Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 63)

hộ sản xuất lúa theo mô hình CĐML ở Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Do hệ số gramma ~1 nên có các yếu tố kinh tế-xã hội tác động vào hiệu quả kỹ thuật, do đó cần phân tích từng nhân tố đó để xem xét mức độ ảnh hưởng và có biện pháp điều chỉnh thích hợp cho mô hình

Bảng 5.4 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ thuật nông hộ sản xuất lúa mô hình CĐML vụ Hè-Thu 2014 huyện Long Mỹ

Hàm phi hiệu quả kĩ thuật

Ký hiệu biến Tên biến Hệ số Độ lệch Giá trị t

Hằng số 0,307ns 0,2274 1,112 Z1 Trình độ văn hoá (năm) -0,222*** 0,096 -2,325 Z2 Kinh nghiệm(năm) -0,049ns 0,048 -1,020 Z3 Áp dụng khoa học kỹ thuật ( 1=Có; 0= Khác) 0,024ns 0,058 0,417 Z4 Tín dụng ( 1=Có vay; 0= khác) 0,082*** 0,024 3,384

51 Z5 Khoảng cách xa nhất từ nhà ra thửa ruộng(km) 0,347** 0,172 2,025 2 0,015*** 0,002 7,763  0,999*** 0,049 20,004 Log-likelihood Function 46,803 LR test of the one sided error 11,732 Hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) 84,50

Chú thích ***,** và * chỉ mức độ có ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5% và 10%; ns: không có ý nghĩa thống kê.

*Trình độ văn hoá

Biến này đo lường bằng số năm đi học văn hoá cao nhất của nông hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và ảnh hưởng theo chiều thuận. Tức là số năm đi học của nông hộ hay còn gọi là trình độ văn hoá của nông hộ càng cao thì hiệu quả kỹ thuật của nông hộ càng cao. Việc trình độ văn hoá có tác động như vậy nguyên nhân là do khi nông dân có trình độ văn hoá cao thì khả năng tiếp thu các kỹ thuật, nhận thức về sự thay đổi cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Từ đó, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ có sự cải thiện hơn.

*Kinh nghiệm

Yếu tố kinh nghiệm hay thâm niên này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là năng suất không chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm nhiều hay ít của nông hộ. Điều này được lí giải vì nghề trồng lúa là nghề truyền thống, có từ lâu chủ yếu kinh nghiệm đều truyền qua các thế hệ đều tương đồng nhau. Vì thế, kinh nghiệm này không ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật.

*Áp dụng khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật không có ý nghĩa thống kê, tức là không có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật của nông dân có áp dụng khoa học kỹ thuật và không áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa. Điều này đi trái với kỳ vọng khi thực hiện mô hình. Tuy nhiên, khi thực hiện và phỏng vấn nông hộ địa phương cho thấy việc áp dụng kỹ thuật của nông dân còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là điều kiện áp dụng còn hạn chế, việc chuyển giao còn hình thức, đội ngũ cán bộ, nhà khoa học còn thiếu,… khiến việc áp dụng chưa hiệu quả.

52

*Tín dụng nông nghiệp

Với mức ý nghĩa 1%, tín dụng nông nghiệp có tác động nghịch chiều hiệu quả kỹ thuật tức là nông hộ có vay vốn sản xuất có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn nông hộ không có vay vốn. Thực tế cho thấy, với điều kiện hiện nay nông dân vay vốn không nhằm mục đích sản xuất lúa, mua sắm vật tư hay cải thiện tư liệu sản xuất mà việc vay vốn là cho chi tiêu tiêu dùng. Như vậy, dù có vay thì vẫn không làm thay đổi các nguồn lực cho sản xuất lúa mà còn gánh chịu thêm chi phí.

*Khoảng cách từ nhà ra thửa ruộng xa nhất

Ở mức ý nghĩa 1%, khoảng cách nhà ra thửa ruộng càng xa thì hiệu quả kỹ thuật càng thấp. Biến này được giải thích là do khi khoảng cách thửa ruộng càng xa thì phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh trên lúa cũng bị hạn chế hơn với khoảng cách thửa ruộng gần nhà. Do đó, khi càng xa ruộng thì hiệu quả kỹ thuật càng thấp.

