Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 69)

- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp

2.3.4.2.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác đào tạo nguồn nhân lực

chính ngân hàng từ năm 2013 với trường ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh1.

2.3.4.2.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác đào tạo nguồn nhân lực

nhân lực

Qua nhận định thực trạng trên, ta thấy công tác đào tạo NNL ở TP.CT dù có bước tiến lớn nhưng vẫn chưa thực hiện tốt theo định hướng mở rộng quy mô, cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đào tạo đồng bộ; chú trọng đào tạo nghề, đào tạo CĐ, ĐH để đáp ứng yêu cầu NNL có chất lượng cao.

+ Điểm mạnh

- Lãnh đạo TP.CT đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác đào tạo NNL, có nhiều chính sách ưu đãi trong việc đào tạo cũng như sử dụng nhân lực vì mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.

- Hệ thống cơ sở đào tạo ở các cấp học, ngành học phong phú. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, khai thác; đội ngũ giảng viên, giáo viên không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình và phương pháp giảng dạy đang từng bước được đổi mới.

- Sự phối hợp và chủ động liên kết, liên thông đào tạo của các cơ sở đào tạo và đào tạo nghề của thành phố với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đã tạo cơ hội học tập, nghiên cứu khoa học cho cán bộ, công chức góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng NNL thành phố.

- TP.CT có nhân lực dồi dào, trong đó đa số là lực lượng lao động trẻ, hiếu học, năng lực tiếp thu tri thức khoa học công nghệ tốt.

+ Điểm yếu

- Nhiều cơ sở đào tạo manh mún, khuynh hướng chạy đua nâng cấp bậc đào tạo (từ trung cấp lên CĐ, từ CĐ lên ĐH). Khuynh hướng đào tạo đa ngành phổ biến khiến sự đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của các trường chưa cao.

- Cơ cấu bậc, quy mô, ngành nghề và mục tiêu đào tạo chưa sát với thực tế thị trường, chưa đào tạo đón đầu một số ngành, nghề; một số ngành nghề có nhu

cầu cao nhưng chưa có cơ sở đào tạo tương xứng như du lịch, y dược, tự động hóa… thành phố chưa có cơ sở đào tạo ĐH, sau ĐH đạt chuẩn quốc tế. - Đội ngũ cán bộ giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng giảng viên ở các

bậc đào tạo thấp được tận dụng để phục vụ cho các bậc đào tạo cao cũng như tình trạng một giảng viên đứng chân ở nhiều trường, nhiều ngành khác nhau. Thành phố hiện nay vẫn còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi, cán bộ đầu ngành có khả năng hoạch định chính sách nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao - Hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo NNL dù có được quan tâm nhưng nhiều cơ sở

vẫn còn thiếu phòng học, trang thiết bị chuyên dùng. Cơ sở vật chất dành cho các khu thí nghiệm thực hành, đa phần trang thiết bị thực hành thí nghiệm lạc hậu. Một số trường nằm ở trung tâm thành phố không thể mở rộng được. - Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động chưa được xây

dựng và duy trì hiệu quả.

+ Cơ hội

- Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, các chính sách phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH từng địa phương, từng vùng và cả nước. - TP.CT là thành phố loại I trực thuộc trung ương, là đô thị trung tâm vùng

ĐBSCL lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, được đầu tư, phát triển toàn diện trong thời gian tới.

- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho TP.CT thu hút các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo NNL; tiếp nhận tri thức mới phục vụ cho việc cải tiến, thay mới chương trình đào tạo, tiếp thu kinh nghiệm quản lý đào tạo tiên tiến.

+ Thách thức

- Thách thức nảy sinh từ trình độ phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, kinh tế phát triển chưa có sự đột phá và nguy cơ tụt hậu so với các đô thị lớn cũng như không đáp ứng được vai trò trung tâm khu vực ĐBSCL

- Thách thức về năng lực quản lý một đô thị trẻ đang bước vào vòng đô thị hóa với dân số nông nghiệp, nông thôn còn nhiều, có sự chênh lệch lớn về phát triển giữa các khu vực quận huyện của thành phố.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh với đòi hỏi phát triển bền vững biểu hiện ở yêu cầu tăng nhanh về số lượng sinh viên, số trường, số ngành, số lớp với đòi hỏi đảm bảo chất lượng.

- Hội nhập quốc tế sâu rộng nhất là khi cộng đồng kinh tế chung ASEAN được hình thành năm 2015 đặt TP.CT trước sức ép gay gắt về chất lượng NNL, đòi hỏi phải thay đổi căn bản công tác đào tạo NNL.

2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT thông qua:

Giới thiệu tổng quan TP.CT trên các phương diện điều kiện tự nhiên; tình hình phát triển KT-XH; tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc điểm phát triển một số ngành, lĩnh vực KT-XH và khoa học công nghệ tiêu biểu.

Tìm hiểu về NNL TP.CT với các nội dung như dân số và dân cư; nhân lực trong độ tuổi lao động (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu NNL theo ngành nghề, tỷ lệ nhân lực hoạt động trong hệ thống chính trị, lực lượng lao động trong các khu công nghiệp); tình hình cung cầu nhân lực năm 2014.

Phân tích thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT dựa trên các thông tin về hệ thống cơ sở đào tạo và hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo; đội ngũ giảng viên; kết quả đào tạo NNL theo trình độ và phương thức đào tạo. Dựa trên các dữ kiện phân tích thực trạng công tác đào tạo NNL, tác giả cũng đã có những đánh giá chung về về trình độ đào tạo và năng lực nghề nghiệp tương ứng cũng như rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác đào tạo NNL trong thời gian qua.

Những nội dung này sẽ là cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT ở chương 3.

CHƢƠNG 3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 69)