Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 79

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 88)

Hiến pháp nước ta ghi nhận “Đóng thuế là quyền và nghĩa của công dân” vì thế, khi thiết lập quan hệ pháp luật thuế những người nộp thuế họ chỉ thấy nghĩa vụ phải nộp thuế mà không thấy quyền lợi của mình khiến cho họ cảm thấy mình bị cưỡng bức, bị tước đoạt một phần lợi ích vật chất cho nên họ sẽ tìm cách trốn, tránh nghĩa vụ thuế. Ngoài ra người nộp thuế có thể bị cơ quan công quyền, cán bộ nhũng nhiễu khi thực thi quyền thu thuế mà nhà nước giao. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân được biết về chính sách chế độ của nhà nước để họ thấy rằng đóng thuế không chỉ là “nghĩa vụ” mà còn là “quyền” của mỗi công dân. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải diễn ra thường xuyên trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Để công tác tuyên truyền, giáo dục người nộp thuế có hiệu quả thì cụ thuế tỉnh Quảng Trị cần phải:

Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế GTGT để trực tiếp giải đáp thắc mắc cũng như lắng nghe ý kiến, kiến nghị của họ. Thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo cơ quan thuế giải thích cho các đối tượng nộp thuế hiểu về chính sách cũng như chủ trương của đảng, nhà nước trong lĩnh vực thuế. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật về thuế tương đối nhiều do vậy để cho cuộc hội thảo, giải đáp có hiệu quả thì cần phải:

Tiến hành hội thảo theo chuyên đề

Thông báo về cuộc hội thảo, gặp gỡ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành phát trước tài liệu cho doanh nghiệp và đề nghị doanh nghiệp phải tìm hiểu trước để hội thảo tập chung giải đáp các vướng mắc chứ không phải các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế đến nghe cán bộ thuế đọc các văn bản đó.

Hiện nay mặc dù đường dây nóng giải đáp thắc mắc thuế được thành lập nhưng hiệu quả chưa cao ví dụ như khi doanh nghiệp hỏi mà cán bộ tư vấn “bí” quá nên họ bảo doanh nghiệp đọc lại văn bản luật do vậy đòi hỏi phải nâng cao

80

hơn nữa trình độ của cán bộ tuyên truyền, hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập vấn đề thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước còn hạn chế khi đó cơ quan thuế có thể sẻ cử cán bộ xuống hướng dẫn cho các doanh nghiệp này về cách lập tờ khai, cách ghi hóa đơn, chứng từ …..hoặc hàng quý tổ chức các buổi hội nghị hướng dẫn cho các doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp thực hiện đúng.

Tuyên dương kịp thời cả về vật chất cũng như tinh thần đối với các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách.

Ngoài ra để nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ tuyên truyền cũng nên có khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích tốt, hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là để có đánh giá một chác chính xác hiệu quả làm việc của cán bộ cần có tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc ví dụ như : thời gian tư vấn, số lượng doanh nghiệp tư vấn, tỷ lệ câu hỏi tư vấn, không được trả lời hoặc cần phúc đáp,…. Các tiêu chí này sẽ được sử dụng làm căn cứ để đánh giá, phân loại cán bộ tuyên truyền qua đó để thực hiện việc thưởng, phạt thỏa đáng nhằm tạo động lực khuyến khích cán bộ làm việc.

Thực hiện cung cấp văn bản, ấn phẩm tại tủ sách cấp miễn phí tại Chi cục. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế mặc dù không trực tiếp thu thuế cho nhà nước, thậm chí NSNN phải chi một khoản nhưng hiệu quả công tác này đem lại không nhỏ, qua công tác này sẽ giáo dục cho người nộp thuế thấy được tầm quan trọng của thuế qua đó họ sẽ tự nguyện nộp thuế, tình trạng thất thuế sẽ được cải thiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 88)