3.6.1. Mô tả dữ liệu
Trung bình cộng là một đại lượng mô tả mức độ tập chung của dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất và được xác định bằng cách tính tổng số giá trị quan sát đươợc và
chia cho tổng số quan sát. Ngoài ra để bổ trợ cho giá trị trung bình của dữ liệu, trong mô tả dữ liệu chúng ta còn quan tâm tới: (1) Trung vị là điểm đứng giữa dãy dữ liệu đã được xắp xếp theo thứ tự tăng dần; (2) Mode là giá trị lặp lại nhiều lần nhất trong dữ liệu; (3) Các giá trị lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min); (4) Các khoảng chia nhỏ dữ liệu hơn chẳng hạn chia đôi, chia 3, chia 4 …; (5) Khoảng biến thiên dữ liệu.
Phương sai mẫu được xác định bằng cách lấy trung bình của các biến thiên (đã được lấy) bình phương giữa từng quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó.
Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai mẫu. Hai chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ biến thiên, mức độ chính xác của dữ liệu quanh giá trị trung bình của nó; mức độ ổn định của dữ liệu nghiên cứu.
Bảng tần số là một bảng tổng hợp các biểu hiện có thể có của đặc điểm quan sát, hoặc các khoảng giá trị mà trong phạm vi đó dữ liệu có thể rơi vào và số quan sát tương ứng với mỗi biểu hiện hoặc khoảng giá trị dữ liệu, đồng thời có thể tính toán xem so với tổng số quan sát thì số đơn vị thuộc biểu hiện này chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Cách trình bày bảng tần số bao gồm các cột nội dung như sau: (1) Cột 1 là liệt kê các biểu hiện có thể có của dữ liệu; (2) Cột 2 là tần số xuất hiện (số quan sát được) của các biểu hiện tương ứng; (3) Tần suất được lấy bằng số quan sát chia cho tổng số quan sát của dữ liệu.
Đồ thị phân phối thường được sử dụng để chuyển hóa thông tin trên bảng tần số thành hình ảnh hấp dẫn trực quan hơn, dễ thu hút sự chú ý, ghi nhớ hơn nhất là khi có sự kết hợp với màu sắc. Ngoài ra còn có có cac dạng đồ thị dạng đường, hình tròn, dạng thanh dọc, thanh ngang … bổ trợ cho các cách trình bày dữ liệu.
3.6.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Cronback (1951) đã đưa ra hệ số tin cậy Alpha cho các thang đo nghiên cứu; và nó được thực hiện cho từ 3 biến quan sát trở lên. Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) Cronbach’s Alpha được tính theo công thức rút gọn như sau: Alpha = Nρ/ (1+ ρ(N-1)), trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình của các mục hỏi; N là số câu hỏi trong 1 nhân tố.
Hệ số Cronback Alpha có giá trị từ 0 đến 1, về lý thuyết Cronback Alpha càng lớn càng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, tuy nhiên nếu lớn hơn 0.95 cho thấy các quan sát là không có gì khác biệt (tức là không có ý nghĩa nghiên cứu ), còn từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.
Do các biến quan sát dùng để đo lường cùng một khái niệm (nhân tố) nên cần có sự tương quan với nhau. Vì vậy ngoài việc kiểm tra hệ số Cronbach Alpha >= 0.6, chúng ta cần phải xem xét thêm hệ số tương quan biến tổng (DeVellis, 2003). Đây là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994) nếu hệ số tương quan biến tổng này mà nhỏ hơn 0.3 thì thang đo đó sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.
3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Theo Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng để thu nhỏ dữ liệu.
Nguồn: Dự theo Kim & Mueller (1978a)
Hình 3.4: Mô hình mô phỏng 1 nhân tố EFA
Về mặt tính toán phân tích nhân tố được mô tả như sau: Xi = Ai1*F1 + Ai2*F2 + Ai3*F3 + ….+ Aim*Fm + ViUi. Trong đó:
Xi là biến chuẩn hóa thứ i
Aij là hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F các nhân tố chung
Vi hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng đối với biến i Ui nhân tố đặc trưng của biến i
m số nhân tố.
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung; bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát như sau: Fi = Wi1*X1 + Wi2*X2 + Wi3*X3 + ….+ Wik*Xk; trong đó
Fi là ước lượng trị số của nhân tố i Wi là quyền số hay trọng số của nhân tố k là số biến
Khi phân tích nhân tố, chúng ta cần xem xét các tham số thống kê của quá trình phân tích nhân tố bao gồm:
Factor loading là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố của nó; Factor loading > 0.5 được sử dụng trong phép phân tích nhân tố để loại bỏ các biến
V1 Biến X1 Nhân tố Fi Biến X2 Biến X3 Biến Xk . . . U1 U2 U3 Uk W1 W2 Wk W3 V2 Vk V3
không hợp lệ. Theo Hair & ctg (1998,111)1 Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75. Factor matrix là ma trận chứa các hệ số factor loading
Kiểm định Bartlett‟s Test of Sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu Sig của Bartlett‟s Test of Sphericity < 5% chúng ta bác bỏ giả thuyết Ho: Các biến không có tương quan trong tổng thể (không có ý nghĩa trong phân tích nhân tố).
Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích của các nhân tố; Eigeưnvalue > 1 là tiêu chuẩn để xác định số nhân tố được hình thành từ các dữ liệu thu thập được.
