Khuyến nghị nghiêncứu tương lai

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 101)

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận

4.3. Khuyến nghị nghiêncứu tương lai

Thực tiễn sản xuất kinh doanh tại DN luôn biến động và thay đổi theo từng thời điểm trên thị trường. Vì vậy các đề xuất về cơ chế lương, thưởng chỉ phù hợp với thời điểm hiện tại và sẽ phải thay đổi trong tương lain cho phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh tại DN. Tác giả sẽ có những đề xuất cần thiết phù hợp với thực tiễn của DN trong từng thời điểm.

Tuy nhiên, những đề xuất về thi đua, điều kiện làm việc, đào tạo và cơ hội thăng tiến là những vấn đề cốt lõi để DN xây dựng nền tảng vàđể doanh nghiệp phát triển bền vững.

93 KẾT LUẬN

Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tổ chức, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Đặc biệt với doanh nghiệp SXKD trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, thì chính con người là nhân tố làm nên sự đổi mới và khác biệt của tổ chức này so với tổ chức khác. Do đặc điểm nhu cầu, tính cách, tâm sinh lý của mỗi người lao động trong tổ chức là khác nhau nên trong công tác quản trị đòi hỏi cả tính khoa học và tính nghệ thuật cũng khác nhau.

Tạo động lực làm việc sáng tạo cho người lao động là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà quản trị trong công tác quản trị nhân lực và sự thành công

của nó quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Với đề tài “Tạo động lực làm việc sáng tạo tại Viễn thông Hưng Yên” được thực hiện trong quá trình

làm việc, nghiên cứu tại DN,tác giảthấy rằng Ban Giám đốc của DN cũng rất quan tâm đến vấn đề này và đã đưa ra một số chính sách phù hợp quan tâm động viên người lao động làm việc sáng tạo. Tuy nhiên, cũng cần bổ sung thêm các yếu tố mới để tạo ra bầu không khí thoải mái trong DN, kích thích người lao động làm việc nhằm đạt năng suất cao, tạo vị thế mạnh cho DN.

Có thể trong giai đoạn trước, việc tạo điều kiện chỉ tập trung thuần túy về mặt vật chất, thì nay, trong môi trường làm việc ngày một khắc nghiệt, lãnh đạo DN cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần, môi trường và điều kiện của người lao động. Đó là yếu tố quan trọng để người lao động cảm thấy giảm được áp lực trong việc chuyên môn, được DN coi trọng và thấy mình có giá trị cho DN, từ đó tự nguyện cống hiến và gắn bó sức, trí của mình với sự sống còn của DN. Tác giả tin rằng chỉ có sự tự nguyện gắn bó, mới khiến người lao động tâm huyết, nghĩ khác, làm khác, coi sự tồn tại phát triển của DN đồng hành cùng sự phát triển của cá nhân. Và đó là chìa khóa để Viễn thông Hưng Yên có thể thực hiện thành công mục tiêu, kế hoạch đã đề ra./.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1) Mai Anh,2011. Ảnh hưởng của động lực làm việc lên hiệu quả lao động tại các công ty có vốn nhà nước ở Việt nam .

2) Phạm Thị Vân Anh, 2010. Tạo động lực lao động cho giảng viên trường Đại học Tây Bắc. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

3) Dale Carnegie,1994.Đắc nhân tâm. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng

hợp Đồng Tháp.

4) Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân, 2007. Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB ĐHKTQD.

5) Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, 2007.Giáo trình Quản trị kinh doanh.Hà Nội: NXB Lao động - xã hội.

6) H.Koontz và các tác giả, 1994.Những vấn đề cốt yếu của quản lý.Hà Nội:

NXB Khoa học và kỹ thuật

7) Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002.Giáo trình Khoa học quản lý (tập2). Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8) Nguyễn Thanh Hội, 1997. Quản trị nhân sự.Hà Nội: NXB Giáo dục.

9) Vũ Quang Hưng, 2010.Tạo động lực lao động tại Công ty Bảo Việt Sơn La.

Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

10) Nguyễn Văn Lê, 1998.Đạo đức và lãnh đạo. Hà Nội: NXB Giáo dục,

11) Trần Thị Thuỳ Linh,2008. Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Luận văn

thạc sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

12) Nhiệm Trị Thao - Thiên Thư, 2003.Thuật khích lệ lòng người.Hà Nội: NXB

Lao động - xã hội

13) Đỗ Thị Thu, 2008. Hoàn thiện công tác tạo động lực ở Công ty TNHH Cửa sổ nhựa Châu Âu (EUROWINDOW CO, LTD)”. Luận văn thạc sĩ. Đại học

Kinh tế quốc dân

14) Bùi Anh Tuấn - Phạm Thuý Hương, 2009. Giáo trình Hành vi tổ chức. Hà

95

15) Vũ Thị Uyên, 2008. Tạo động lực cho lao động quản lý trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc

dân.

16) Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý, 2004. Nghệ thuật và phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

BẢN PHỎNG VẤN

VỀ YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG SÁNG TẠO (Đối với CBCNV đang làm việc tại Viễn thông Hưng Yên)

Năm 2014

Kính gửi quý ông/bà.

Tôi là học viên Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội xin gửi tới quý ông/bà lời chào trân trọng và hợp tác.

Để thực hiện đề tài nghiên cứu các yếu tố tạo động lực lao động sáng tạo tại viễn thông Hưng Yên, Tôi rất mong ông/bà dành chút thời gian để điền vào bản phỏng vấn này. Thông tin đó, sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình nghiên cứu của tôi.

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

A. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên:

………

2. Giới tính: Nam: Nữ:

3. Tuổi: ≤24 25 - 39 40-50 >50

4. Trình độ: Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau ĐH

5. Công việc:

Kinh doanh& CSKH

Kỹ thuật Công nghệ TH Khác

B. Thông tin đánh giá

Ông/bà vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của ông/bà bằng cách tích dấu X đối với mỗi phát biểu dưới đây. Điểm của các thang đo như sau:

Cấp độ 1 2 3 4 5

Thang đo Rất không đồng ý Ít khi đồng ý Chưa hẳn đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý ST Nội dung Cấp độ

T 1 2 3 4 5 I. Các yếu tố tạo động lực lao động sáng tạo

1.Lương, thưởng và các chế độ phúc lợi

1 Mức lương thưởng hiện nay phù hợp với mức độ đóng góp của ông/bà cho DN

2 Mức lương thưởng này đảm bảo cuộc sống của ông/bà

3 Khi có giải pháp, sáng kiến mới ông/bà được khen thưởng xứng đáng 4 Ông/bà hài lòng với chế độ phúc lợi hiện nay của DN

5 Ngoài công việc ở đây, nếu có cơ hội ông/bà sẽ làm thêm việc khác để tăng thu nhập

2. Cơ hội được đào tạo 1 2 3 4 5

6 Ông/bà được DN chủ động cho đi đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ mới

7 Sau khi được đào tạo, ông/bà đã đưa ra được các giải pháp tốt hơn để giải quyết công việc.

8 Ông/bà tự học tập, đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ

9 Việc ông/bà tự học tập nâng cao trình độ được DN quan tâm và được tạo mọi điều kiện

10 Làm việc nhóm cũng là hình thức tự đào tạo, ông/bà đã học hỏi được nhiều qua làm việc với đồng nghiệp

11 Với trình độ hiện có, ông bà có thể làm tốt những công việc khác ngoài DN

3. Cơ hội thăng tiến 1 2 3 4 5

12 Năng lực sáng tạo là một tiêu chí để đề bạt 13 Được đào tạo chính quy và có bằng cấp cao

14 Không cần bằng cấp cao, chỉ cần làm việc có hiệu quả tốt nổi bật 15 Được lòng lãnh đạo cấp trên

4. Sự công tâm của Lãnh đạo

16 Phân công công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo 17 Ông/bà được làm công việc đúng sở trường

18 Tính chất và khối lượng công việc phù hợp với năng lực cá nhân

19 Các quy chế, chế tài nội bộ của DN rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc

20 Có quy chế khuyến khích người lao động có ý tưởng mới trong giải quyết công việc

5. Điều kiện làm việc 1 2 3 4 5

21 Doanh nghiệp có cơ cở vật chất đầy đủ để ông/bà làm việc

22 Sự thách thức của công việc khiến ông/bà phải thay đổi cách nghĩ, cách làm

23 Đây là một công việc thú vị, mà ông/bà yêu thích

24 DN có đầy đủ trang thiết bị và điều kiện để ông/bà thử nghiệm ý tưởng mới

25 Ông/bà hài lòng với cách bố trí thời gian làm việc trong DN hiện nay 26 Ông/bà được phát huy tính chủ động trong công việc

27 Ông/bà bị áp đặt và phải phục tùng trong công việc

6. Quan hệ đồng nghiệp 1 2 3 4 5

28 Ông/bà có mối quan hệ tốt đẹp với đại đa số đồng nghiệp 29 Ông/bà thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp

30 Khi ông/bà gặp khó khăn trong cuộc sông và công việc được đồng nghiệp giúp đỡ

31 Khi có ý tưởng hay về công việc ông/bà chia sẻ với đồng nghiệp cùng nhau làm

II. Kết quả lao động sáng tạo 1 2 3 4 5

32 Khi thấy cách làm việc hiện tại không còn hiệu quả, ông/bà chủ động thay đổi cách làm để đạt hiệu quả tốt hơn.

33 Hàng năm, ông/bà đều có những giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công việc

34 Ông/bà có giải pháp, sáng kiến được lãnh đạo đơn vị xét thưởng 35 Ông/bà hài lòng với cách giải quyết, làm việc hiện tại của mình 36 Khách hàng hoặc đồng nghiệp có hài lòng khi làm việc với ông/bà

III. Điều mà ông/bà mong muốn ở DN sẽ tạo động lực lao động sáng tạo cho ông/bà là gì? ……… ……… ……… ……… ……… …...

Phụ lục 2:

Bản phỏng vấn Ông Trần Quốc Hưng - Giám đốc Viễn thông Hưng Yên

Hỏi: Ông đánh giá các công cụ tạo động lực làm việc và làm việc sáng tạo hiện nay tại Viễn thông Hưng Yên như thế nào?

Trả lời: Hiện DN đang áp dụng các công cụ tạo động lực về lương, theo phương thức thẻ điểm cân bằng BSC. Trong công tác giao kế hoạch, tại KPOs – Viễn Cảnh học hỏi và phát triển đơn vị cũng đã đưa các trọng số về học tập và công tác sáng kiến sáng tạo vào cơ chế tính lương, coi hoạt động sáng tạo trong công việc là trách nhiệm và bắt buộc. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, hoạt động này trong doanh nghiệp chưa được người lao động quan tâm nhiều, dẫn đến việc đổi mới và và phổ biến những sáng kiến chưa được hiệu quả cao.

Hỏi: Theo tôi thấy, việc giao kế hoạch theo thẻ điểm cân bằng BSC đang hạn chế động lực làm việc tại DN thể hiện ở việc mức lương vượt trần quá thấp 10%, sẽ dẫn đến người lao động làm cầm chừng. Ông giải quyết bài toán này như thế nào.

Trả lời: Thực tế đơn vị cũng đã nhìn ra điểm hạn chế của BSC. BSC chỉ được dùng để giao kế hoạch cho đơn vị, tổ nhóm thì phù hợp, nhưng giao đến người lao động lại bất cập. Đơn vị cũng dự tính, sẽ giảm phần cứng theo BSC, dành tỷ lệ cho lương vượt KH là 30% và dùng nguồn 5% tổng quỹ lương thưởng cho những cá nhân xuất sắc.

Hỏi: Ông đánh giá như thế nào về điều kiện lao động hiện nay trong DN, có vẻ như các trang thiết bị đã cũ và chưa được thay thế và nó ảnh hưởng tới năng xuất, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Ông giải quyết việc này như thế nào?

Trả lời: Do mới tiếp nhận nhiệm vụ mới, cũng nhìn thấy những thiếu thốn về điều kiện vật chất phục vụ sản xuất, kinh doanh. Việc này, đơn vị đã có lộ trình dần thay thế các trang thiết bị cũ hỏng.

