Nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 42)

So với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nguồn vốn để sản xuất lúa của nông hộ ở địa phương chủ yếu là nguồn vốn tự có, vốn nhà không vay mượn từ các tổ chức tín dụng. Quá trình sản xuất, các nông dân nếu có thiếu vốn thì họ tự thỏa thuận mua bán chịu các tư liệu sản xuất như phân bón, thuốc BVTV, thuê mướn dằn công, … Việc vay vốn tại các Ngân hang còn rất ít. Trong tổng số 45 hộ điều tra có 6 hộ là có vay vốn, chiếm tỷ trọng 13%. Mặc dù nhà nước và địa phương có nhiều chính sách vay ưu đãi lãi suất, thời hạn khuyến khích nông hộ mở rộng quy mô canh tác nhằm nâng cao hiệu quả nhưng do tâm lý ê dè ngại rủi ro, nông hộ chưa thực sự tiếp cận với các khoản vốn vay này. Song song đó, những hộ vay vốn dưới hình thức canh tác sản xuất lúa nhưng thực tế cho thấy, việc lấy vốn để đầu tư thêm cho sản xuất hay mở rộng quy mô còn rất ít, chủ yếu dùng vào mục đích khác.

29

Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ

Chỉ tiêu Trong CĐML Ngoài CĐML Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Vay vốn Có 7 15,56 5 11,11 Không 38 84,44 40 88,89 Tổng số 45 100 45 100 Số tiền vay (triệu đồng/ha) Dưới 10 2 28,57 2 40,00 Từ 10 đến dưới 100 4 57,14 3 60,00 Từ 100 trở lên 1 14,29 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Qua điều tra, trong 45 nông hộ tham gia CĐML thì có 7 hộ vay vốn để sản xuất lúa, chiếm tỷ trọng là 15,56%. Trong 6 hộ sản xuất vay vốn đó, có 2 hộ vay số tiền dưới 10 triệu đồng/ha, chiếm tỷ lệ là 28,57%; còn lại hộ vay từ 10 đến dưới 100 triệu đồng/ha là 4 chiếm 57,14%; số hộ vay dưới trên 100 triệu đồng/ha là 1, chiếm 14,29%. Riêng với nông hộ ngoài CĐML, trong 45 hộ được phỏng vấn có 5 hộ chiếm tỷ trọng 11,11% là có vay vốn canh tác nông nghiệp. Trong đó, có 2 hộ vay số tiền dưới 10 triệu đồng/ha, chiếm tỷ lệ là 40%; còn lại hộ vay từ 10 đến dưới 100 triệu đồng/ha là 3 chiếm 60%

Nguồn vốn vay 100% từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, vay thế chấp tư liệu sản xuất là đất đai. Theo khảo sát, nguồn vốn vay cho nông dân chỉ trên cơ sở đất đai thế chấp hoặc một phần ít là tín chấp, chứ không có chính sách hay chủ trương cho từng đối tượng nông dân trong và ngoài mô hình. Tức là nông dân bên trong CĐML chưa có ưu đãi được vay vốn nhiều hơn nông dân bên ngoài CĐML. Đây cũng xem là một hạn chế. Tuy nhiên, do CĐML chỉ mới thực hiện, địa phương chưa kịp đưa ra các chủ trương hay biện pháp hỗ trợ toàn diện nên trong thời gian tới cần có một số điều chỉnh hợp lý. Vì việc hỗ trợ vốn sản xuất rất quan trọng vừa giúp nông dân có nguồn vốn mua sắm máy móc, thiết bị, mua tư liệu sản xuất vừa làm nông dân tin tưởng vào mô hình, góp phần gia tăng các nông dân có ý muốn tham gia trong tương lai.

Nông hộ vay vốn để mua các yếu tố sản xuất như giống, phân, thuốc BVTV. Tuy nhiên, do lãi suất vay bên lĩnh vực thấp nên nông hộ vay vốn cũng phục vụ cho nhu cầu khác không tập trung hết phần vốn vay cho sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)