GIANG TỪ NĂM 2011 – 6T/2014
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP đầu tƣ và
phát triển Việt Nam - chi nhánh Tiền Giang từ năm 2011 – 6T/2014
Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với không ít khó khăn và thách thức nhưng với sự quyết tâm cùng khả năng linh hoạt trong chỉ đạo điều hành BIDV Tiền Giang đã từng bước vượt qua thử thách, phát triển an toàn và có bước tăng trưởng tốt trong hệ thống BIDV với những kết quả rất khả quan như sau:
Bảng 3.1 Lợi nhuận trước thuế của BIDV Tiền Giang qua các năm 2011–6T/2014 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2011 2012 2013 6T/2014
Tổng tài sản 2.582 3.154 3.911 4.305
Lợi nhuận trước thuế 63,3 80,34 89,29 45,27
Nguồn : Báo cáo tài chính BIDV Tiền Gi ng qu các năm 2011 – 6/2014
Nguồn : Báo cáo tài chính BIDV Tiền Gi ng qu các năm 2011 – 6T/2014
Hình 3.2 Lợi nhuận trước thuế của BIDV Tiền Giang qua các năm 2011–6T/2014 63,3 80,34 89,29 45,27 0 20 40 60 80 100 2011 2012 2013 6/2014
35
Từ năm 2011 đến nay, chi nhánh từng bước cải thiện cơ cấu thu nhập bằng cách tăng hiệu quả kinh doanh như tăng thu từ hoạt động phi tín dụng do hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí lớn. Bên cạnh đó, chi nhánh thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định đồng thời cũng tích cực xử lý nợ xấu và triệt để tận thu lãi treo, nợ xấu nhằm gia tăng lợi nhuận.
Những năm qua, lợi nhuận của chi nhánh có xu hướng tăng. Giai đoạn năm 2011 – 2012 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và tình hình lạm phát trong nước tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành Ngân hàng nhưng chi nhánh vẫn giữ vững được lợi nhuận tăng dần trong giai đoạn trên. Kết quả đạt được là do chi nhánh không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ, tập trung nâng cao tiện ích các sản phẩm dịch vụ hiện có, đẩy mạnh sản phẩm mới với thủ tục đơn giản, rút ngắn thời gian giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đẩy mạnh việc huy động vốn từ nguồn dân cư, tiếp tục cho vay với lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Ngoài ra, mục tiêu của chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo là tăng doanh thu từ hoạt động phi tín dụng (do hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro) kết hợp với công tác xử lý nợ xấu và triệt để tận thu lãi treo để nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo phát triển an toàn bền vững với lợi nhuận cao nhất.
3.3.1.1 Hoạt độ g uy động vốn
Trong năm qua thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trở nên quyết liệt hơn, BIDV Tiền Giang đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, luôn bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Cụ thể là BIDV đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm năng động, tiết kiệm bậc thang, phát hành giấy tờ có giá, ...BIDV Tiền Giang cũng đã hoàn thành việc ký thoả thuận hợp tác toàn diện với một số công ty lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ; đa dạng hoá đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV trên thị trường tiền tệ.
3.3.1.2 Hoạt động tín dụng
Cho vay là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh việc mở
36
rộng các đối tượng vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, cho vay tín chấp, cho vay hợp vốn…Doanh số cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tăng vốn ngắn hạn cho các khách hàng truyền thống, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng lương thực, thủy hải sản và cho vay mua tạm trữ lúa gạo theo chỉ đạo của Thủ tuớng chính phủ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả và có năng lực cạnh tranh trên thương trường.
Tín dụng vốn là sản phẩm truyền thống của các NHTM, tuy nhiên, do đặc điểm khách hàng truyền thống của BIDV là các DNNN và các công ty lớn nên trong nghiệp vụ tín dụng, có thời gian dài BIDV Tiền Giang chỉ phát triển với khách hàng là những công ty lớn nên quy mô tín dụng bán lẻ còn nhỏ, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ chỉ vào khoảng 10% - 11%. Nhưng những năm gần đây, nhận thức được xu hướng phát triển của xã hội, chú trọng phát triển dịch vụ bán lẻ, BIDV Tiền Giang đã bắt đầu đẩy mạnh công tác tín dụng - cho vay cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.3.1.3 Hoạt động dịch vụ
Chi nhánh cũng phát triển hoạt động dịch vụ là mảng hoạt động được các NHTM ngày nay đặc biệt chú trọng do không có rủi ro mà vẫn thu được lợi nhuận nhằm tăng nguồn thu cho chi nhánh đáp ứng phần nào nguồn cung thanh khoản. Hoạt động dịch vụ bao gồm: chuyển tiền trong nước và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, khai thác bảo hiểm,… Đây là dịch vụ truyền thống và mang nhiều ưu điểm của BIDV. Tuy doanh thu phí từ các dịch vụ này không đáng kể nhưng là dịch vụ mang tính hỗ trợ, chủ yếu cung cấp cho khách hàng trọn gói sản phẩm để thuận tiện hơn khi giao dịch với BIDV Tiền Giang nhằm khẳng định tôn chỉ phục vụ của hệ thống là tất cả vì sự hài lòng của khách hàng.
