Quá trình hình thành và phát triển của Viễn thôngHưng yên

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 56)

-Giới thiệu công ty

- Tên doanh nghiệp: VIỄN THÔNG HƯNG YÊN

- Tên viết tắt là VNPT Hưng Yên, tên giao dịch VNPT Hưng Yên. - Trụ sở chính: Số 4 Chùa Chuông -TP Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên - Điện thoại: 0321.3864011

- Fax: 0321.3864012

- Website: hungyen.vnpt.com.vn

-Lĩnh vực kinh doanh: Viễn thông và công nghệ thông tin

3.1.1.1 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh có quy mô dân số trung bình của cả nước với diện tích tự nhiên là 932,45 km2 , dân số là 1.156.645 người, tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình.

Với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua: quốc lộ 5A từ Hà Nội đến Hải Phòng, quốc lộ 39A từ Phố Nối - thị xã Hưng Yên qua cầu Triều Dương đến Thái Bình, quốc lộ 38 qua cầu Yên Lệnh nối với quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; đường thủy: sông Hồng, sông Luộc tạo cho Hưng Yên lợi thế để mở rộng giao lưu hợp tác và phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (01/01/1997), từ một tỉnh thuần nông, Hưng Yên đã có những bước phát triển được đánh giá ở mức tăng trưởng khá. Tính đến tháng 6 năm 2014 có 5601 doanh nghiệp trong nước và 132 dự án nước ngoài tham gia sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2014, Hưng Yên đã đạt các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa xã hội, cụ thể như:

48

Tổng sản phẩm GDP của Hưng Yên vẫn tăng 7,25%, đạt kế hoạch tăng 7,2 – 7,5%. GDP bình quần đầu người đạt 35,62 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.098 triệu USD, tăng 22,94%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 7.000 tỷ đồng (dự toán pháp lệnh giao 6.350 tỷ đồng, vượt dự toán 10,2%). Trong đó thu nội địa đạt 4.842 tỷ đồng, vượt dự toán 8%, thu xuất nhập khẩu đạt 2.150 tỷ đồng, vượt dự toán 14%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản đạt 10.762 tỷ đồng. tăng 1,82% so với năm 2013.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,45% so với năm 2013. Hoạt động thu hút đầu tư đạt được kết quả tích cực, nhất là thu hút doanh nghiệp FDI, tăng 1,95 lần về số dự án, tăng 2,62 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với năm 2013

Trong năm 2014, Hưng Yên có thêm 86 dự án đầu tư (45 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,67 nghìn tỷ đồng và 41 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD). Những dự án này đã đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên 1,172 dự án (872 dự án trong nước, 300 dự án nước ngoài), tổng vốn đăng ký 70,64 nghìn tỷ đồng và 2,79 tỷ USD. Có thêm 65 dự án đi vào hoạt động, đưa tổng số dự án đi vào hoạt động là 740 dự án, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 12 vạn lao động.

Các chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2015:

Tổng sản phẩm GDP tăng 7,5%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 2,5%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,0%, dịch vụ tăng 9,5%.

Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp 13%; công nghiệp xây dựng 49%; dịch vụ 38%. GDP bình quân đầu người đạt 39,5 triệu đồng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt 7.200 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa 4.840 tỷ đồng, thu tư hoạt động xuất nhập khẩu 2.350 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương 5.948 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 1.390 tỷ đồng, chi thường xuyên 4.343 tỷ đồng.

49

Trong chiến lược đầu tư, phát triển tỉnh Hưng Yên, Tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ những công trình trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường nối 2 tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua tỉnh Hưng Yên; đường từ cầu Thanh Trì đi Dân Tiến, Khoái Châu; triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch, Khu Đại học Phố Hiến theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và xây dựng các khu đô thị, khu du lịch dịch vụ tại các huyện: Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu; tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm tới.

Với chiến lược trên sẽ mở ra cơ hội phát triển tốt cho khối ngành dịch vụ, trong đó có lĩnh vực VT-CNTT.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Viễn thông Hưng Yên

- Lịch sử hình thành:

Viễn thôngHưng Yên là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT có cơ sở hạ tầng, mạng lưới dịch vụ rộng khắp tỉnh Hưng Yên, có quá trình hình thành phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Ngành Bưu điện Việt Nam, với bề dày lịch sử truyền thống của Ngành Bưu điện, VNPT đã được

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng 10 chữ vàng “Trung thành, dũng cảm, tận tụy, sáng tạo, nghĩa tình”. Đó cũng là nét riêng mang đặc trưng văn hóa VNPT.

- Các giai đoạn phát triển của Ngành và của Doanh nghiệp

+ Từ khi thành lập Ngành 15/08/1945 đến năm 1975. Là mạch máu thông tin liên lạc của cách mạng Việt Nam. Là đơn vị trực thuộc Ty Bưu điện Việt Nam;

+ Từ 1975 đến 1997. Sát nhập địa giới hành chính hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành Hải Hưng. Hoạt động mang tính chất phục vụ thông tin liên lạc của các cấp ủy Đảng và Nhà nước là chủ yếu.

+ Từ 1997 - 2007: Bưu điện tỉnh Hưng Yên được tái lập.

Đây là giai đoạn Tổng cục Bưu điện được chuyển đổi và tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh bằng việc Chính phủ thành lập Bộ thông tin và truyền thông, cùng với sự ra đời của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

50

Trong giai đoạn này, Bưu điện tỉnh Hưng yên ngoài nhiệm vụ phục vụ công tác thông tin liên lạc của cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng yên, bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh coi trọng tính hiệu quả.

+ Từ năm 2008 đến tháng 7/2014. Tập đoàn tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ, tách phần phục vụ lĩnh vực Bưu chính ra khỏi VNPT. Từ đây VNPT bước vào giai đoạn kinh doanh đòi hiệu hỏi cao về hiệu quả. Viễn thông Hưng Yên được thành lập theo quyết định số: 638/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc VNPT, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới Viễn thông – công nghệ thông tin theo quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu do Tập đoàn trực tiếp giao, đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp, và đời sống, kinh tế, xã hội của các Ngành, nhân dân trên địa bàn tỉnh.

+ Từ tháng 8/2014. VNPT tiếp tục tái cơ cấu theo hướng "Chuyên biệt, Khác biệt và Hiệu quả". VNPT Hưng yên cũng như các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác thực hiện chuyên biệt giữa kinh doanh và kỹ thuật, chuẩn bị mọi nguồn lực cho tái cơ cấu mạnh vào năm 2015.

3.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Viễn thông Hưng Yên

- Tổ chức xây dựng, quản lý vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin;

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin;

51

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính

quyền địa phương và cấp trên.

3.1.1.3 Cơ cấu tổ chức Viễn thông Hưng Yên - Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Khối Văn phòng gồm 06 phòng quản lý và 02 trung tâm chức năng và khối sản xuất gồm 12 đơn vị sản xuất trực thuộc.

- Văn phòng Viễn thông Hưng Yên gồm:

+ Giám đốc; + Phó Giám đốc; + 06 phòng tham mưu:

Phòng Kế toán thống kê - Tài chính; Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản; Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Tổ chức cán bộ lao động; Phòng Kế hoạch kinh doanh; Phòng Quản lý Mạng và Dịch vụ.

- Khối sản xuất gồm 12 đơn vị sản xuất trực thuộc:

+ Trung tâm Điều hành thông tin; +Trung tâm Công nghệ thông tin;

+ 10 Trung tâm Viễn thông huyện, Thành phố theo địa giới hành chính: Trung tâm Viễn thông Thành phố;

Trung tâm Viễn thông Văn Lâm; Trung tâm Viễn thông Văn Giang; Trung tâm Viễn thông Mỹ Hào; Trung tâm Viễn thông Khoái Châu; Trung tâm Viễn thông Yên Mỹ; Trung tâm Viễn thông Kim Động; Trung tâm Viễn thông Ân Thi; Trung tâm Viễn thông Phù Cừ;

52

Trung tâm Viễn thông Tiên Lữ.

+ Trung tâm kinh doanh. Trong trung tâm kinh doanh bao gồm 6 phòng ban chức chức năng (Phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng nghiệp vụ, phòng tính cước, phòng hỗ trợ khách hàng, phòng bán hàng doanh nghiệp) và 10 phòng bán hàng khu vực theo địa giới hành chính, tác nghiệp với các Trung tâm Viễn thông khu vực, đây là cơ sở cho việc tái cấu trúc mạnh, dự kiến vào tháng 7/2015 theo lộ trình của Tập đoàn, thực hiện chiến lược chuyên biệt. Toàn bộ mảng kinh doanh trực thuộc Tổng công ty kinh doanh VNPT - Vinaphone.

53

54

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận *Giám đốc Viễn thông Hưng Yên

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)