Cục thuế Quảng Trị 40

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 49)

Ngày 21/08/1990, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở sát nhập Chi cục thu quốc doanh, Chi Cục Thuế CTN và bộ phận thuế nông nghiệp của Sở tài chính theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến - chức năng. Ở cơ sở có hai cấp quản lý: cấp Cục Thuế (cấp Tỉnh) và cấp Chi Cục Thuế (cấp Huyện). Bộ máy tổ chức Cục Thuế gồm Văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế (09 huyện, thị và 01 thành phố). Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp hầu hết tập trung tại văn phòng cục, do đó số thu ngân sách tại văn phòng cục chiếm trên 80% tổng thu ngân sách ngành thuế tỉnh,trong lúc đó lực lượng cán bộ công chức văn phòng cục chỉ chiếm trên 1/5 tổng số công chức toàn ngành.

Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến - chức năng.

TỔNG CỤC THUẾ Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Phòng thanh tra thuế Phòng kiểm tra thuế Phòng Hành chính và quản trị tài vụ Phòng tổ chức cán bộ Phòng tổng hợp - nghiệp vụ- dự á Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tin học Chi cục thuế thành phố Đông Hà Chi cục thuế thị xã Quảng Trị Chi cục thuế huyện Hướng Hóa Chi cục thuế huyện Đakrông Chi cục thuế huyện Cam Lộ Chi cục thuế huyện Vĩnh Linh Chi cục thuế huyện Gio Linh Chi cục thuế huyện Triệu Phong Chi cục thuế huyện Hải Lăng CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ Chi cục thuế huyện Đảo Cổn

Ở cơ sở có hai cấp quản lý: cấp Cục Thuế (cấp Tỉnh) và cấp Chi Cục Thuế (cấp Huyện). Bộ máy tổ chức Cục Thuế gồm Văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế (09 huyện, thị và 01 thành phố). Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp hầu hết tập trung tại văn phòng cục, do đó số thu ngân sách tại văn phòng cục chiếm trên 80% tổng thu ngân sách ngành thuế tỉnh,trong lúc đó lực lượng cán bộ công chức văn phòng cục chỉ chiếm trên 1/5 tổng số công chức toàn ngành. Với chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

Phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp Luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý; tư vấn, hỗ trợ, trả lời các vướng mắc về thuế đối với NNT; biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng kê khai và kế toán thuế:Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và thống kê thuế đối với các Chi Cục Thuế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lýthu thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp Luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách thuế TNCN đối với toàn Cục Thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và CCNT đối với các Chi cục Thuế; Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và CCNT trên địa bàn; biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục

Thuế giao.

Phòng Kiểm tra thuế:Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; kiểm tra chấp hành pháp luật thuế và kiểm tra giải quyết hoàn thuế; đồng thời trực tiếp thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý củaVP Cục Thuế. Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành pháp Luật thuế của toàn Cục Thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp Luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Kiểm tra nội bộ:Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp Luật, tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan Thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Tin học:Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Phòng Tổ chức cán bộ:Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế; thực hiện các nhiệm vụ khác do cục trưởng giao.

44

Phòng Ấn chỉ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế; thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

4.2. DIỄN BIẾN NỘI DUNG CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

4.2.1. Tình hình thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh của địa phương. Năm 2008 GDP khu vực ngoài quốc doanh tăng 39.4% trong khi thu thuế GTGT đối với các DNNQD tăng 47%, đây là năm có tỷ lệ tăng cao nhất. Tuy nhiên 5 năm trở lại đây từ 2009-2013 thù tốc độ tăng thu thuế GTGT lại thấp hơn tốc độ tăng GDP. Nếu GDP của khu vực ngoài quốc doanh tăng từ 15-10% thì thu thuế GTGT chỉ tăng bình quân la 10%/ năm.