Hỏi: Tôi thấy trong DN việc bổ nhiệm rất cởi mở, lãnh đạo cấp trung các đơn vị sản xuất có những người không có bằng đại học vẫn được bổ nhiệm. Qua đánh

giá năng xuất và hiệu quả thì tại các đơn vị này đứng ở top khá. Ông đánh giá sao về việc này.

Trả lời: Theo tôi, các đơn vị sản xuất cấp trung, các phòng khu vực chỉ là các tổ sản xuất. Người đứng đầu phải là người làm tốt công tác chuyên môn và có khả năng hướng dẫn, tập hợp người khác. Khi bổ nhiệm những người này, chúng tôi sẽ có cả 1 tập thể, vì những người khác sẽ nhìn người này làm và làm theo. Việc có bằng cấp là cần thiết, nhưng không phải ưu tiên số 1 của DN.

Phụ lục 3: Cẩm nang Văn hóa VNPT

DANH SÁCH TÀI LIỆU PHÁP LÝ I. LUẬT:

1.1. Bộ Luật Dân sự nước CHXHCNVN 1.2. Luật hình sự nước CHXHCNVN

II. VĂN BẢN, THÔNG TƯ, QUY CHẾ VĂN HÓA NHÀ NƯỚC

2.1. Quyết định 171-QĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện ngày 27/7/1959 cho phép Tổng cục Bưu điện được dùng loại huy hiệu Bưu điện để cấp cho cán bộ, công nhân viên trong ngành Bưu điện sử dụng (Huy hiệu của Công đoàn Bưu điện Việt Nam hiện nay).

2.2. Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/01/2006 về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

2.3. Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 2.4. Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước của Thủ tướng Chính phủ (Ban hành ngày 02/08/2007 theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg); 2.5. Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc Hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2.6. Thông tư 01-2012-TT-BVHTT và Du lịch về cơ quan đạt chuẩn văn hóa; III. TRANG PHỤC, LỄ PHỤC, THẺ CÁN BỘ

3.1. Quy định về đồng phục của nhân viên khối Viễn thông (Ban hành kèm QĐ số 1130/QĐ-VNPT-GCTT ngày 10/5/2007);

3.2. Quy định về đồng phục của CBCNV Cơ quan Tập đoàn ( Ban hành kèm Quyết định số 1743/QĐ-VNPT-VP ngày 31/8/2009);

3.3. Quy định về việc đeo thẻ tại 57 Huỳnh Thúc Kháng (Ban hành kèm QĐ số 3670/VNPT-VP ngày 17-09-2009)

3.4. Quy định trang phục lực lượng bảo vệ trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 703/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 28/5/2012)

3.5. CV số 4995/VNPT-KD ngày 23/10/2012 về việc hướng dẫn triển khai đồng phục cho CBCNV.

IV. SỬ DỤNG KHÔNG GIAN CHUNG

4.1. Quy định chế độ kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động, bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy (Ban hành kèm QĐ số 403/QĐ- BVBĐ ngày 23/6/2006)

4.2. Quy chế phòng cháy và chữa cháy Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 280/QĐ - BVBĐ-HĐQT, ngày 24/6/2008)

4.3. Quy định về nội qui ra, vào Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 1817/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 08-09-2009)

4.4. Quy định trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác an ninh, trật tự, an toàn PCCC tại khu vực trụ sở làm việc của Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 509/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 02/3/2010)

4.5. Quy định bảo đảm an toàn trạm thu, phát sóng mạng thông tin di động (Ban hành kèm QĐ số 616/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 23/3/2010)

4.6. Nội quy bảo tàng Bưu điện Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 860/QĐ-VNPT- TĐTT ngày 14/6/2011)

4.7. Quy định về An toàn – Vệ sinh lao động (Ban hành kèm QĐ số 1753/QĐ- VNPT-TCCB ngày 01/11/2011)

4.8. Quy định về Quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (Ban hành kèm QĐ số 317/QĐ – VNPT-TCCB ngày 09/3/2012)

4.9. Nội quy ra vào và đỗ xe tại tòa nhà VNPT (Ban hành kèm VB số 1028/TB- VNPT-VP ngày 03/7/2012)

4.10. Quyết định số 1318/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 22/10/2013 về việc thành lập

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 101)