Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 27)

Hậu Giang là một tỉnh thuần nông. Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh:

+ Thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh lị cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam;

+ Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; + Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng;

+ Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; + Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính , bao gồm 5 huyện là: Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A; thị xã là Ngã Bảy và Thành phố Vị Thanh.

14

Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Hậu Giang

Hình 3.1 Sơ đồ tỉnh Hậu Giang

Tuy là một tỉnh nghèo, thuần nông, mới thành lập, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Hậu Giang vốn có nhiều yếu tố tự nhiên như vị trí địa lí, thời tiết, khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp:

+ Về vị trí: tiếp giáp với nhiều vùng nguyên liệu và các thị trường tiêu thụ lớn cụ thể là Thành phố Cần Thơ-Trung tâm kinh tế và văn hóa xã hội của ĐBSCL, thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, giao lưu và chuyển giao kinh tế cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Về khí hậu : Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm. Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông. Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

15

+ Về thủy văn: Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Các con kênh lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái Côn....Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km, qua địa bàn huyện Châu Thành. Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh. Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông Nước Đục, sông Nước Trong.... không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

+ Về thổ nhưỡng: Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực ĐBSCL. Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét. Do đó, khả năng chịu lực rất kém. Xét về hoá tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn. Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải thau chua rửa mặn trước khi canh tác.

Đất đai phì nhiêu, về cơ bản có thể chia làm 3 loại đất chính, đó là:

*Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.

*Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh.

*Đất mặn diện tích khoảng 5000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh.

Đáng chú ý về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tỉnh đã khánh thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như: đường nối thành phố Vị Thanh - thành phố Cần Thơ, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, Đường tỉnh 925, Đường tỉnh 928, đường ô tô về trung tâm các xã,…Đây là những điều kiện thuận lợi và quan trọng trong vấn đề giao thương giữa Hậu Giang và các tỉnh lân cận, rút ngắn và tiết kiệm thời gian giúp sự giao lưu kinh tế-xã hội diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.

3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN LONG MỸ 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lí

Theo tuyến đường bộ (Quốc lộ 61), thị trấn Long Mỹ cách trung tâm thành phố Vị Thanh (tỉnh lị Hậu Giang) là 17km và đến các trung tâm thành phố lớn

16

như sau : TP.HCM 240 km, TP.Cần Thơ 60 km, TP.Rạch Giá 60 km, TP.Sóc Trăng 90 km, TP.Bạc Liêu 75 km. Huyện Long Mỹ tiếp giáp với:

+ Bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy cùng tỉnh;

+ Nam giáp huyện Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm - tỉnh Sóc Trăng;

+ Đông giáp huyện Phụng Hiệp cùng tỉnh và huyện Mỹ Tú - tỉnh Sóc Trăng; + Tây giáp huyện Gò Quao - tỉnh Kiên Giang.

3.2.1.2 Địa hình

Địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Huyện nằm trong vùng trũng ngập úng. Nên thường huyện chỉ sản xuất được 2 vụ lúa trên năm. Do điều kiện địa hình như thế nên huyện đã kết hợp trồng xen thêm các loại cây khác như mía, khóm, hoa màu để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

3.2.1.3Khí hậu và thủy văn

Tỉnh Hậu Giang nói chung hay huyện Long Mỹ nói riêng đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%.Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

Huyện Long Mỹ chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây nhưng sau khi ngành nông nghệp đầu tư đào kênh Hậu Giang và nạo vét sông Cái Lớn thì đường phân nước được đẩy xuống gần ranh giới giữa huyện Long Mỹ và huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng, điều này đã tạo thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp vì biên độ thuỷ triều được cả thiện từ 0,3-0,6m. Hiện tượng ngập lũ ở huyện Long Mỹ xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu:

+ Lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về không kịp tiêu thoát ra biển. + Mưa trên diện rộng toàn vùng và mưa tại chỗ với lượng mưa lớn.

+ Ảnh hưởng của thủy triều từ hai phía biển Đông và Vịnh Thái Lan vào nội đồng, dẫn đến hiện tượng dồn ứ nước (Bùi Văn Thắng, 2008).

17

3.2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng, nhưng do đất đã được khai thác lâu đời để trồng lúa, cây ăn trái hoặc định cư nên các loài thuộc hệ sinh thái nông nghiệp phát triển nhất. Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa dạng, hiện đã điều tra được 71 loài động vật cạn, 135 loài chim.

Nằm ở giữa ĐBSCL, phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang trong quá khứ thuộc về vùng sinh thái đất ngập nước. Đây là vùng sinh thái có năng suất sinh học, đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, do gia tăng nhanh dân số và quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích vùng đất ngập nước ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng.

3.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

3.2.2.1 Dân số và lao động

So với các đơn vị khác trong tỉnh thì diện tích huyện (398 km2) xếp thứ 2 sau huyện Phụng Hiệp (484 km2), chiếm 24.84% so với toàn tỉnh. Dân số huyện Long Mỹ là 158,579 người xếp thứ 2 sau huyện Phụng Hiệp (192,606 người), chiếm 20,44% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số của huyện (398 người/km2) xếp thứ 7 thấp nhất so với các đơn vị khác trong tỉnh.

Tình hình diện tích và mật độ dân số của các đơn vị hành chính của Huyện Long Mỹ năm 2013 được thể hiện dưới bảng như sau:

Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số ước tính huyện Long Mỹ, 2013 Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số

(Km2) (Người) (Người/km2) Tổng số 398,48 158.579 398 1-Thị Trấn Long Mỹ 14,91 1.6543 1.109 2-Thị Trấn Trà Lồng 7,09 4.680 660 3-Xã long Bình 35,87 17.079 476 4-Xã Long Trị 17,51 8.175 467 5- Xã Long Trị A 20,41 8.159 400 6-Xã Long Phú 23,19 9.352 403 7-Xã Tân Phú 25,50 8.968 352 8-Xã Thuận Hng 23,59 9.257 392 9-Xã Thuận Hoà 28,80 10.635 369 10-Xã Vĩnh Thuận Đông 29,18 12.451 427 11-Xã Vĩnh Viễn 42,12 11.365 270 12-Vĩnh Viễn A 25,20 7.089 281

18

13-Xã Lương Tâm 30,15 9.028 299

14. Lương Nghĩa 28,32 10.155 359

15-Xã Xà Phiên 46,61 15.642 336

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Long Mỹ 2013

Huyện Long Mỹ có dân số đông nhưng phân bố không đồng đều, dân cư tập trung đông đúc nhất là các thị trấn như Long Mỹ (1.109 người/km2), thị trấn Trà Lồng (660 người/km2) ngược lại ở các xã nghèo,xã khó khăn và tập trung đông người dân tộc thiểu số thì mật độ dân cư khá thưa thớt như xã Vĩnh Viễn (270 người/km2), xã Vĩnh Viễn A (281 người/km2).Nguyên nhân có sự phấn phố không đồng đều là do dân cư thường tập trung tại các thị trấn, chợ, ven lộ và ven sông để tiện việc đi lại, trao đổi, mua bán…

Để đo lường quy mô hộ gia đình, người ta xem xét đến số nhân khẩu bình quân trên hộ.

Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu phân theo xã ở Huyện Long Mỹ, 2013 Tổng số hộ gia đình Dân số trung bình Số nhân khẩu

ĐVT Hộ Người Người/hộ Tổng số 39.779 158.579 3,987 1-Thị Trấn Long Mỹ 4.339 1.6543 3,81 2-Thị Trấn Trà Lồng 1.224 4.680 3,82 3-Xã long Bình 4.329 17.079 3,94 4-Xã Long Trị 2.205 8.175 3,70 5- Xã Long Trị A 2.064 8.159 3,95 6-Xã Long Phú 2.239 9.352 4,17 7-Xã Tân Phú 2.260 8.968 3,96 8-Xã Thuận Hng 2.386 9.257 3,87 9-Xã Thuận Hoà 2.679 10.635 3,97 10-Xã Vĩnh Thuận Đông 3.073 12.451 4,05 11-Xã Vĩnh Viễn 2.779 11.365 4,08 12-Vĩnh viễn A 1.909 7.089 3,71 13-Xã Lương Tâm 2.100 9.028 4,29 14. Xã Lương Nghĩa 2.309 10.155 4,39 15-Xã Xà Phiên 3.883 15.642 4,03

19

Qua bảng số liệu cho thấy, nhân khẩu bình quân trên một hộ gia đình là 3,987, xã có nhân khẩu bình quân/hộ cao nhất là xã Lương Nghĩa là 4,39 người/hộ và thấp nhất là xã Long Trị 3,70 người/hộ. Như vây, quy mô của hộ gia đình ở huyện Long Mỹ nhỏ (hộ có từ 4 người trở xuống) chiếm đa số. Điều này cho thấy, quy mô hộ gia đình sống chung cùng nhiều thế hệ đã giảm dần và hiện tượng hộ gia đình nhỏ đang dần phổ biến, mặt khác cũng cho thấy công tác kế hoạch hóa gia đình trong những năm sau này cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Huyện Long Mỹ có nguồn lao động dồi dào, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ còn khá thấp. Tình hình số lượng lao động trên một hộ gia đình ước tính qua các năm như sau:

Bảng 3.3 Nguồn lao động của huyện Long Mỹ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng lao động (Người) 96.434 98.363 100.330 Tổng số hộ gia đình (hộ) 39.415 39.642 39.779 Số lao động bình quân (Người/hộ) 2,45 2,48 2,52

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Long Mỹ 2011,2012,2013

Qua đó cho thấy nguồn lực lao động sẵn có của huyện dồi dào, tăng qua các năm tuy nhiên đa phần là lao động nông thôn nên trình độ chuyên môn, tay nghề còn khá hạn chế.

3.2.2.2 Trình độ dân trí

Long Mỹ là huyện có đông người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Khmer, nhận thức của người dân ở đây còn thấp nên việc đầu tư cho học văn hoá của người dân còn thiếu thốn.

Từ năm 2009 đến nay, huyện đã hoàn thành phổ cấp giáo dục bậc tiểu học 100% trên địa bàn 15 xã.

3.2.2.3 Cơ cấu ngành kinh tế

Hậu Giang nói chung và Long Mỹ nói riêng đều là địa phương có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ đạo, công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển.

20

Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê năm 2013

Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế huyện Long Mỹ

Những năm gần đậy, huyện chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại kinh tế theo xu hướng chung của tỉnh là giảm dần khu vực I và tăng dần khu vực III và đã thực hiện được. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm so với sự chuyển dịch của thị trường.

Nhìn chung Long Mỹ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp, và đó cũng là hạn chế để phát triền các ngành, hàng sản xuất liên quan đến công –thương-dịch vụ.

3.2.2.4 Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng

Bên cạnh nhiều thay đổi về kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông của huyện đến nay đã nâng cấp và hiện đại hơn trước rất nhiều. Các con đường đất đã được hiện đại thành đường nhựa, đường đá góp phần thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội giao lưu hợp tác giữa huyện Long Mỹ với các địa phương khác.

Bảng 3.4 Tình hình nâng cấp đường nông thôn của Huyện Long Mỹ 2011 2012 2013 Tổng số xã, phường 15 15 15 Đường ô tô đến trung tâm xã, phường Số xã, phường chưa có 1 1 1 Số xã, phường đã có 14 14 14 Đường nhựa 13 13 13 Đường đá 0 0 0 Đường cấp phối 1 1 1 Đường đất 0 0 0

21

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2013

3.3 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CĐML Ở HUYỆN LONG MỸ

3.3.1 Tình hình sản xuất lúa ở Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến tháng 6/2014 2011 đến tháng 6/2014

Tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Long Mỹ nói riêng đều có điều kiện thời tiết và khí hậu rất phù hợp để sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của huyện cũng cho thấy nông nghiệp mà cụ thể là trồng lúa là ngành chủ đạo của địa phương. Nhà nước và địa phương luôn giành sự quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng và năng suất lúa chia theo vụ của Huyện Long Mỹ, giai đoạn 2011-06/2014. Tổng số Chia ra Lúa Đông- Xuân Lúa Hè- Thu Lúa mùa (Thu-Đông) Diện tích – Ha 2011 66.235 24.987 25.018 16.230 2012 69.960 25.096 25.510 19.354 2013 69.330 25.706 25.735 17.889 06/2014 - 25.856 25.780 -

Năng suất - Tạ/ha

2011 51,86 68,03 46.00 36,01 2012 53,33 71,10 47,77 37,62 2013 53,93 69,86 48,98 38,17 06/2014 - 75,14 49,44 - Sản lượng - Tấn 2011 343.524 169.995 115.082 58.447 2012 373.116 178.433 121.864 72.819 2013 373.910 179.589 126.041 68.280 06/2014 - 194.290 127.466 -

Nguồn: Niên Giám Thống kê Huyện Long Mỹ-UBND Huyện Long Mỹ

Từ bảng số liệu trên có thể thấy tình hình sản xuất lúa nói chung của huyện Long Mỹ ổn định về diện tích qua các năm. Huyện Long Mỹ trong các năm qua

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)