Nghiên cứu trong nước 22

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 31)

(1) Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài và Th.S Phạm Nữ Mai Anh (2009) về đề tài “Chống gian lận thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay”. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố tác động đến công tác gian lận thuế GTGT gồm:

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của của TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài và Th.S Phạm Nữ Mai Anh năm 2009

Nhận xét: Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT, làm rõ nguyên tắc thiết lập thuế GTGT, về vai trò của thuế GTGT. Nội dung quan trọng về mặt lý luận là tìm hiểu khái niệm về gian lận thuế GTGT, các hành vi gian lận thuế GTGT, chỉ ra ảnh hưởng của gian lận thuế GTGT. Đồng thời để hạn chế tình trạng gian lận thuế GTGT, ở Việt Nam đề tài đã đư ẩ nhiều biện pháp, từ việc hoàn thiện chế độ, chính sách thuế GTGT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận

- Hệ thống chính sách thuế; - Tổ chức bộ máy thu thuế; - Ứng dụng khoa học công nghệ;

- Công tác thanh kiểm tra giám sát thuế; - Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích;

- Phối hợp giữa các ban ngành chức năng

Chống gian lận thuế

thuế GTGT. Trong đề tài đã trình bày thành công, đồng thời đã đi sâu xem xét hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của công tác chống gian lận thuế GTGT ở Việt Nam.

(2) Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đã có bài nghiên cứu về “ Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp" Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trong đề tài của mình tác giả đã đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế của nhà nước và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Hình: 2.3 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy

Nhận xét: Đề tài đã đưa ra được các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của DN bao gồm: Yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, tâm lý doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động doanh nghiệp.

(3) Nghiên cứu của PGS.TS. Lê Xuân Trường và TS. Nguyễn Đình Chiến (2013) với đề tài “Nhận diện các hành vi gian lận thuế” đã đưa ra kết quả nghiên cứu như sau:

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Lê Xuân Trường và TS. Nguyễn Đình Chiến

Nhận xét: Đề tài đã nghiên cứu được các hành vi gian lận thuế. Như: Bỏ ngoài sổ sách kế toán, Tạo giao dịch mua hàng giả mạo, Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế, Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bầy các vấn đề căn bản trong hệ thống lý luận về chống thất thu thuế GTGT bao gồm các nội dung về : (1) Hệ thống các khái niệm về thuế GTGT; (2) Bản chất, vai trò, nội dung của thuế GTGT; (3) Các vấn đề về thất thu thuế GTGT; (4) Các nguyên nhân và các hình thức thất thu thuế GTGT; (5) Một số nghiên cứu trước đây. Nền tảng lý luận này sẽ góp phần hình thành hệ thống lý luận cho mô hình, phương pháp nghiên cứu tại chương 3 của đề tài này.

Hành vi mua bán Chế độ sổ sách kế toán Chi phí giá cả Áp dụng chế độ chính sách HHành vi gian lận thuế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu được triển khai theo quy trình 6 bước dưới đây:

Nguồn: Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội (2011)

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu; (2) Xây dựng hệ thống các khái niệm, các chỉ tiêu thống kê;

(3) Thu thập dữ liệu thống kê; (4) Xử lý dữ liêu;

(5) Phân tích và giải thích kết quả;

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hệ thống các khái niệm, các chỉ tiêu thống kê

Thu thập dữ liệu thống kê

Xử lý dữ liệu:

- Kiểm tra, chỉnh lý, sắp xếp số liệu - Phân tích thống kê sơ bộ

- Phân tích thống kê thích hợp

Phân tích và giải thích kết quả

(6) Báo cáo và truyền đạt kết quả.

Trong quy trình trên, hướng mũi tên từ trên xuống dưới chỉ trình tự tiến hành các công đoạn của quy trình nghiên cứu; hướng mũi tên từ dưới lên trên chỉ những công đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung hay làm lại nếu chưa đạt yêu cầu.

3.2. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU.

Qua nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tác giả đã đưa ra các giả thiết nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình hoàn thiện công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:

Hệ thống chính sách thuế ...sẽ tác động tích cực (dấu tác động “+”), góp phần hoàn thiện công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .

Tổ chức bộ máy thu thuế … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Công tác thanh kiểm tra, giám sát chặt chẽ… sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác thu chi ngân sách nhà nước ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng chặt chẽ....sẽ làm tác động tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích… sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Ứng dụng khoa học công nghệ… sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác tăng cường chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.

Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp nhằm mô tả về diễn biến thu thuế và thất thu thuế GTGT; đề tài còn triển khai nghiên cứu khảo sát các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế GTGT tại Cục thuế Quảng Trị nhằm nắm rõ hơn các vấn đề và

các nhân tố tác động tới việc tăng cường chống thất thu thuế GTGT để có được các giải pháp hiệu quả.

Và liên quan đến mô hình nghiên cứu chống thất thu thuế giá trị gia tăng đã có một số đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra. Trên cơ sở đó, dựa vào hệ thống lý luận về thuế và thất thu thế GTGT và phân tích các nhân tố tác động đến công tác chống thất thu thuế GTGT tác giã đã hình thành mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới việc tăng cường chống thất thu thuế GTGT như sau :

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ hệ thống lý luận đã được trình bày ở chương 2

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tăng cường chống thất thu thuế GTGT Phương trình ước lượng chung là:

TCCTTT = f( 6 nhân tố đề cập ở trên), với giả thuyết 6 nhân tố đều có tác động tích cực, “+”tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)

i. Hệ thống chính sách thuế có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu Hệ thống chính sách thuế (HTCS)

Tổ chức bộ máy thu thuế (BMTT)

Ứng dụng công nghệ (UDCN) Tăng cường chống thất thu thuế GTGT (TCCTTT)

Công tác thanh kiểm tra giám sát (TKTG)

Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (PHBN) Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích (TTĐV)

thuế (TCCTTT)

ii. Tổ chức bộ máy thu thuế (BMTT) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)

iii. Ứng dụng công nghệ (UDCN) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)

iv. Công tác thanh kiểm tra giám sát (TKTG) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)

v. Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích (TTĐV) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)

vi. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (PHBN) có tác động tích cực tới Tăng cường chống thất thu thuế (TCCTTT)

3.4. MẪU NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu định lượng để kiểm định các giả thuyết cần nghiên cứu thì chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu. Mục đích của chọn mẫu là tìm ra các đặc tính của tổng thể cần nghiên cứu thông qua mẫu đại diện.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) quy trình chọn mẫu được chia thành 5 bước: (1) Xác định đám đông nghiên cứu; (2) Xác định khung mẫu; (3) Xác định kích thước mẫu; (4) Chọn phương pháp chọn mẫu; (5) Tiến hành chọn mẫu.

Xác định đám đông nghiên cứu, đây là tập hợp các đối tượng cần được nghiên cứu, khảo sát hay phỏng vấn. Đối với đề tài thì chính là toàn bộ các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế, thanh tra thuế và ngân sách tại Quảng Trị và ngành dọc trong lĩnh vực thuế.

Xác định khung mẫu, đây là danh sách liệt kê các thông tin cụ thể cần, thiết về các đối tượng nghiên cứu; được thu hẹp hơn từ đám đông nghiên cứu. Đối với đề tài nghiên cứu đây là danh sách các thông tin cá nhân chi tiết về các cán bộ thuế đang công tác tại Quảng Trị. Từ khung mẫu này tác giả sẽ liên hệ với một số lượng hữu hạn để phỏng vấn

nhiệm. Trong phân tích EFA kích thước mẫu được xác định giựa vào: (1) Kích thước tối thiểu và (2) Số lượng biến (câu hỏi) đo lường để đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng 1 biến đo lường cần 5 quan sát; và quy mô tối thiểu là 50, khá là 100, tốt là 200, tốt hơn là 300…Như vậy với đề tài nghiên cứu của mình tác giả xác định kích thước mẫu là 300 cán bộ thuế GTGT được lấy từ khung mẫu trong đám đông nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu: Có hai nhóm phương pháp chọn mẫu cơ bản là phương pháp lấy mẫu xác suất và phương pháp lấy mẫu phi xác suất và được mô tả như hình dưới đây. Đối với đề tài nghiên cứu của mình tác giả quyết định lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác xuất, thuận tiện vì các ưu điểm của nó là tính tiết kiệm chi phí, thời gian và khả năng có thể thực hiện được của tác giả.

Nguồn: Lược dịch và biên soạn theo David J.Luck, Ronald. S. Rubin của Phan

Văn Thắng, Nguyễn Văn Hiến (1998)

Hình 3.3: Phân loại các phương pháp lấy mẫu

Tiến hành chọn mẫu, sau khi đã xác định được 4 vấn đề của quy trình lấy mẫu, tác giả sẽ bắt tay vào chọn mẫu theo các tiến trình đã xác định ở trên.

3.5. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI VÀ THANG ĐO 3.5.1. Thiết kế thang đo 3.5.1. Thiết kế thang đo

Mô hình

Mẫu phi xác suất

- Lấy mẫu thuận tiện - Lấy mẫu tích lũy nhanh - Lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ - Lấy mẫu phán đoán

Mẫu xác suất

- Lấy mẫu ngẫu nhiên giản đơn - Lấy mẫu có hệ thống

- Lấy mẫu theo vùng lãnh thổ - Lấy mẫu ngẫu nhiên theo tầng

Trong nghiên cứu khoa học và xã hội, đo lường là cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần nghiên cứu. Stevens (1951) đã chia các thanh đo thành 4 cấp độ là (1) Thang đo định danh ; (2) Thang đo thứ bậc ; (3) Thang đo khoảng cách; (4) Thang đo tỷ lệ ; trong đó thang định danh và thứ bậc là thuộc nhóm định tính và khoảng cách và tỷ lệ là thuộc nhóm định lượng.