Bảng 4.1. Tình hình thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 GDP của DNNQD 3,890,466 5,424,768 6,187,455 7,687,145 8,148,986 9,012,124 Số doanh nghiệp 803 1,332 1,609 1,650 1,767 1,850 GTGT thu DNNQ 140,348 207,027 265,796 306,265 370,992 434,587 Số thuế nợ đọng 10,600 25,465 31,502 50,486 64,932 72,451 Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Trị 2008-2013

Ngoài ra tỷ lệ thuế nợ đọng của các doanh nghiệp này cũng tăng cao. Nếu năm 2008 số thuế nợ đọng chỉ là 10,600 triệu đồng thì đến năm 2013 đã là 72,451

triệu đồng. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn năm 2013 tăng 2.3 lần so với năm 2008 nhưng số thuế nợ đọn tăng 6.8 lần so với năm 2008. Như vậy tốc độ tăng số thuế nợ đọng cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng doanh nghiệp. Các khoản nợ này chiếm từ 45-50% là nợ quá hạn. Đây cũng là một trong những khoản khó thu hồi của cục thuế tỉnh Quảng trị, nó làm tăng tỷ lệ thất thu thuế GTGT trên địa bàn.

Quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những khâu quan trọng để quản lý thuế GTGT. Tình trạng hóa đơn do các doanh nghiệp mới thành lập mua rồi không thấy địa chỉ đang gây cho cơ quan thuế rất nhiều khó khăn trong quản lý. Ngoài ra một số doanh nghiệp mua hóa đơn lại không thực hiện quyết toán hay báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế, qua kiểm tra thì lại phát hiện có nhiều trường hợp có sử dụng hóa đơn nhưng lại không quyết toán và báo cáo. Trong giai đoạn 2008 -2013 cục thuế tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế trên địa bàn, thu hồi nhiều khoản thuế chưa kê khai của doanh nghiệp

Bảng 4.2. Tình hình kiểm tra đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đơn v: Triu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số DN bị kiểm tra 980 1.011 990 896 902 1,056 Tổng doanh thu kê khai

của các DN bị kiểm tra 100,125 111,798 123,278 148,234 201,241 298,685 Tổng doanh thu thực tế

của các DN bị kiểm tra 101,037 112,787 124,281 149,324 203,340 301,041 Doanh thu chưa kê khai 912 989 1,003 1,090 2,099 2,356 Số thuế thu hồi 798 867 901 989 1,904 2,112

46

Từ năm 2008 -2013, cục thuế tỉnh quảng trị đã tiến hành kiểm tra hơn 3 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn, thu hồi hơn 7,5 tỷ đồng do các doanh nghiệp này trốn chứ kê khai thuế hoặc kê khai doanh thu. Đây là một khoản thất thu lớn đối với NSNN, khi mà còn nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiêm chỉnh và chung thực việc kê khai thuế. Khi mà nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng khó khăn thì hành vì trốn thuế sẽ xảy ra nhiều. Riêng năm 2013 cục thuế tỉnh Quảng trị đã tiến hành thu hồi hơn 2,1 tỷ đồng thuế GTGT, góp phần hạn chế số thuế thất thu của NSNN. Ngoài ra qua phân tích đánh giá số tốc độ tăng GDP, kiểm tra hóa đơn chéo, cơ quan thuế còn phát hiện nhiều trường hợp làm hồ sơ giả, mua bán hóa đơn, hoàn thuế gây thất thu cho NSNN. Ước tính trong năm 2013, NSNN bị thất thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 2,5 tỷ đồng và tỉnh đã tiến hành kiểm tra, giám sát thu hồi được 2,1 tỷ đồng. Đây là một trong những cố gắng tích cực của cán bộ cục thuế tỉnh Quảng Trị.

4.2.2. Tình hình thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hiện nay các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là nộp thuế theo ấn định trên doanh thu

Bảng 4.3. Tình hình quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số hộ KD thực tế 9,681 10,234 11,456 12,989 13,014 13,893 Tổng số hộ quản lý 8,812 9,531 10,809 12,491 12,654 13,513 Số hộ chưa quản lý 869 703 647 498 360 380 Số hộ ghi thu 8,123 9,512 10,613 12,069 12,345 13,235

Số hộ thực thu theo ghi

thu 8,012 9,126 10,561 11,698 12,028 13.002 Số hộ nợ đọng 701 460 472 568 657 709

