Tình hình kinh tế xã hội Quảng Trị 38

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 47)

Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km)

Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.

Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và

quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Theo báo cáo của đồng chí Phó Đức Cường Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trình bày tại kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa VI, thì tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị trong năm 2013 cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng, một số chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 8% (KH là > 10%), trong đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,7% (KH là >3%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,3% (KH là > 16%), khu vực dịch vụ tăng 9% (KH là >8,5%).

GDP bình quân đầu người đạt 23,8 triệu đồng (KH là 26,5 triệu đồng); Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 95/67 triệu USD, vượt 42% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 121/70 triệu USD, vượt 72,9% kế hoạch.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt: 7.451 tỷ đồng (kế hoạch 7.000 - 7.500 tỷ đồng).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt: 1.468/1.465 tỷ đồng; trong đó thu nội địa: 875/885 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 593/580 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 5.592/3.836 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 25,2/22,7 vạn tấn, tăng 11% so với kế hoạch.

Trồng mới rừng tập trung ước đạt 5.500/5.500 ha, đạt 100% kế hoạch.

Diện tích trồng mới cây công nghiệp dài ngày ước đạt: 1.832/1.740 ha, tăng 5,3% so với kế hoạch.

Sản lượng thuỷ hải sản ước đạt 25.665/27.000 tấn, bằng 95% kế hoạch.

Hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới và hoàn thành Đề án xây dựng nông thôn mới tại 8/8 xã điểm của tỉnh.

Chỉ tiêu phát triển xã hội:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động ước đạt 37,2% (kế hoạch là 37,2%); trong đó đào tạo nghề 27,9% (kế hoạch là 27,9%).

Mức giảm tỷ suất sinh ước đạt 0,6%o (kế hoạch là 0,5%o). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,51% (kế hoạch là giảm 2,5 - 3%).

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 17% (KH là 18,5%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)