Mô hình phân cấp nhu cầu của A.Maslow

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 28)

Hành vi của con người được quyết định bởi nhu cầu mạnh nhất của họ. Theo Maslow nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ tự gồm 5 cấp bậc. Khi nhu cầu này đã được thoả mãn sẽ nảy sinh ra các nhu cầu khác cao hơn.

Sơ đồ 1.4: Phân cấp nhu cầu hình tháp của A.Maslow

- Nhu cầu sinh lý: Đó là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại. Bao

gồm những nhu cầu như ăn, ở, mặc, ... Nhu cầu sinh lý thường không kích thích nhân viên đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc của mình.

- Nhu cầu an toàn: Khi các cá nhân nghĩ đến việc bảo đảm cho tương lai thì

có nghĩa là họ đang có những nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm, trong việc đóng BH, ...

- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích

từ các mối quan hệ với bên ngoài xã hội, muốn có cảm giác được là thành viên của một tập thể, một hội đoàn, một nhóm bè bạn.

- Nhu cầu được tôn trọng: Bây giờ con người lại mong muốn cảm thấy mình

là người có ích trong một lĩnh vực nào đó, được người khác công nhận và đánh giá Nhu cầu

tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội

Nhu cầu về an toàn Nhu cầu về sinh lý (vật chất)

20

cao và xứng đáng được như vậy. Đấy là những nhu cầu nhận được sự tôn trọng từ những người khác. Đây có thể là nguồn động viên rất lớn trong công việc.

- Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực

hiện được điều gì họ mong ước, đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lĩnh vực mà họ đã chọn.

Trong hệ thống nhu cầu này Maslow đã sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng, nhưng trong những điều kiện xã hội cụ thể thì thứ tự này có thể sẽ bị đảo lộn và những nhu cầu nào đã được thoả mãn thì nó sẽ không còn tác dụng tạo động lực nữa. Nhà quản trị sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, giúp họ yên tâm với công việc hơn bằng cách thoả mãn những nhu cầu hiện tại của họ, nhưng điều quan trọng đối với nhà quản trị là phải thực hiện phương châm "đói cho ăn, khát cho uống", tức là phải tìm hiểu xem nhân viên của mình đang ở nấc thang nhu cầu nào, từ đó đưa ra được các cách giải quyết hợp lý, tạo động lực làm việc tốt nhất cho họ.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 28)