Qua các phân tích dựa từ số liệu điều tra, kết quả tính toán và chạy mô hình có ý nghĩa thống kê đã khẳng định được hiệu quả kỹ thuật của nông hộ có tham gia sản xuất lúa theo mô hình CĐML ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cao hơn với các nông dân ngoài CĐML. Như vậy, CĐML là phương thức sản xuất mới, hiện đại cần được mở rộng trong tương lai. Bên cạnh đó, yếu tố mở rộng quy mô diện tích CĐML cũng gắn liền với hiệu quả kỹ thuật của nông hô, nhờ tham gia vào mô hình, diện tích mỗi nông hộ tuy nhỏ lẻ, manh mún nhưng được tập trung lại tạo nên cánh đồng quy mô lớn, từ đó góp phần rất quan trọng cho việc chỉnh trang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông thuỷ lợi cũng như cơ giới hoá trong sản xuất lúa.Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy mô hình này lúc bắt đầu cho đến nay vẫn còn coi là “mẫu”, là thí điểm, vẫn chưa thực sự có sự chuyển đổi tham gia mạnh mẽ từ nông dân địa phương, vẫn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn và thách thức. Do đó muốn mở rộng mô hình tuy dễ mà khó và muốn làm được thì cần phải nhìn nhận khách quan, đúng đắn các lợi thế so sánh của mô hình để tìm phương pháp phát huy cũng như khắc phục các hạn chế đó trong tương lai.

53

CHƯƠNG 6

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CHO NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH CĐML HUYỆN

LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 6.1 PHÂN TÍCH SWOT CHO MÔ HÌNH CĐML 6.1.1 Yếu tố bên trong

6.1.1.1 Điểm mạnh

- Nông dân góp ruộng nhỏ lẻ của bản thân vào mô hình để làm ăn tập thể, thực hiện đồng bộ tất cả các khâu nên hạn chế được các loại dịch bệnh lớn xảy ra làm năng suất tăng cao,hơn nữa lượng thuốc BVTV, phân bón cũng giảm đáng kể làm giảm chi phí từ đó thu nhập nông dân tăng đáng kể.

- Đội ngũ nông dân có sẵn kỹ thuật và kinh nghiệm trồng lúa, không cần đào tạo và có tính nhạy bén, tính cộng đồng cao nên có thể hình thành quan hệ kinh tế mới và hợp tác với nhau hiệu quả.

- Các tổ hợp tác sản xuất, HTX của địa phương đã có kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng khá tốt và có năng lực hoạt động, làm đại diện cho nông dân tham gia thương thảo và ký kết hợp đồng tiêu thụ hiệu quả hơn so với bên ngoài mô hình.

- Khi tham gia vào CĐML và có kí hợp đồng bao tiêu giữa doanh nghiệp với nông dân, nông dân được quyền bán lúa theo giá mình mong muốn, theo một mức lợi nhuận thoả đáng, từ đó nông dân yên tâm sản xuất không lo đầu ra bấp bênh, các biến động của thị trường và bị các thương lái ép giá.

- Hệ thống thông tin từ doanh nghiệp đến nông dân được tư vấn và cập nhật liên tục như thông tin chính sách, thị trường, giá cả một cách chính xác, tin cậy hơn bên ngoài mô hình. Từ đó, các quyết định về đầu tư cho sản xuất lúa cũng chính xác hơn.

6.1.1.2 Điểm yếu

- Nguồn lực cho tổ chức sản xuất và mở rộng CĐML còn nhiều hạn chế: + Nhân lực: chưa có chính sách thu hút nhân tài hợp lý nên số lượng cán bộ, kỹ sư vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng.

54

+ Vật lực: cơ giới hoá cho sản xuất lúa đang trên tiến trình hoàn thiện vẫn còn chậm, chưa đáp ứng hết nhu cầu của mô hình đòi hỏi.

+ Lao động: lao động trong lĩnh vực sản xuất lúa tuy dồi dào nhưng tay nghề, trình độ chuyên mô thấp, lao động trẻ có xu hướng rời xa đồng ruộng và giá nhân công có xu hướng tăng, thiếu lao động thời vụ.

- Nông dân còn tư tưởng khá bảo thủ, đã quen với hình thức sản xuất cũ nên khi tham gia chưa chịu áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác mới.