Ngun: Cc thuế tnh Qung Tr 2008-2013

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, năm 2008 cục thuế quản lý 8,812 hộ; năm 2009 cục quản lý 9,531 hộ; năm 2010 cục quản lý 10,809 hộ; năm 2011 cục quản lý 12,491 hộ, 2012 là 12,645 hộ và năm 2013 cục thuế quản lý 13,531 hộ. Ngoài các hộ mà cục quản lý thì chi cục các huyện cũng quản lý phần lớn các hộ kinh doanh cá thể. Bình quân mỗi chi cục thuế quản lý tầm 4 nghìn hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Điều này cho thấy rõ ràng các hộ kinh doanh các thể chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Điều đó đồng nghĩa với việc tình hình thực hiện sổ sách kế toán, hóa đơn, chưngs từ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thu thuế GTGT, nhiều hộ nộp theo ấn định sẽ ảnh hưởng đến việc thu đúng, thu đủ thuế, sẽ tọa ra nhiều sơ hở gây thất thu thuế Nhà nước, gây khó khăn cho công tác hành thu do phần lớn các hộ này có ý thức chấp hành pháp luật chưa cao.

Qua bảng 4.3 ta thấy số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua các năm tăng liên tục. Năm 2011 tăng 1.38% so với năm 2010; năm 2012 tăng 1.9% so với năm 2011vaf năm 2013 tăng 6.7% so với năm 2012. Năm 2011 cục thuế đã đưa vào quản lý 96.1 % số hộ kinh doanh thực tế, sang đến năm 2012, 2013 cục thuế đã đưa vào quản lý 97.26% số hộ kinh doanh cá thể. Điều này phản ánh được sự cố gắng trong việc đưa số hộ kinh doanh thực tế vào quản lý của chi cục. Bình quân mỗi năm mỗi hộ số thuế GTGT là 85.12 triệu đồng/ năm. Như vậy việc bỏ sót các đối tượng chưa đưa vào quản lý là thất thu khoảng 294,256 triệu đồng, từ đó ảnh hưởng đến số thuế thu của cục thuế tỉnh Quảng Trị. Năm 2008, cục thuế chưa đưa 869 hộ vào quản lý, thất thu khoảng 73.969 triệu đồng; Năm 2009, cục thuế chưa đưa vào quản lý 869 hộ, thất thu khoảng 59.839 triệu đồng;

48

Năm 2010, cục thuế chưa đưa vào quản lý 703 hộ làm thất thu NSNN khoảng 42.389 hộ;Năm 2011 chưa đưa vào quản lý 647 hộ làm thất thu khoảng 42.389 triệu đồng; Năm 2012 làm thất thu khoảng 30.603 triệu đồng, năm 2013 thất thu khoảng 32.345 triệu đồng.

Số hộ chưa được quản lý này chủ yếu là những hộ kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh. Đối với những hộ này, cục thuế thường không thu được thuế, nếu có chủ yếu là những khoản tiền phạt và số thu này không lớn. Doanh thu của các hộ này không lớn nhưng việc quản lý bao quát được số hộ là hết sức khó khăn, phức tạp, bởi số hộ kinh doanh đông, ngành nghề kinh doanh đa dạng và thường xuyên thay đổi. Có hộ kinh doanh tại nhà, khó phát hiện , hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh, hoặc kinh doanh buôn chuyến không khai báo . Tình hình thất thu thuế ở những hộ chưa quản lý được không chỉ do những nguyên nhân khách quan trên mà còn những nguyên nhân chủ quan từ cán bộ thuế chuyên quản là không thường xuyên , kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh cũng như trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Một trong những vấn đề phức tạp gây thất thu thuế GTGT là các hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ kinh doanh trên thực tế vẫn hoạt động kinh doanh. Việc hộ xin nghỉ kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến số thuế thu của cục thuế. Đương nhiên việc nghỉ kinh doanh là quyền chính đáng của hộ kinh doanh, song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế. Qua xem xét thực thế cho thấy, tình trạng các hộ kinh doanh chỉ là một hình thức trốn lậu thuế. Mặc dù cục thuế tỉnh Quảng Trị đã tiến hành kiểm tra số hộ xin nghỉ song số lượng các hộ quá đông nên kiểm tra chỉ mang tính chất thời điểm. Cụ thể, năm 2012 Cục thuế đã tiến hành kiểm tra 826 lượt hộ xin nghỉ tạm thời, đã phát hiện 235 hộ tiến hành kinh doanh, tỷ lệ nghỉ giả để trốn thuế chiến 38,9% đã truy thu và phạt 98,093 triệu đồng. Năm 2013 cuc thuế Quảng Trị tiến hành kiểm tra 568 lượt hộ kinh doanh, phát hiện 112

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 49)