Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Một phần của tài liệu Các thành phần tài sản thương hiệu trái cây tươi tại thị trường Việt Nam: trường hợp thanh long Bình Thuận (Trang 105)

Trong kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính có lợi hơn các phƣơng pháp truyền thống nhƣ hồi quy đa biến vì nó có thể tính đƣợc sai số đo lƣờng. Hơn nữa, phƣơng pháp này cho phép chúng ta kết hợp đƣợc các khái niệm tiềm ẩn với đo lƣờng của chúng và có thể xem xét các đo lƣờng độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc.

Để đo lƣờng mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập từ thị trƣờng, nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu Chi bình phƣơng, Chi bình phƣơng điều chỉnh theo bậc tự do (Cmin/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), chỉ số TLI (Tucker and Lewis Index) và chỉ số RMSEA (Root Mean Aquare Error Approximation).

Mô hình đƣợc gọi là phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trƣờng khi phép kiểm định Chi bình phƣơng có giá trị p – value > 0,05. Tuy nhiên, kiểm định Chi bình phƣơng có nhƣợc điểm là nó phụ thuộc vào kích thƣớc mẫu. Chính vì vậy, một mô hình nhận đƣợc giá trị TLI > 0,90; CFI > 0,95; Cmin/df có giá trị < 5; RMSEA < 0,07 thì mô hình này cũng đƣợc xem là phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trƣờng. Bảng 4.7 trình bày tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình CFA với dữ liệu thu thập từ thị trƣờng

Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình CFA với dữ liệu thị trƣờng

Tên Ký hiệu Giá trị tham khảo Nguồn

Chi quare χ2 p – value > 0,05 Thọ và Trang (2011)

Tucker and Lewis Index TLI TLI > 0,90 Hair và cộng sự (2006)

Comparative Fix Index CFI CFI > 0,95 Hu và Bentler (1999)

Root Mean Aquare Error Approximation

RMSEA RMSEA < 0,7 Hair và cộng sự (2006)

Cmin/df χ2/ d.f. χ2/ d.f. < 5 Schumacker và Lomax (2004)

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Các chỉ tiêu đánh giá thang đo nghiên cứu trong phân tích CFA là:

(i) Hệ số độ tin cậy tổng hợp:

Độ tin cậy tổng hợp Pc (Jorekog, 1971) đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó:λi: là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1 – λi2

: là phƣơng sai của sai số đo lƣờng biến quan sát thứ i; p: là số biến quan sát của thang đo.

Hệ số độ tin cậy tổng hợp Pc của các thang đo cần phải lớn hơn 0,6 (Bagozzi và Yi, 1988)

Phƣơng sai trích Pvc (Fornell và Larcker, 1981) đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó: λi: là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1 – λi2: là phƣơng sai của sai số đo lƣờng biến quan sát thứ i; p: là số biến quan sát của thang đo.

Phƣơng sai trích Pvc của các thang đo nghiên cứu cần phải lớn hơn 0,5 (Fornell và Larcker, 1981; Bagozzi và Yi, 1988)

(iii) Tính đơn hƣớng: mức độ phù hợp của mô hình đo lƣờng với dữ liệu

thị trƣờng cho chúng ta điều kiện cần và đủ để tập các biến quan sát đạt đƣợc tính đơn hƣớng (Steenkam và Vantrijp, 1991). Điều này chỉ đúng khi không có tƣơng quan giữa sai số của các biến quan sát.

(iv) Giá trị hội tụ: thang đo có giá trị hội tụ nếu các trọng số chuẩn hóa đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05; Gerbing và Anderson, 1998)

(v) Giá trị phân biệt: hai khái niệm đạt đƣợc giá trị phân biệt khi hệ số tƣơng quan giữa chúng nhỏ hơn 1 (Steenkam và Vantrijp, 1991).

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ML đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng các tham số trong mô hình vì khi kiểm định phân phối của các biến quan sát thì phân phối này lệch một ít so với phân phối chuẩn đa biến, tuy nhiên các kurtoses và skewnesses đều nằm trong khoảng [-3, +3] nên đây vẫn là phƣơng pháp ƣớc lƣợng thích hợp (Yuan và cộng sự, 2005). Kết quả kiểm định phân phối đƣợc trình bày trong phụ lục 7.

Về kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp, phƣơng sai trích, tính đơn hƣớng và giá trị hội tụ của các thang đo

Thang đo nhận biết thương hiệu

Thang đo nhận biết thƣơng hiệu đƣợc đo lƣờng bởi 05 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA thang đo nhận biết thƣơng hiệu đƣợc trình bày trong hình 4.1.

Hình 4.1. Kết quả CFA thang đo nhận biết thƣơng hiệu

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Kết quả CFA cho thấy: thang đo có giá trị Chi bình phƣơng = 3,535; bậc tự do df = 5; Cmin/df = 0,707 với giá trị p – value = 0,618 (> 0,05). Hơn nữa, các chỉ tiêu đo lƣờng độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu nhƣ: TLI = 1,002; CFI = 1,000 và RMSEA = 0,000. Đồng thời, sai số của các biến đo lƣờng không có tƣơng quan với nhau vì vậy thang đo này đạt đƣợc tính đơn hƣớng. Bên cạnh đó, các trọng số (λi) đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất là λAW5 = 0,71). Nhƣ vậy, các biến quan sát đo lƣờng khái niệm nhận biết thƣơng hiệu đạt đƣợc giá trị hội tụ.

Giá trị độ tin cậy tổng hợp Pc = 0,869 và phƣơng sai trích Pvc = 0,571. Do đó, thang đo này đạt độ tin cậy và phƣơng sai trích đƣợc.

Thang đo liên tưởng thương hiệu

Thang đo liên tƣởng thƣơng hiệu đƣợc đo lƣờng bởi 06 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA thang đo liên tƣởng thƣơng hiệu đƣợc trình bày trong hình 4.2.

Hình 4.2. Kết quả CFA thang đo liên tƣởng thƣơng hiệu

Kết quả CFA cho thấy: thang đo có giá trị Chi bình phƣơng = 7,271; bậc tự do df = 9; Cmin/df = 0,808 với giá trị p – value = 0,609 (> 0,05). Hơn nữa, các chỉ tiêu đo lƣờng độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu nhƣ: TLI = 1,002; CFI = 1,000 và RMSEA = 0,000. Đồng thời, sai số của các biến đo lƣờng không có tƣơng quan với nhau vì vậy thang đo này đạt đƣợc tính đơn hƣớng. Bên cạnh đó, các trọng số (λi) đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất là λAS2 = 0,72). Nhƣ vậy, các biến quan sát đo lƣờng khái niệm liên tƣởng thƣơng hiệu đạt đƣợc giá trị hội tụ.

Giá trị độ tin cậy tổng hợp Pc= 0,890 và phƣơng sai trích Pvc = 0,575. Do vậy, thang đo này đạt độ tin cậy và phƣơng sai trích đƣợc.

Thang đo chất lượng cảm nhận

Thang đo chất lƣợng cảm nhận đƣợc đo lƣờng bởi 06 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA thang đo chất lƣợng cảm nhận đƣợc trình bày trong hình 4.3.

Hình 4.3. Kết quả CFA thang đo chất lƣợng cảm nhận

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Kết quả CFA cho thấy: thang đo có giá trị Chi bình phƣơng = 2,821; bậc tự do df = 8; Cmin/df = 0,353 với giá trị p – value = 0,945 (> 0,05).Hơn nữa, các chỉ tiêu đo lƣờng độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu nhƣ: TLI = 1,007; CFI = 1,000 và RMSEA = 0,000. Tuy nhiên, thang đo này không đạt đƣợc tính đơn hƣớng vì sai số của các biến QL2 và QL6 có tƣơng quan với nhau. Nhƣng các trọng số (λi) đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất là λQL2 = λQL6 = 0,68). Nhƣ vậy, các biến đo lƣờng khái niệm chất lƣợng cảm nhận đạt đƣợc giá trị hội tụ.

Giá trị độ tin cậy tổng hợp Pc = 0,865 và phƣơng sai trích Pvc = 0,516. Do đó, thang đo này đạt độ tin cậy và phƣơng sai trích đƣợc.

Thang đo trung thành thương hiệu

Thang đo trung thành thƣơng hiệu đƣợc đo lƣờng bởi 04 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA thang đo trung thành thƣơng hiệu đƣợc trình bày nhƣ hình 4.4.

Hình 4.4. Kết quả CFA thang đo trung thành thƣơng hiệu

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Kết quả CFA cho thấy: thang đo có giá trị Chi bình phƣơng = 1,104; bậc tự do df = 2; Cmin/df = 0,552 với giá trị p – value = 0,576 (> 0,05). Hơn nữa, các chỉ tiêu đo lƣờng độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu nhƣ: TLI = 1,003; CFI = 1,000 và RMSEA = 0,000. Đồng thời, sai số của các biến đo lƣờng không có tƣơng quan với nhau vì vậy thang đo này đạt đƣợc tính đơn hƣớng. Ngoài ra, các trọng số (λi) đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất là λLO4 = 0,73). Nhƣ vậy, các biến quan sát đo lƣờng khái niệm trung thành thƣơng hiệu đạt đƣợc giá trị hội tụ.

Giá trị độ tin cậy tổng hợp Pc = 0,834 và phƣơng sai trích Pvc = 0,557. Do đó, thang đo này đạt độ tin cậy và phƣơng sai trích đƣợc.

Thang đo an toàn cảm nhận

Thang đo an toàn cảm nhận đƣợc đo lƣờng bởi 05 biến quan sát. Kết quả kiểm định CFA thang đo an toàn cảm nhận đƣợc trình bày nhƣ hình 4.5.

Hình 4.5. Kết quả CFA thang đo an toàn cảm nhận

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Kết quả CFA cho thấy: thang đo có giá trị Chi bình phƣơng = 5,205; bậc tự do df = 3; Cmin/df = 1,735 với giá trị p – value = 0,157 (> 0,05). Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu nhƣ: TLI = 0,992; CFI = 0,998; và RMSEA = 0,036. Tuy nhiên, thang đo này không đạt đƣợc tính đơn hƣớng vì sai số của biến SA1 tƣơng quan với SA2 và SA3 tƣơng quan với SA4. Nhƣng các trọng số (λi) đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (thấy nhất là λSA1 = 0,64). Nhƣ vậy, các biến quan sát đo lƣờng khái niệm an toàn cảm nhận đạt đƣợc giá trị hội tụ.

Giá trị độ tin cậy tổng hợp Pc = 0,835 và phƣơng sai trích Pvc = 0,503. Do đó, thang đo này đạt độ tin cậy và phƣơng sai trích đƣợc.

Thang đo tài sản thương hiệu thanh long Bình Thuận

Tài sản thƣơng hiệu đƣợc đo lƣờng với thang đo có 04 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA thang đo tài sản thƣơng hiệu đƣợc trình bày nhƣ hình 4.6.

Hình 4.6. Kết quả CFA thang đo tài sản thƣơng hiệu

Kết quả CFA cho thấy: thang đo có giá trị Chi bình phƣơng = 5,165; bậc tự do df = 2; Cmin/df = 2,586 với giá trị p – value = 0,076 (>0,05). Hơn nữa, các chỉ tiêu đo lƣờng độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu nhƣ TLI = 0,991; CFI = 0,997 và RMSEA = 0,053. Đồng thời, sai số của các biến đo lƣờng không có tƣơng quan với nhau vì vậy thang đo này đạt đƣợc tính đơn hƣớng. Bên cạnh đó, các trọng số (λi) đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất là λBE2 = λBE4 = 0,77). Nhƣ vậy, các biến quan sát đo lƣờng khái niệm tài sản thƣơng hiệu thanh long Bình Thuận đạt đƣợc giá trị hội tụ.

