Mô tả thông tin khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh tiền giang (Trang 60)

Từ kết quả điều tra 100 khách hàng sử dụng dịch vụ TGTK của BIDV Tiền Giang ta có kết quả như sau:

Bảng 4.1: Mô tả giới tính mẫu khảo sát

Giới tính Tần số Tỷ lệ phần trăm

Nam 56 56,0%

Nữ 44 44,0%

Tổng 100 100,0%

Nguồn: Kết quả thông kê từ số liệu điều tra của tác giả tại BIDV Tiền Giang, tháng 9/ 2014

Trong 100 khách hàng được phỏng vấn thì có 56 khách hàng là nữ, chiếm tỉ lệ 56,0%. Đối tượng khách hàng là những người đang sử dụng dịch vụ TGTK của ngân hàng là phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn vì trong gia đình người phụ nữ thường là người quản lý tài chính do đó họ cũng đảm nhiệm luôn vai trò giao dịch tại ngân hàng. Vì vậy, BIDV Tiền Giang cần có chính sách ưu tiên hơn cho đối tượng khách hàng là phụ nữ.

Bảng 4.2: Mô tả độ tuổi mẫu khảo sát

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ phần trăm < 20 tuổi 7 7,0% 20 – 30 tuổi 32 32,0% Trên 30 – 55 tuổi 41 41,0% >55 tuổi 20 20,0% Tổng 100 100,0%

Nguồn: Kết quả thông kê từ số liệu điều tra của tác giả tại BIDV Tiền Giang, tháng 9/ 2014

Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là trên 30 - 55 tuổi với tỉ lệ 41%, đây là độ tuổi có công việc với thu nhập ổn định có tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm. Mặt khác, độ tuổi này là những người có nhu cầu cao về tích luỹ để xây dựng nhà cửa, tích luỹ

48 6% 20% 38% 12% 24%

Học sinh – Sinh viên Cán bộ công nhân viên chức

Kinh doanh buôn bán Hưu trí

Khác

cho tương lai. Độ tuổi tiếp theo chiếm tỉ lệ cao là từ 20 - 30 tuổi với 32% và trên 55 tuổi với 20 %. Độ tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất là dưới 20 tuổi. Đây là độ tuổi là còn là học sinh, sinh viên chưa có nhiều thu nhập nên chưa có nhu cầu giao dịch nhiều tại ngân hàng. Ngân hàng cần có chiến lược, chương trình hấp dẫn phù hợp với từng nhóm khách hàng mà đặc biệt tập trung vào khách hàng thuộc nhóm tuổi 30 - 55 tuổi.

Bảng 4.3: Mô tả nghề nghiệp mẫu khảo sát

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ phần trăm

Học sinh – Sinh viên 6 6,0%

Cán bộ công nhân viên chức 20 20,0%

Kinh doanh buôn bán 38 38,0%

Hưu trí 12 12,0%

Khác 24 24,0%

Tổng 100 100,0%

Nguồn: Kết quả thông kê từ số liệu điều tra của tác giả tại BIDV Tiền Giang, tháng 9/ 2014

Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp của khách hàng

Hình 4.1 cho biết đối tượng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm nhiều nhất 38% là đối tượng kinh doanh buôn bán. Trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn thì hoạt động sản xuất dần bị thu hẹp lại, gửi tiết kiệm là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Đồng thời khi làm ăn có lãi và có tiền nhàn rỗi thì chuyển sang sử dụng tiết kiệm

49

có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn. Đối tượng phổ biến thứ 2 là đối tượng khác. Ở đây đối tượng khác bao gồm những người làm nông, qua từng mùa vụ họ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm để hưởng lãi hoặc để dành tiền cho con ăn học; bên cạnh đó là những người có người thân là Kiều bào hoặc làm việc ở nước ngoài gửi tiền về cho gia đình nên cũng có nhu cầu mở sổ tiết kiệm. Ngoài ra, còn các đối tượng như nhân viên làm trong công ty tư nhân, công ty nước ngoài cũng có nguồn thu nhập ổn định và có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm cho an toàn. Cán bộ công nhân viên chức và cán bộ hưu trí chiếm tỉ lệ lần lượt là 20% và 14%. BIDV là ngân hàng nhà nước nên huy động được một lượng khách hàng trung thành trong khu vực Nhà nước. Còn lại là đối tượng Học sinh – Sinh viên chiếm tỉ trọng thấp nhất do đây là đối tượng chưa tạo ra thu nhập hoặc có cũng là số ít nên nhu cầu cho việc gửi tiết kiệm là chưa cần thiết.

Bảng 4.4: Mô tả thu nhập mẫu khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập/ tháng Tần số Tỷ lệ phần trăm < 5 triệu 7 7,0% 5 – 10 triệu 30 30,0% Trên 10 – 20 triệu 37 37,0% >20 triệu 26 26,0% Tổng 100 100,0%

Nguồn: Kết quả thông kê từ số liệu điều tra của tác giả tại BIDV Tiền Giang, tháng 9/ 2014

Bảng 4.4 nói về thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng. Khi nói về thu nhập, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó ảnh hưởng đến mọi quyết định trong đời sống và là một nhân tố tác động trực tiếp đến lượng tiền gửi của khách hàng. Thu nhập ở mức phổ biến nhất là nhóm trên 10 triệu đến 20 triệu với 37%. Nhóm thứ 2 cũng khá phổ biến là 5 đến 10 triệu chiếm 30%. Nhóm thu nhập 20 triệu trở lên mặc dù chiếm tỉ lệ 26% nhưng lại có một vị trí quan trọng, vì đây là những khách hàng tiềm năng vì có thu nhập cao. Do đó, ngân hàng cần đưa ra những chính sách phù hợp với từng khách hàng.

Vấn đề mà các Ngân hàng vẫn quan tâm nhất đó chính là lượng tiền gửi của khách hàng vì nó chính là nguồn vốn chính của ngân hàng để hoạt động. Hình 4.2 cho ta thấy có 42% đối tượng khách hàng có số dư tiền gửi từ 10 – 50 triệu, 33% nằm trong khoảng từ trên 50 – 100 triệu đồng. Cho thấy được mức sống của người dân tại địa phương khá cao và ổn định.

50

Nguồn: Kết quả thông kê từ số liệu điều tra của tác giả tại BIDV Tiền Giang, tháng 9/ 2014

Hình 4.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo số tiền gửi của khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh tiền giang (Trang 60)