- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân chính
2.4.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được thì cũng còn không ít những hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên của DN, cụ thể
- Mức lương và thu nhập tuy đã đáp ứng được yêu cầu chi tiêu của người lao động nhưng chưa thực sự tạo động lực cho người lao động. Mức lương thực sự chưa hấp dẫn và chưa mang được tính cạnh tranh. DN cần có những điều chỉnh thích hợp để tác động vào chính sách tiền lương nhằm hoàn thiện và tạo động lực cho cán bộ công nhân viên.
- Việc chia lương, thưởng chưa phản ánh hết được sự cố gắng bản thân của từng cán bộ, nhân viên, còn mang tính bình quân phụ thuộc vào vị trí để định giá mức độ phức tạp của công việc, do vậy chưa phát huy hết được động cơ phấn đấu cho người lao động. Trong đó, thiên về lợi ích của lãnh đạo từ cấp trung trở lên, dẫn đến còn có nguời lao động không hài lòng với cách trả lương của DN.
- Trong công tác lao động hiện nay đang diễn ra trong DN, thiên về đào tạo nội bộ, không tuyển dụng được lực lượng lao động mới.
86
một số lao động đã rời bỏ công ty khi họ thấy áp lực công việc và thu nhập không tương xứng.
- Phúc lợi và dịch vụ: Việc sử dụng quỹ phúc lợi chưa thực sự mang lại hiệu quả. Công ty cần đa dạng các loại hình phúc lợi và dịch vụ hơn nữa.
- Môi trường và điều kiện làm việc: Do cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn và chưa được đảm bảo, khiến người lao động không phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Mặt khác, người lao động có vẻ như ít chia sẻ kiến thức và hỗ trợ nhau trong công việc. Việc đó làm giảm khả năng sáng tạo của mỗi người, đồng thời giảm hiệu xuất, hiệu quả công việc.
2.4.2.2. Những nguyên nhân chính
- VNPT Hưng yên là một đơn vị thành viên của VNPT nên việc tính và phân chia lợi nhuận, cũng như việc phân bổ quỹ lương, quỹ thưởng cho DN phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của các công ty thành viên và của VNPT.
Mặt khác việc trả lương theo BSC như hiện nay không khuyến khích người lao động làm nhiều mà phải làm đều, hoàn thành các chỉ tiêu và làm đủ kế hoạch. Vì làm nhiều, làm lệch cũng không được hưởng lương cao. Trong khi đó, thực tế mỗi người lại có sở trường riêng, dẫn đến DN không phát huy được đối ta sức làm việc sáng tạo theo sở trường của từng người lao động, đặc biệt là bộ phận kinh doanh.
- Một số cán bộ, nhân viên hiểu sai về các hình thức chính sách tạo động lực lao động của DN, họ chỉ tham gia làm những công việc mà có thu nhập, một số khác họ lại chạy theo thành tích và không để ý đến chất lượng phục vụ khách hàng.
- Trình độ, năng lực quản lý của người lãnh đạo trong DN thực sự là chưa cao. Tham gia kinh doanh, điều hành lĩnh vực công nghệ viễn thông, nhưng nhiều quản lý cấp trung về mặt cấp chỉ có bằng đại học tại chức về chuyên môn, bị hạn chế về kiến thức chuyên môntrong cách nhận định và giá vấn đề. Dẫn đến việc bảo thủ, chuyên quyền và áp đặt người lao động phải thực hiện các kế hoạch của đơn vị, mà không đưa ra được giải pháp tích cực hỗ trợ người lao động, khiến người lao động rơi vào trạng thía chán nản, bất mãn. Điều này làm triệt tiêu động lực làm việc sáng tạo tại các đơn vị sản xuất trực thuộc.
- Doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động mới, chỉ có thể đạo tạo lại và sàng lọc dần, do người lãnh đạo tiền nhiệm tuyển dụng quá nhiều lao động vượt
87 quy định của Tập đoàn.
- Trong quan hệ đồng nghiệp, ít có sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm không hiệu quả, do một số người muốn giữ riêng kiến thức cho mình, để được luôn là người quan trọng trong DN. Trong DN xảy ra hiện tượng một số lao động làm việc quá tải, một số thì rơi vào khó khăn không biết xử lý các trường hợp khó thế nào dẫn đến việc mất lòng tin và sự thân ái với đồng nghiệp.
Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực tại Viễn thông Hưng yên ta thấy: Trên thực tế các công cụ tạo động lực mà DN đưa ra khuyến khích cán bộ, nhân viên đôi phần có trái ngược với một số mô hình lý thuyết đã nghiên cứu ở chương 1. Để tạo động lực cho cán bộ, nhân viên,DN lại tập nhiều vào các công cụ mang tính kinh tế như lương, thưởng,… bên cạnh đó Công ty cũng đã quan tâm đến các công cụ tạo động lực khác nhưng hiệu quả phát huy là chưa cao và còn nhiều bất cập, hạn chế. Chính vì vậy luận văn tìm cách đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục một số hạn chế đó để các công cụ tạo động lực cho cán bộ, nhân viên đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng đời sống vật chất lẫn tinh thần cho họ, đồng thời vị thế của DN cũng được nâng lên.
88 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC SÁNG TẠO TẠI VIỄN THÔNG HƯNG YÊN