KMO là trị số cho biết mức độ thích hợp của các nhân tố trong phân tích; KMO >= 0.5 là thích hợp với các nghiên cứu tiếp theo và ngược lại.
3.6.4. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết.
Phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến phụ thuộc (nhân tố) vào các biến khác (gọi là biến độc lập) với ý tưởng ước lượng và/hoặc dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị biết trước của các biến độc lập.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT) vào các biến biến độc lập là: Hệ thống chính sách thuế; Tổ chức bộ máy thu thuế; Ứng dụng công nghệ; Công tác thanh kiểm tra giám sát; Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích; Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng
Phương pháp bình phương bé nhất (Phương pháp OLS) sẽ được ứng dụng vào triển khai xử lý mối quan hệ của mô hình TCCTTT = f(6 nhân tố) bằng phần mềm thống kê kinh tế lượng SPSS 20.
Để xem xét tính đúng đắn của mô hình hồi quy hàng loạt các kiểm định sẽ được xem xét thực hiện bao gồm: (1) Kiểm định F về mức độ phù hợp của mô hình; (2) Kiểm định Dubin Watson về mức độ phù hợp của mô hình; (3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; (4) Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Cuối cùng để xem xét tác động của các nhân tố tới biến phụ thuộc thì kiểm định beta # 0 về mức độ tác động của các biến sẽ được thực hiện.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Quy trình nghiên cứu 6 bước: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu; (2) Xây dựng hệ thống các khái niệm, các chỉ tiêu thống kê; (3) Thu thập dữ liệu thống kê; (4) Xử lý dữ liêu; (5) Phân tích và giải thích kết quả; (6) Báo cáo và truyền đạt kết quả.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu về 6 nhân tố (Hệ thống chính sách thuế; Tổ chức bộ máy thu thuế; Ứng dụng công nghệ; Công tác thanh kiểm tra giám sát; Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích; Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng) tác động tới tăng cường chống thất thu thuế GTGT tại Quảng Trị
Mẫu nghiên cứu là 300 cán bộ thuế GTGT tại các chi cục thuế được xác định theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện. Mẫu này được triển khai thu thập thông tin qua bảng hỏi thiết kế sẵn với 4 loại thang đo cơ bản (định danh, thứ bậc, khoảng cách, tỷ lệ)
Cuối cùng các dữ liệu thu thập được tuân thủ 1 quy trình xử lý dữ liệu, mô tả dữ liệu, tính toán độ tin cậy bằng Cronback Alpha và tương quan biến tổng, phân tích EFA, hồi quy bằng phương pháp OLS.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG TRỊ VÀ CỤC THUẾ QUẢNG TRỊ
4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km)
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và
quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Theo báo cáo của đồng chí Phó Đức Cường Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trình bày tại kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa VI, thì tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị trong năm 2013 cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng, một số chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 8% (KH là > 10%), trong đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,7% (KH là >3%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,3% (KH là > 16%), khu vực dịch vụ tăng 9% (KH là >8,5%).
GDP bình quân đầu người đạt 23,8 triệu đồng (KH là 26,5 triệu đồng); Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 95/67 triệu USD, vượt 42% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 121/70 triệu USD, vượt 72,9% kế hoạch.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt: 7.451 tỷ đồng (kế hoạch 7.000 - 7.500 tỷ đồng).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt: 1.468/1.465 tỷ đồng; trong đó thu nội địa: 875/885 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 593/580 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 5.592/3.836 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 25,2/22,7 vạn tấn, tăng 11% so với kế hoạch.
Trồng mới rừng tập trung ước đạt 5.500/5.500 ha, đạt 100% kế hoạch.
Diện tích trồng mới cây công nghiệp dài ngày ước đạt: 1.832/1.740 ha, tăng 5,3% so với kế hoạch.
Sản lượng thuỷ hải sản ước đạt 25.665/27.000 tấn, bằng 95% kế hoạch.
Hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới và hoàn thành Đề án xây dựng nông thôn mới tại 8/8 xã điểm của tỉnh.
Chỉ tiêu phát triển xã hội:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động ước đạt 37,2% (kế hoạch là 37,2%); trong đó đào tạo nghề 27,9% (kế hoạch là 27,9%).
Mức giảm tỷ suất sinh ước đạt 0,6%o (kế hoạch là 0,5%o). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,51% (kế hoạch là giảm 2,5 - 3%).
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 17% (KH là 18,5%).
4.1.2. Cục thuế Quảng Trị
Ngày 21/08/1990, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở sát nhập Chi cục thu quốc doanh, Chi Cục Thuế CTN và bộ phận thuế nông nghiệp của Sở tài chính theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến - chức năng. Ở cơ sở có hai cấp quản lý: cấp Cục Thuế (cấp Tỉnh) và cấp Chi Cục Thuế (cấp Huyện). Bộ máy tổ chức Cục Thuế gồm Văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế (09 huyện, thị và 01 thành phố). Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp hầu hết tập trung tại văn phòng cục, do đó số thu ngân sách tại văn phòng cục chiếm trên 80% tổng thu ngân sách ngành thuế tỉnh,trong lúc đó lực lượng cán bộ công chức văn phòng cục chỉ chiếm trên 1/5 tổng số công chức toàn ngành.
Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến - chức năng.
TỔNG CỤC THUẾ Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế