Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp nhằm mô tả về diễn biến thu thuế và thất thu thuế GTGT; đề tài còn triển khai nghiên cứu khảo sát các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế GTGT tại Cục thuế Quảng Trị nhằm nắm rõ hơn các vấn đề và
các nhân tố tác động tới việc tăng cường chống thất thu thuế GTGT để có được các giải pháp hiệu quả.
Và liên quan đến mô hình nghiên cứu chống thất thu thuế giá trị gia tăng đã có một số đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra. Trên cơ sở đó, dựa vào hệ thống lý luận về thuế và thất thu thế GTGT và phân tích các nhân tố tác động đến công tác chống thất thu thuế GTGT tác giã đã hình thành mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới việc tăng cường chống thất thu thuế GTGT như sau :
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ hệ thống lý luận đã được trình bày ở chương 2
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tăng cường chống thất thu thuế GTGT Phương trình ước lượng chung là:
TCCTTT = f( 6 nhân tố đề cập ở trên), với giả thuyết 6 nhân tố đều có tác động tích cực, “+”tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)
i. Hệ thống chính sách thuế có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu Hệ thống chính sách thuế (HTCS)
Tổ chức bộ máy thu thuế (BMTT)
Ứng dụng công nghệ (UDCN) Tăng cường chống thất thu thuế GTGT (TCCTTT)
Công tác thanh kiểm tra giám sát (TKTG)
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (PHBN) Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích (TTĐV)
thuế (TCCTTT)
ii. Tổ chức bộ máy thu thuế (BMTT) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)
iii. Ứng dụng công nghệ (UDCN) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)
iv. Công tác thanh kiểm tra giám sát (TKTG) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)
v. Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích (TTĐV) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)
vi. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (PHBN) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)