiệp:
2.6.1 Ông (Bà) mua vật nông nghiệp cụ thể là thuốc trừ sâu, phân bón ở đâu?
Cửa hàng, đại lý vật tư nông nghiệp Khác 2.6.2 Lý do chọn mua ở cửa hàng đó?
Chất lượng cao hơn Giá hợp lí
Gần nhà, dễ vận chuyển Khác…………. 2.6.3 Mua theo hình thức nào?
Tiền mặt Mua chịu
(Nếu là mua chịu, hỏi thêm là khoảng thời gian trả là bao lâu: ………)
2.7 Thông tin về khoa học kỹ thuật
2.7.1 Địa phương có tổ chức buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật nào từ năm 2013 không?
Có Không 2.7.2 Nếu có, chương trình đó là:
69
IPM Khác………….. 2.7.3 Ông (Bà) có tham gia chương trình đó không?
Có Không
Nếu Có tham gia vậy Ông (Bà) xin cho biết thêm một số thông tin sau:
TT Nội dung tập huấn Số lần Đơn vị tổ chức
Nếu Không, xin cho biết lý do vì sao:
Không được mời Bận việc không đi
Vì đã có kinh nghiệm bản thân nên không đi. Khác.
2.7.4 Ông (Bà) có áp dụng các nội dung được chuyển giao vào kỹ thuật canh tác không?
Có Không
2.7.5 Nếu có xin Ông (Bà) cho biết hiện nay đang áp dụng kỹ thuật nào?
Giống mới Sạ hàng IPM
3 Giảm 3 Tăng 1 Phải 5 Giảm Khác
70
CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
Khoản mục chi phí ĐVT Số
lượng Đơn giá
Thành tiền Ghi chú Giống lúa Phân bón NPK URE KALI DAP LÂN Khác… Thuốc BVTV Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ Thuốc tăng trưởng Bón lá
71
Chi phí phát sinh khác Tổng cộng
CHI PHÍ CÁC KHÂU SẢN XUẤT LÚA
CÁC KHÂU SẢN XUẤT LÚA
LĐGĐ Lao động thuê mướn
Số lượng Đơn giá Số ngày Thành tiền Số lượng Đơn giá Số ngày Thành tiền LÀM ĐẤT Vệ sinh ruộng Cày, bừa, xới đất Khác GIEO SẠ Sạ Dặm
72 CHĂM SÓC Làm cỏ Phun thuốc Bón phân Bơm nước THU HOẠCH Cắt Suốt GĐLH Vận chuyển về nhà Khác BẢO QUẢN SAU THU Phơi
73 HOẠCH Sấy Khác TỔNG CỘNG 3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
3.1 Ông (Bà) có tham gia ký hợp đồng bao tiêu hay không?
Có Không
Nếu Không, chuyển sang câu 3.3
3.2 Ông (Bà) có bán theo hợp đồng đã kí hay không?
Có Không Nếu Không, xin phép cho biết lí do :
……… ……… ……… 3.2.1 Ông (Bà) kí kết hợp đồng tại thời điểm:
Đầu vụ Gần thu hoạch Khác 3.2.2 Ông (Bà) kí kết hợp đồng theo hình thức trực tiếp hay trung gian:
Kí trực tiếp với Doanh nghiệp Qua đại diện của chính quyền
Qua đại diện Hội nông dân, HTX… Hình thức khác 3.2.3 Ông (Bà) thường kí hợp đồng bao lâu?
74
Theo từng vụ ( khoảng 3 tháng) Theo năm (1 năm, 2 năm,…)
3.2.4 Giá bán lúa theo hợp đồng vụ Hè-Thu 2014 là: ……….đồng/kg 3.2.5 Giá trên là giá kí trên hợp đồng hay giá thị trường?
Giá hợp đồng Giá thị trường
3.2.6 Ông (Bà) có hài lòng với hình thức bán theo hợp đồng này không?
Có Không Xin nêu lí do:
……… ……… ……… ………
3.3 Ông (Bà) thường bán lúa cho ai?
Thương lái Nhà máy xay xác
Doanh nghiệp Khác 3.3 Ông (Bà) liên hệ bán lúa theo cách nào?
Thương lái ra tận ruộng để mua Có người trung gian
Người quen mua hằng vụ Khác 3.4 Giá bán lúa vụ Hè-Thu 2014 là:……….đồng/kg 3.5 Giá lúa do ai quyết định?
Nông dân Người mua
Hai bên tự thỏa thuận Khác
3.6 Ông (Bà) có biết thông tin về giá cả lúa trên thị trường không?
Có Không
Nếu Có, xin hỏi Ông (Bà) tìm hiểu thông tin từ đâu?
Từ hàng xóm truyền miệng Từ TV, báo đài, radio
Từ thương lái Từ tổ HTX, hội nông dân
75
4. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI CHUNG TRONG SẢN XUẤT LÚA
4.1 Những thuận lợi trong canh tác lúa ở địa phương (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án):
Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp Hệ thống đê bao, thủy lợi tốt
Kinh nghiệm sản xuất lâu đời Được chính quyền quan tâm, hỗ trợ
Có Doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm
Nhiều người trồng, có thể dễ dàng trao đổi
Dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường, giá lúa, thông tin dịch hại để phòng tránh
Khác ………..
4.2 Những khó khăn trong canh tác lúa ở địa phương (có thể chon nhiều hơn 1