- Nông dân và doanh nghiệp còn ham cái lợi nhỏ trước mắt, chưa triệt để ý thức được lợi ích sâu xa của hợp đồng bao tiêu, dẫn đến hợp đồng dễ phá vỡ, lỏng lẻo. Cụ thể khi giá lúa thị trường lên cao nông dân lại không chịu bán lúa cho doanh nghiệp theo giá thoả thuận ban đầu;ngược lại, khi giá lúa thị trường thấp hơn giá mua ban đầu doanh nghiệp chần chừ, gây khó khăn hoặc từ chối thu mua lúa từ nông dân.

- Nguồn vốn tự có để đầu tư vào cơ giới hoá rất hạn chế nhưng khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ thì nông dân lại sử dụng sai mục đích. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân nông dân không tự hoạch định được kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ đó. Ngoài ra, các đơn vị hỗ trợ vốn cũng không tư vấn hay kiểm soát tình hình sử dụng và đầu tư vốn của nông dân.

6.1.2 Yếu tố bên ngoài

6.1.2.1 Cơ hội

- Điều kiện tự nhiên của Hậu Giang nói chung và Long Mỹ nói riêng thích hợp cho trồng lúa nước, huyện còn khả năng tăng diện tích tham gia CĐML trong dài hạn.

- Được sự quan tâm và ủng hộ từ Chính Phủ về:

+ Tài chính : hỗ trợ nông dân vay vốn mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất khi tham gia mô hình với lãi suất ưu đãi; thủ tục vay vốn cũng rút ngắn, thông thoáng hơn.

+ Cơ sở hạ tầng: đầu tư lớn vào hạ tầng nông thôn (hệ thống và mạng lưới điện, thuỷ lợi, giao thông…) để quá trình sản xuất thuận lợi và vận chuyển sản phẩm dễ dàng, góp phần giúp nông dân bán lúa cho doanh nghiệp theo hợp đồng có hiệu quả hơn.

55

- Nhà nước tâm nhiều hơn đến hợp đồng bao tiêu của doanh nghiệp và nông dân nên đề xuất và triển khai một số quy định cụ thể, rõ ràng về phương thức kí kết hợp đồng, duy trì hoặc bồi thường khi phá vỡ hợp đồng của các bên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân cũng như doanh nghiệp.

- Cơ chế quản lý, thủ tục tham gia mô hình đơn giản, thuận tiện, gần gũi giúp nông dân dễ dàng chuyển đổi vào mô hình.

- Nằm gần thành phố Cần Thơ, trung tâm kinh tế của ĐBCL, có nhiều Viện, Trường, khu nghiên cứu giúp việc chuyển giao công nghệ dễ dàng hơn.

6.1.2.2 Thách thức

- Thị trường tiêu thụ lúa gạo trong nước lẫn xuất khẩu tuy có lượng cầu lớn nhưng chất lượng đòi hỏi cũng ngày càng cao, đòi hỏi nông dân không chỉ trồng lúa có năng suất cao mà còn phải đạt phẩm chất tốt.

- Khí hậu thời gian qua có nhiều biến đổi, tình hình dịch bệnh phát triển khó dự báo, gây ra những tổn thất lớn cho sản xuất.

- Nhân lực có trình độ, chất lượng có xu hướng tìm kiếm việc làm ở thành phố, trung tâm, không thích gắn bó với vùng nông thôn.

Bảng 6.1 Ma trận SWOT cho mô hình CĐML Huyện Long Mỹ

SWOT

Phân tích bên trong

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1- Nông dân góp ruộng nhỏ lẻ của bản thân vào mô hình để làm ăn tập thể, thực hiện đồng bộ tất cả các khâu nên hạn chế được các loại dịch bệnh lớn xảy ra làm năng suất tăng cao,hơn nữa lượng thuốc BVTV, phân bón cũng giảm làm giảm chi phí từ đó thu nhập nông dân tăng đáng kể.

S2- Đội ngũ nông dân có sẵn kỹ thuật và kinh nghiệm trồng lúa, không

W1- Nguồn lực cho tổ chức sản xuất và mở rộng CĐML còn nhiều hạn chế: + Nhân lực: chưa có chính sách thu hút nhân tài hợp lý nên số lượng cán bộ, kỹ sư vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. + Vật lực: cơ giới hoá cho sản xuất lúa đang trên tiến trình hoàn thiện vẫn còn chậm, chưa đáp ứng hết nhu cầu của mô hình đòi hỏi.

56

cần đào tạo và có tính nhạy bén, tính cộng đồng cao nên có thể hình thành quan hệ kinh tế mới và hợp tác với nhau hiệu quả.

S3- Các tổ hợp tác sản xuất, HTX của địa phương đã có kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng khá tốt và có năng lực hoạt động, làm đại diện cho nông dân tham gia thương thảo và ký kết hợp đồng tiêu thụ hiệu quả hơn so với bên ngoài mô hình.

S4- Khi tham gia vào CĐML và có kí hợp đồng bao tiêu giữa doanh nghiệp với nông dân, nông dân được quyền bán lúa theo giá mình mong muốn, theo một mức lợi nhuận thoả đáng, từ đó nông dân yên tâm sản xuất không lo đầu ra bấp bênh, các biến động của thị trường và bị các thương lái ép giá.

S5- Hệ thống thông tin từ doanh nghiệp đến nông dân được tư vấn và cập nhật liên tục như thông tin chính sách, thị trường, giá cả một cách chính xác, tin cậy hơn bên ngoài mô hình. Từ đó, các quyết định về đầu tư cho sản xuất lúa cũng chính xác hơn.

+ Lao động: lao động trong lĩnh vực sản xuất lúa tuy dồi dào nhưng tay nghề, trình độ chuyên mô thấp, lao động trẻ có xu hướng rời xa đồng ruộng và giá nhân công có xu hướng tăng, thiếu lao động thời vụ.

W2- Nông dân còn tư tưởng khá bảo thủ, đã quen với hình thức sản xuất cũ nên khi tham gia chưa chịu áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác mới.

W3- Nông dân và doanh nghiệp còn ham cái lợi nhỏ trước mắt, chưa triệt để ý thức được lợi ích sâu xa của hợp đồng bao tiêu, dẫn đến hợp đồng dễ phá vỡ, lỏng lẻo. Cụ thể khi giá lúa thị trường lên cao nông dân lại không chịu bán lúa cho doanh nghiệp theo giá thoả thuận ban đầu;ngược lại, khi giá lúa thị trường thấp hơn giá mua ban đầu doanh nghiệp chần chừ, gây khó khăn hoặc từ chối thu mua lúa từ nông dân.

W4- Nguồn vốn tự có để đầu tư vào cơ giới hoá rất hạn chế nhưng khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ thì nông dân lại sử dụng sai mục đích. Nguyên nhân

57

chủ yếu là do bản thân nông dân không tự hoạch định được kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ đó. Ngoài ra, các đơn vị hỗ trợ vốn cũng không tư vấn hay kiểm soát tình hình sử dụng và đầu tư vốn của nông dân. P h â n ch b ên ngo à i

Cơ hội (O) Phương án chiến lược SO

Phương án chiến lược WO

O1-Điều kiện tự nhiên của Hậu Giang nói chung và Long Mỹ nói riêng thích hợp cho trồng lúa nước, huyện còn khả năng tăng diện tích tham gia CĐML trong dài hạn. O2-Được sự quan tâm và ủng hộ từ Chính Phủ về: + Tài chính : hỗ trợ nông dân vay vốn mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất khi tham gia mô hình với lãi suất ưu đãi; thủ tục vay vốn cũng rút ngắn, thông thoáng hơn. + Cơ sở hạ tầng: đầu tư lớn vào hạ tầng nông thôn

- Phương án : Phát triển

ổn định và mở rộng quy mô CĐML ( S1, S2, S4; O1, O2, O3, O4, O5)

Phát huy lợi thế sẵn có của địa phương và nông dân trong mô hình CĐML, Nhà nước tiếp tục kêu gọi, hỗ trợ để thu hút nhiều nông dân giỏi, doanh nghiệp mạnh, uy tín tham gia mô hình, mở rộng mô hình tới tối đa nhằm đạt năng suất tối đa và hạ giá thành sản xuất lúa, giúp nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm lúa gạo của địa phương.

-Phương án: tiếp tục cắt

giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ( S1; O1, O2)

 Nông dân cắt giảm chi phí sản xuất lúa bằng cách hợp tác với doanh nghiệp mua đầu vào, áp dụng các chương trình 3G3T, 1P5G,

- Phương án : Thu hút và phát triển nhân tài (W1; O5)

Nhà nước và chính quyền địa phương phải có chiến lược thu hút nhân tài, cán bộ quản lý giỏi, kỹ sư về phục vụ cho địa phương.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)