MẪU NGHIÊN CỨU 28

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 37)

Trong nghiên cứu định lượng để kiểm định các giả thuyết cần nghiên cứu thì chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu. Mục đích của chọn mẫu là tìm ra các đặc tính của tổng thể cần nghiên cứu thông qua mẫu đại diện.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) quy trình chọn mẫu được chia thành 5 bước: (1) Xác định đám đông nghiên cứu; (2) Xác định khung mẫu; (3) Xác định kích thước mẫu; (4) Chọn phương pháp chọn mẫu; (5) Tiến hành chọn mẫu.

Xác định đám đông nghiên cứu, đây là tập hợp các đối tượng cần được nghiên cứu, khảo sát hay phỏng vấn. Đối với đề tài thì chính là toàn bộ các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế, thanh tra thuế và ngân sách tại Quảng Trị và ngành dọc trong lĩnh vực thuế.

Xác định khung mẫu, đây là danh sách liệt kê các thông tin cụ thể cần, thiết về các đối tượng nghiên cứu; được thu hẹp hơn từ đám đông nghiên cứu. Đối với đề tài nghiên cứu đây là danh sách các thông tin cá nhân chi tiết về các cán bộ thuế đang công tác tại Quảng Trị. Từ khung mẫu này tác giả sẽ liên hệ với một số lượng hữu hạn để phỏng vấn

nhiệm. Trong phân tích EFA kích thước mẫu được xác định giựa vào: (1) Kích thước tối thiểu và (2) Số lượng biến (câu hỏi) đo lường để đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng 1 biến đo lường cần 5 quan sát; và quy mô tối thiểu là 50, khá là 100, tốt là 200, tốt hơn là 300…Như vậy với đề tài nghiên cứu của mình tác giả xác định kích thước mẫu là 300 cán bộ thuế GTGT được lấy từ khung mẫu trong đám đông nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu: Có hai nhóm phương pháp chọn mẫu cơ bản là phương pháp lấy mẫu xác suất và phương pháp lấy mẫu phi xác suất và được mô tả như hình dưới đây. Đối với đề tài nghiên cứu của mình tác giả quyết định lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác xuất, thuận tiện vì các ưu điểm của nó là tính tiết kiệm chi phí, thời gian và khả năng có thể thực hiện được của tác giả.

Nguồn: Lược dịch và biên soạn theo David J.Luck, Ronald. S. Rubin của Phan

Văn Thắng, Nguyễn Văn Hiến (1998)

Hình 3.3: Phân loại các phương pháp lấy mẫu

Tiến hành chọn mẫu, sau khi đã xác định được 4 vấn đề của quy trình lấy mẫu, tác giả sẽ bắt tay vào chọn mẫu theo các tiến trình đã xác định ở trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 37)