Thang đo định danh, Đây là loại thang đo có mức độ đo lường yếu nhất. Thực chất của nó là gán cho các biểu hiện cùng loại của tiêu thức nghiên cứu một con số giống nhau. Như vậy, để xây dựng được thang đo này, ta chỉ cần thiết lập được mối quan hệ bằng nhau hoặc không bằng nhau giữa các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu theo dấu hiệu được đo để phân chia chúng thành các lớp không cắt nhau mà không cần theo một trật tự xác định nào. Ví dụ: Với tiêu thức giới tính chỉ có hai loại nam và nữ.

Thang đo thứ bậc, đây là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém, cao thấp. Giả sử có các điểm A, B, C, D theo thứ tự lần lượt trên thang đo thứ bậc, nếu đã có A lớn hơn B, thì A lớn hơn C và C cũng lớn hơn D. Loại thang đo này cũng được dùng rất nhiều trong các nghiên cứu xã hội, để đo các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như đo thái độ, quan điểm của con người đối với một hiện tượng xã hội nào đó.

Thang đo khoảng, Là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0. Nếu có các điểm A, B, C, D xếp lần lượt trên thang đo khoảng, và thoả mãn A > B, B > C thì cũng sẽ có A - B = B - C. Hiệu số giữa hai điểm đứng liền nhau được gọi là tiêu chuẩn đo (hay đơn vị đo). Trong thang đo độ bách phân () khoảng cách giữa hai vạch đứng liền nhau là 1oC chính là tiêu chuẩn đo. Nhờ có tiêu chuẩn đo này, nên có thể thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính được các tham số đặc trưng như trung bình, phương sai, tỷ lệ và gọi nó là thang đo định lượng. Đặc điểm cơ bản của thang đo khoảng là chưa có giá trị “0 tuyệt đối”, mà đó chỉ là số 0 quy ước.

Thang đo tỷ lệ, Là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối (điểm gốc) trên thang đo. Nhờ điểm gốc và một tiêu chuẩn đo cụ thể, ta có thể sử dụng được mọi công cụ toán - thống kê để phân tích dữ liệu, so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo. Theo tuần tự, thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo trước, đồng thời việc xây

dựng thang đo cũng phức tạp hơn. Song không phải cứ sử dụng thang đo tỷ lệ là tốt nhất, mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu mà chọn thang đo thích hợp.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng cả 4 loại thang đo đề cập ở trên phục vụ cho việc nghiên cứu và tương ứng với đó là việc ứng dụng các kỹ thuật phù hợp với các loại thang đo vào xử lý dữ liệu. Đặc biệt trong nghiên cứu của mình thang đo khoảng cách được sử dụng nhiều nhất trong việc đo lường các ý kiến khảo sát, trả lời của các đối tượng nghiên cứu. Để triển khai cụ thể thang đo khoảng cách tác giả đã ứng dụng quan điểm về thang đo của Likert, Rensis (1932) với 5 cấp độ sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý/ 2: Không đồng ý/ 3: Không ý kiến/ 4: Đồng ý/ 5: Hoàn toàn đồng ý

3.5.2. Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) có 2 dạng bảng câu hỏi chính là (1) Bảng câu hỏi chi tiết dùng trong thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng và (2) Dàn bài hướng dẫn thảo luận dùng trong nghiên cứu định tính. Đối với đề tài nghiên cứu của mình tác giả dùng bảng câu hỏi chi tiết để phỏng vấn các cán bộ thuế GTGT trên địa bàn Quảng Trị.

Trên thực tế việc thiết kế bảng hỏi mang tính khoa học và nghệ thuật cao bảng được tóm lược vắn tắt gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Xác định dữ liệu cần tìm kiếm: điều kiện tiên quyết để lập bảng câu hỏi có hiệu quả là xác định chính xác cái gì cần phải được đo lường và cần làm rõ liệt kê các vấn đề cần đo lường đó; đồng thời cũng hình dung trước xem các biến số đó nên được sử dụng như thế nào.

Bước 2: Xác định quy trình khảo sát, phỏng vấn: Tại bước này nhà nghiên cứu cần phải xác định xem sẽ dự kiến dùng phương pháp nào để thu thập thông tin (phỏng vấn trực tiếp, điện thoại, email, bưu điện ..) để từ đó thiết lập quy trình thu thập thông tin một cách phù hợp và từ đó thể hiện ra thành bảng hỏi phù hợp.

Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi: Để đảm bảo cho nội dung câu hỏi được trả lời đầy đủ, đúng và có chất lượng thì khi thiết kế bảng hỏi; nhà nghiên cứu cần xác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 31)