Về cơ cấu thu nhập, nhìn chung thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập trong khi thu từ dịch vụ lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Đây cũng là tình hình chung của các NHTM của Việt Nam hiện nay, khi mà hoạt động tín dụng vẫn chiếm thế “ưu thế” trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
37
Hiện nay, BIDV Tiền Giang phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm tiến đến xây dựng thành ngân hàng có cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán hiện đại, cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng hướng đến phát triển thành một tổ hợp ngân hàng bán lẻ trong tập đoàn tài chính hiện đại xuyên quốc gia BIDV.
3.3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Dựa trên những hoạt động kinh doanh hiện có, với Chi nhánh Tiền Giang, kết quả thực hiện đạt được qua các năm thực sự thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của tập thể ban lãnh đạo và CBCNV Chi nhánh, nhất là sự điều hành sâu sát nhằm đạt kết quả cao nhất trên từng mặt chỉ tiêu KHKD, kết quả hoạt động của BIDV Tiền Giang qua các năm đều tăng trưởng và đạt được các chỉ tiêu đề ra.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Tiền Giang qua các năm 2011 – 6T/2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2014 Tổng tài sản 2.582 3.154 3.911 4.305 Dư nợ tín dụng 2.501,5 2.714,53 3.206,92 3.257,28 Huy động vốn BQ 1.886,44 2.573 3.529,37 4.106,77
Lợi nhuận trước thuế 63,3 80,34 89,29 45,27
Nguồn : Báo cáo tài chính BIDV Tiền Giang qua các năm2011 – 6T/2014
Nhìn chung, tổng tài sản và lợi nhuận của BIDV Tiền Giang trong giai đoạn 2011-6T/2014 đều tăng trưởng đáng kể và vượt trội qua mỗi năm. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu hợp lý là do Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các giải pháp huy động vốn, luôn bám sát tình hình huy động vốn trên địa bàn để thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức huy động, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng. Nhờ đó nguồn vốn ổn định, tăng trưởng một cách bền vững qua các năm. Giai đoạn 2009 - 2011 là giai đoạn kinh doanh với đầy khó khăn và thử thách đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Nhưng trong bối cảnh đó, các chỉ tiêu kinh doanh tại Chi nhánh vẫn được duy trì và thu được lợi nhuận khả quan với mức tăng ổn định. BIDV Tiền Giang vẫn luôn là một trong những Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng khá trong toàn hệ thống BIDV.
38
3.3.2 Tình hình hoạt động dịch vụ TGTK tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tiền Giang
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn và biến động như hiện nay: thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, chứng khoán trồi sụt, trong khi vàng và ngoại tệ mất ổn định…thì gửi tiết kiệm trong ngân hàng vẫn là kênh an toàn đối với người dân. Mặc dù trong các năm qua, lãi suất có xu hướng giảm nhưng nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân vẫn không hề giảm. So với việc đầu tư vào các kênh khác thì gửi tiết kiệm vẫn ít rủi ro và có lợi hơn.
Tại Ngân hàng BIDV Tiền Giang, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ chức cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số tiền huy động vốn. Theo người dân, Ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời và có uy tín trên địa bàn nên BIDV Tiền Giang vẫn là một trong những sự chọn lựa hàng đầu khi gửi tiền tiết kiệm. Ngân hàng cũng có rất nhiều hình thức cũng như loại hình gửi tiền phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dưới đây là tình hình hoạt động TGTK tại Ngân hàng từ năm 2011 – 6T/2014:
3.3.2.1 Phân tích sự biế động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Nguồn tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh BIDV Tiền Giang có hai loại gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn thì tỷ trọng của nó rất cao nhưng tiền gửi không kỳ hạn thì tỷ trọng của nó lại rất thấp trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm.
Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì nó gồm nhiều loại, ứng với mỗi loại là một mức lãi suất khác nhau, thường kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Đối tượng của loại tiền gửi này là những người có thu nhập cao, những người hưu trí là chủ yếu, còn đối tượng của loại tiền gửi không kỳ hạn là những người có những khoản tiết kiệm nhỏ và không thường xuyên. Diễn biến của nguồn tiền gửi này từ năm 2011 – 6T/2014 tại chi nhánh BIDV Tiền Giang được thể hiện ở bảng sau:
39
Bảng 3.3 Diễn biến tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại BIDV Tiền Giang từ 2011 – 6T/2014
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6T/2014-
6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
- TGTK không kỳ hạn 450,00 517,00 415,90 67,00 14,89 (101,10) (19,56) 520,21 427,70 (92,51) (17,78) - TGTK kỳ hạn ≤ 12 tháng 1.567,20 2.530,10 3.403,10 962,90 61,44 873,00 34,50 2.719,20 3.702,30 983,10 36,15 - TGTK kỳ hạn > 12 tháng 87,10 95,04 92,50 7,94 9,12 (2,54) (2,67) 97,40 108,10 10,70 10,99 Tổng 2.104,30 3.142,14 3.911,50 1.037,84 49,32 769,36 24,49 3.336,81 4.238,10 901,29 27,01
40
Bảng 3.3 cho thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ năm 2011 đến 6T/2014 tăng khá nhanh và liên tục. Cụ thể như sau: năm 2011 số TGTK là 2.104,3 tỷ đồng, năm 2012, tổng số TGTK là 3.142,14 tỷ đồng tiếp tục tăng thêm 49,32% so với năm 2011, đến năm 2013 thì nguồn TGTK đạt 3.911,5 tỷ đồng. So sánh 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng năm 2013, tổng số TGTK đã tăng thêm 27,01%. Sở dĩ ngân hàng đạt được tốc độ tăng trưởng về nguồn tiền gửi tiết kiệm như vậy là do nền kinh tế nói chung vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên tốc độ tăng trưởng còn khá chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng còn tồn đọng nhiều rủi ro nên đa số người dân với tâm lý lo ngại rủi ro đã chọn ngân hàng là kênh đầu tư an toàn nhất, là sự chọn lựa an toàn trong hoàn cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng nhiều chính sách với nhiều sản phẩm và lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng làm cho vốn huy động tăng cao trong đó nguồn vốn từ dân cư đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đối với loại này thì nó chiếm một tỷ trọng rất cao, lãi suất của loại tiền gửi này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. Trong tiền gửi tiết kiệm có kì hạn thì nó có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ≤ 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng, ứng với mỗi loại thì có một mức lãi suất tương ứng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ≤ 12 tháng:
Năm 2011, TGTK kỳ hạn ≤ 12 tháng là 1.567,20 tỷ đồng chiếm 94,73% trong tổng số tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn huy động được. Đối với loại này khách hàng thường rất thích bởi vì lãi suất khá cao và hấp dẫn đối với người gửi. Và vì thế mà loại tiền gửi này có xu hướng tăng cao, năm 2012, lượng TGTK này đã tăng lên 2.530,1 tỷ đồng, sang năm 2013 là 3.403,1 tỷ đồng. Tính đến năm 6/2014, TGTK kỳ hạn ≤ 12 tháng là 3.702,3 tỷ đồng, tăng thêm 36,15% tương đương với số tuyệt đối là 983,1 tỷ đồng so với cùng kì năm 2013 (bảng 3.3).
Nguyên nhân khách hàng thường chọn gửi tiền tiết kiệm ở kỳ hạn này là do tại Ngân hàng lãi suất TGTK kì hạn 12 tháng khá cao và có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho người gửi. Bên cạnh đó, những người gửi tiền có ý chí luôn tìm cơ hội đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực khác giúp họ sinh lời được nhiều hơn nên ở kỳ hạn này người gửi có thể sử dụng linh hoạt số tiền gửi của mình khi cần. Nếu gửi trên 12 tháng, dài hạn, mức lãi suất cao hơn nhưng đến lúc cần để đầu tư hay cần rút tiền thì sẽ khó khăn hơn cho người gửi tiền.
41
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng:
Đối với loại tiền gửi này thì nó lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm mà ngân hàng huy động. Bởi vì ở kỳ hạn này, đối tượng khách hàng chủ yếu là những người cao tuổi đã nghỉ hưu nên họ thường chọn gửi dài hạn để hưởng lãi suất cao và đảm bảo an toàn. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư dài hạn. Bảng 3.3 cho thấy năm 2011 nó chiếm 5,27% tương ứng với số tiền là 87,1 tỷ đồng trong tổng tiền gởi có kỳ hạn tại ngân hàng. Đến năm 2012, số TGTK huy động được là 95,04 tỷ đồng; năm 2013 là 92,5 tỷ đồng giảm 2,54 tỷ đồng nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng lên 10,99% so với 6 tháng năm 2013.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Đối với loại TGTK không kỳ hạn ta thấy nguồn tiền này lại giảm dần qua các năm. Người gửi loại này thường chủ yếu là vì mục đích an toàn hơn là lợi nhuận. Đối với loại tiền gửi này thì thường là các khoản thu nhập bất thường mà