Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Mô hình CĐML là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Việc xây dựng CĐML cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
CĐML ở Long Mỹ là cánh đồng của huyện chỉ đạo với diện tích là 345ha/455 hộ tham gia. Năm 2012. huyện đầu tư 1,1 tỷ đồng đầu tư trạm bơm điện; năm 2013 có 620 triệu đồng đầu tư nạo vét kênh mương, xây dựng 2 cống. Hệ thống đê bao đã khép kín tương đối hoàn chỉnh. Nông dân tham gia mô hình được tổ chức lại hình thức sản xuất lúa từ chỗ nhỏ lẻ, manh mún, tự cá nhân thực hiện mà không hỗ trợ thành phương thức canh tác tập trung, theo quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các Công ty và Doanh nghiệp, cụ thể như sau:
+ Đầu vào: Công ty Bayer hỗ trợ thuốc BVTV bằng giá gốc, cho nông dân nợ 4 tháng không tính lãi suất cho tất cả các hộ nông dân tham gia trực tiếp của địa phương trong CĐML.
+ Đầu ra: HTX Nhân giống ấp 4, Công ty TNHH lương thực Hậu Giang thu mua bao tiêu sản phẩm
+ Công ty CP BVTV An Giang tham gia đầu tư, bao tiêu khép kín từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Nông dân được công ty cung ứng giống lúa xác nhận, phân bón, thuốc trừ sâu không tính lãi 4 tháng, có kỹ sư “3 cùng” ra đồng thăm đồng thường xuyên kịp thời phát hiện dịch hại, sâu bệnh để tư vấn và tiến hành phun xịt thuốc khi cần thiết và hiệu quả nhất. Đến thu hoạch, công ty bao tiêu hết diện tích theo giá của công ty. Trường hợp, hộ nông dân chưa đồng ý với giá bán có thể trữ lại kho của công ty 1 tháng chờ giá lên để bán mà không tính chi phí tồn kho. Bên cạnh đó, công ty còn hỗ trợ luôn khâu vận chuyển từ đồng ruộng lên nhà máy cho nông dân.
Bảng 3.6 Diện tích CĐML ở Long Mỹ, Hậu Giang
Chỉ tiêu Trong CĐML Ngoài CĐML 2013 6/2014 2013 6/2014 Diện tích(ha) 345,00 345,00 68.985 53.281 Năng suất (tấn/ha) 6,00 5,40 5.39 5,10
23
Hiện nay, CĐML ở huyện Long Mỹ đã đạt được 03 tiêu chí chung của 1 CĐML đó là: tiêu chí 01 (về quy hoạch), tiêu chí 02 (quy mô diện tích), tiêu chí 04 (cơ chế phối hợp). Riêng đối với 03 tiêu chí đó là : tiêu chí 03(mô hình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, giống,..), tiêu chí 05(tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp) và tiêu chí 06(đầu tư khép kín từ đầu vào đến đầu ra) đã thực hiện nhưng chưa hoàn chỉnh, còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do mô hình còn khá mới, nông dân chưa kịp thích ứng với phương thức này, còn khá bảo thủ để chuyển sang canh tác theo kiểu mới. Doanh nghiệp và nông dân chưa tìm ra hướng đi chung, phương thức kí kết hợp đồng chưa phát huy hết hiệu quả.
Qua các số liệu tổng quan về địa phương cho thấy được huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là địa phương hội tụ nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế-xã hội để phát triền nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Tuy nhiên, huyện Long Mỹ muốn phát huy thế mạnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Vì nếu tiếp tục áp dụng phương thức sản xuất cũ thì không bền vững và giá trị sản xuất không cao. Ngược lại, để áp dụng các hình thức sản xuất mới như CĐML thì còn nhiều bất cập từ thiếu nguồn lực tổ chức đến phương pháp, chính sách áp dụng. Vì vậy, để có cái nhìn trực quan, đúng đắn cần tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa theo CĐML ở địa phương qua các số liệu thực tế phỏng vấn các nông dân. Từ đó, việc đánh giá sẽ khách quan, đầy đủ và sát thực tế góp phần đưa ra các giải pháp hoặc điều chỉnh tính hợp lý cho mô hình trong tương lai.
24
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CĐML HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG