Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu 31

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 40)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) có 2 dạng bảng câu hỏi chính là (1) Bảng câu hỏi chi tiết dùng trong thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng và (2) Dàn bài hướng dẫn thảo luận dùng trong nghiên cứu định tính. Đối với đề tài nghiên cứu của mình tác giả dùng bảng câu hỏi chi tiết để phỏng vấn các cán bộ thuế GTGT trên địa bàn Quảng Trị.

Trên thực tế việc thiết kế bảng hỏi mang tính khoa học và nghệ thuật cao bảng được tóm lược vắn tắt gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Xác định dữ liệu cần tìm kiếm: điều kiện tiên quyết để lập bảng câu hỏi có hiệu quả là xác định chính xác cái gì cần phải được đo lường và cần làm rõ liệt kê các vấn đề cần đo lường đó; đồng thời cũng hình dung trước xem các biến số đó nên được sử dụng như thế nào.

Bước 2: Xác định quy trình khảo sát, phỏng vấn: Tại bước này nhà nghiên cứu cần phải xác định xem sẽ dự kiến dùng phương pháp nào để thu thập thông tin (phỏng vấn trực tiếp, điện thoại, email, bưu điện ..) để từ đó thiết lập quy trình thu thập thông tin một cách phù hợp và từ đó thể hiện ra thành bảng hỏi phù hợp.

Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi: Để đảm bảo cho nội dung câu hỏi được trả lời đầy đủ, đúng và có chất lượng thì khi thiết kế bảng hỏi; nhà nghiên cứu cần xác

bất tiện, vô lý … trong bảng hỏi hay không? Những vấn đề này cần được đánh giá cẩn thận trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Bước 4: Quyết định về dạng câu hỏi và trả lời: Nhà nghiên cứu cùng cần cân nhắc các dạng câu hỏi nào trong bảng hỏi (câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi nhiều sự lựa chọn, các quan điểm …)

Bước 5: Xác định từ ngữ trong bảng hỏi: Do bảng câu hỏi là phương tiện giao tiếp giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi..nên việc xác định các ngôn từ là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho việc diễn đạt dễ hiểu, đúng và chính xác với các ý đồ của nhà nghiên cứu và làm cho người trả lời hiểu đúng, đầy đủ cảm thấy thoải mái khi trả lời ..

Bước 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi: Một cấu trúc bảng hỏi chuần thường gồm phần mở đầu, các câu hỏi hâm nóng, các câu hỏi đặc thù, các câu hỏi mang tính cung cấp thông tin cá nhân và các câu hỏi phụ.

Bước 7: Xác định đặc tính vật lý (dạng thể hiện) của bảng hỏi: đây là vấn đề quan trọng và phụ thuộc vào hình thức phỏng vấn là gì. Như với đề tài này do tác giả lựa chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp nên đặc tính vật lý của bảng hỏi là in và thể hiên trên giấy A4.

Bước 8: Kiểm tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Và được tác giả chi tiết hóa như tại phụ lục 1 bảng hỏi của đề tài này. Để triển khai thu thập dữ liệu nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn cách thức phỏng vấn bằng cách để người được hỏi tự nghiên cứu trả lời với các bước như sau:

1.Gửi bảng câu hỏi tới chi cục thuế, các phòng thuế của tỉnh Quảng Trị có các cán bộ được xác định phỏng vấn.

2. Thông qua các đầu mối tại mỗi điểm để giải thích thêm các vấn đề chưa rõ và tổng hợp nhận lại các bản trả lời

3. Nhận lại các phiếu hỏi từ các đầu mối và tổng hợp dữ liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)