Mô hình của A.Patton

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 30)

- Sự thử thách trong công việc: Động lực được xuất phát từ nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu về sự tôn trọng.

- Địa vị, chức vụ, sự tăng chức, mong muốn trở thành người lãnh đạo. - Sự ganh đua.

22

Theo thuyết này tất cả các yếu tố trên đều là động lực khuyến khích thực sự và thúc đẩy làm việc có hiệu quả. Thật vậy, thoả mãn nhu cầu hợp lý của người lao động hoàn toàn không phải là bị động. Lãnh đạo không những phải phát hiện ra nhu cầu hợp lý của người lao động để thoả mãn cho người đó. Có lúc nhu cầu hợp lý không rõ ràng lắm đối với người lao động thì người lãnh đạo lúc này cần có sự kích thích và hướng dẫn họ thấy được. Tất cả đều phụ thuộc vào điều kiện công việc của doanh nghiệp để đưa ra sự kích thích sao cho hợp lý.

Vậy, theo A.Maslow thì nhu cầu thấp nhất, nhu cầu sinh lý: tiền lương, điều kiện làm việc không phải là yếu tố tạo động lực cho người lao động làm việc; còn theo Mc.Celland thì người lao động có nhu cầu liên kết cao nên ngoài việc tạo động lực vật chất thì phải tạo cả động lực về mặt tinh thần; đối với F.Herzberg thì cũng giống như A.Maslow, ông cho rằng các yếu tố định tính như lương, thưởng, điều kiện làm việc không có tác dụng tạo động lực; còn đối với A.Patton thì lại đồng tình với A.Maslow là nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định mình là động lực làm việc của người lao động. Từ các mô hình nêu trên ta có thể rút ra một số kết luận, xem xét những yếu tố nào tạo hoặc không tạo động lực làm việc cho người lao động, làm thay đổi chúng, biến chúng thành những công cụ tạo động lực giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu của mình.

- Tiền lương là một yếu tố cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Không hẳn cứ phải tăng lương mới thúc đẩy người ta làm công việc tốt hơn mức cần thiết.

- Những yếu tố về môi trường là rất nhiều nhưng khó thay đổi (một cá nhân hầu như không làm được gì để thay đổi chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc, tiền lương, ...). Khi tác động đến những yếu tố về môi trường, trước hết là nhằm mục đích giảm thiểu các bất bình, gia tăng sự thỏa thuận, chuẩn bị cho việc xuất hiện các yếu tố động viên.

- Những yếu tố động viên thì có thể thay đổi: cá nhân có thể điều chỉnh sáng kiến của bản thân mình, tự mình xác định những mục tiêu cao và khó. Kết quả của việc thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào chính người thực hiện và anh ta có thể đo lường được kết quả của việc mình làm.

23

- Ước muốn của người lao động là trưởng thành và phát triển về mặt nghề nghiệp. Vì vậy, một người có động cơ làm việc là một người quan tâm đến công việc mình làm. Sự quan tâm này bao giờ cũng tăng lên khi cá nhân được tự mình tổ chức công việc của mình.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc sáng tạo tại viễn thông hưng yên (Trang 30)