Giá trị độ tin cậy tổng hợp Pc = 0,870 và phƣơng sai trích Pvc = 0,626. Do vậy, thang đo này đạt độ tin cậy và phƣơng sai trích đƣợc.

Về kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu

Để kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm nghiên cứu thì một mô hình tới hạn đƣợc thiết lập. Mô hình tới hạn là mô hình trong đó các khái niệm nghiên cứu đƣợc tự do quan hệ với nhau vì vậy nó có bậc tự do thấp nhất (Anderson và Gerbing, 1988).

Kết quả kiểm định cho thấy: mô hình có giá trị Chi bình phƣơng = 398,464; bậc tự do df = 390; Cmin/df = 1,022 với giá trị p – value = 0,373 (> 0,05). Hơn nữa các chỉ tiêu đo lƣờng sự phù hợp khác cũng đạt yêu cầu nhƣ TLI = 0,999; CFI = 0,999; và RMSEA = 0,006. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình tới hạn đạt độ tƣơng thích với dữ liệu thị trƣờng. Bên cạnh đó, các hệ số tƣơng quan kèm với sai lệch chuẩn cho thấy chúng đều khác với 1 (hay nói cách khác, các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị phân biệt). Kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong hình 4.7, bảng 4.8 và bảng 4.9.

Hình 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Bảng 4.8. Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trƣờng

Các chỉ số χ2 df χ2/ df P – value TLI CFI RMSEA

Chỉ số mô hình 398,464 390 1,022 0,373 0,999 0,999 0,006

Chỉ số thỏa mãn điều kiện phù hợp

< 5 > 0,05 > 0,90 > 0,95 < 0,070

χ2/ d.f. ratio < 5 (Schumacker và Lomax, 2004), TLI > 0,90 (Hair và cộng sự, 2006), CFI > 0,95 (Hu và Bentler, 1999), RMSEA < 0,07 (Hair và cộng sự, 2006), p – value >0,05 (Thọ và Trang, 2011).

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu

Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P Label AS <--> QL 0,133 0,015 8,727 *** AS <--> AW 0,306 0,034 9,014 *** AS <--> SA 0,160 0,018 8,854 *** AS <--> LO 0,351 0,036 9,681 *** AS <--> BE 0,419 0,040 10,576 *** QL <--> AW 0,119 0,015 7,806 *** QL <--> SA 0,072 0,008 8,547 *** QL <--> LO 0,157 0,017 9,269 *** QL <--> BE 0,193 0,019 10,305 *** AW <--> SA 0,192 0,020 9,635 *** AW <--> LO 0,353 0,037 9,456 *** AW <--> BE 0,457 0,042 10,893 *** SA <--> LO 0,195 0,020 9,560 *** SA <--> BE 0,244 0,023 10,719 *** LO <--> BE 0,476 0,044 10,915 ***

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Kết luận: Tất cả 26 biến quan sát dùng để đo lƣờng 05 thành phần tài sản thƣơng hiệu thanh long Bình Thuận và 04 biến quan sát dùng để đo lƣờng tài sản thƣơng hiệu tổng thể đều thỏa mãn các yêu cầu trong phân tích CFA vì vậy tất cả các biến quan sát này đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ở mục kế tiếp. Kết quả phân tích CFA các thang đo nghiên cứu đƣợc tóm tắt trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Bảng tóm tắt kết quả phân tích CFA các thang đo nghiên cứu

quan sát Cronbach’s

Alpha Tổng hợp sai trích (Hội tụ và

phân biệt

Liên tƣởng thƣơng hiệu AS 6 0,890 0,890 0,575

Thỏa mãn

Chất lƣợng cảm nhận QL 6 0,864 0,865 0,516

Nhận biết thƣơng hiệu AW 5 0,868 0,869 0,571

An toàn cảm nhận SA 5 0,835 0,835 0,503

Trung thành thƣơng hiệu LO 4 0,834 0,834 0,557

Tài sản thƣơng hiệu BE 4 0,870 0,870 0,626

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Một phần của tài liệu Các thành phần tài sản thương hiệu trái cây tươi tại thị trường Việt Nam: trường hợp thanh long Bình Thuận (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)