Bộ chính trị (005) Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/0/005 về xây dựng và phát triển TP.CT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 74)

- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp

2 Bộ chính trị (005) Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/0/005 về xây dựng và phát triển TP.CT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ và vùng miền theo kịp trình độ khu vực và quốc tế;

- Mục tiêu đào tạo NNL TP.CT thời kỳ 2011-2020

Mục tiêu tổng quát: Phát triển NNL bảo đảm đủ về số lượng, có trình độ

chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển thành phố trở thành trung tâm KT-XH của cả nước và là động lực phát triển của vùng ĐBSCL, một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp NNL chất lượng cao cho vùng ĐBSCL; xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, phục vụ việc tham mưu, tư vấn, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết cho quá trình CNH-HĐH của TP.CT; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở

giáo dục ĐH, CĐ, TCCN, trung tâm dạy nghề và cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu phát triển NNL trên địa bàn và vùng ĐBSCL, trong đó ưu tiên tập trung cho việc xây dựng ĐH Cần Thơ trở thành ĐH trọng điểm quốc gia; nâng cấp trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ thành trường ĐH Kinh tế - Luật. Thành lập mới một số trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề cả công lập và ngoài công lập; tổ chức kêu gọi xã hội hóa thành lập một số trường TCCN, CĐ và cơ sở đào tạo nghề. Nâng tỷ lệ NNL qua đào tạo đạt 65% (50% đào tạo nghề).

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 : Thành lập mới các trường như: ĐH Quốc tế

(trường ĐH chất lượng cao), ĐH Kiến trúc, ĐH Ngoại ngữ; nâng cấp trường CĐ Cần Thơ thành trường ĐH Sư phạm Cần Thơ; nâng cấp trường CĐ nghề thành trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Dạy nghề; nâng cấp trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật thành trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật, trường trung cấp Thể dục thể thao thành trường CĐ Thể dục thể thao. Tiếp tục kêu gọi xã hội hóa thành lập mới một số trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề cả công lập và ngoài công lập. Nâng tỷ lệ NNL qua đào tạo đạt 70% (55% qua đào tạo nghề).

3.1.3. Dự báo dân số, lao động và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và những khảo sát có liên quan1 phố Cần Thơ đến năm 2020 và những khảo sát có liên quan1

3.1.3.1. Dự báo dân số, lao động và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 phố Cần Thơ đến năm 2020

Dự kiến mức giảm tỷ lệ sinh bình quân khoảng 0,1-0,2‰/năm giai đoạn 2016-2020; tỷ lệ tăng tự nhiên giảm còn khoảng 9,2‰ năm 2020. Dự báo tổng dân số TP.CT đến năm năm 2020 khoảng 1,6 triệu người. Dân số đô thị đến năm 2020 khoảng 1.175 nghìn người. Dân có khuynh hướng tăng nhanh do phát triển nhanh các khu đô thị trung tâm, cảng - công nghiệp, công nghiệ, dịch vụ - công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị sinh thái và các thị trấn, đồng thời phát triển hàng loạt hệ thống giao thông dẫn đến thu hút dân cư từ nông thôn ra đô thị và từ nơi khác đến. Do quá trình đô thị hóa, nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân tăng lên làm xuất hiện chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp và tiếp nhận dân cư từ nơi khác đến,... dẫn đến dân số thành thị, dân số phi nông nghiệp tăng nhanh, dân số nông thôn và dân số nông nghiệp giảm xuống.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi nam và 55 tuổi nữ TP.CT đến năm 2020 là 1.062.306 người (66,39% dân số).

Lao động ngành nghề cũng sẽ có chuyển biến tích cực; lao động khu vực I sẽ giảm nhanh còn 24% năm 2020; lao động khu vực II và III sẽ tăng nhanh.

Số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi tham gia lao động ngành nghề đạt 70% năm 2020. Để đạt được mục tiêu đặt ra, thành phố cần tổ chức cho lao động trong độ tuổi lao động được tham gia đào tạo theo các trình độ giai đoạn 2016-2020 là 677.350 lao động ở các cấp trình độ từ đào tạo ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, CĐ, ĐH và trên ĐH; ở nhiều ngành, nghề đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thành phố. Trong đó, đào tạo ngắn hạn là 167.541 người; sơ cấp là 65.688 người; trung cấp là 128.478 người; CĐ là 178.946 người; ĐH trở lên là 136.998 người (Phụ lục 3.1)

1 Vì đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu và nhất là đảm bảo tính chính xác, chính thống của số liệu nên tác giả luận văn sử dụng kết quả dự báo của các đơn vị chuyên môn là Cục Thống kê Cần Thơ, Phòng Lao động – Văn xã thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.CT báo của các đơn vị chuyên môn là Cục Thống kê Cần Thơ, Phòng Lao động – Văn xã thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.CT

3.1.3.2. Những kết quả khảo sát có liên quan

- Kết quả thu thập ý kiến học sinh, sinh viên ở thành phố Cần Thơ:

Qua phân tích thực trạng công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT, nhằm có thêm cơ sở để đánh giá cũng như có thêm căn chứ để đề xuất các giải pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi với đối tượng là sinh viên thuộc các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn TP.CT. Bảng hỏi gồm 3 chủ đề xoay quanh những vấn đề cấp thiết được nêu ở chương 2 (Phụ lục 3.2)

Sinh viên được hỏi không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, ngành nghề và số niên học. Tác giả tiến hành phát phiếu, loại bỏ phiếu không hợp lệ cho đến khi số phiếu thu về đáp ứng đủ cơ cấu: ĐH Cần Thơ 300 phiếu đại diện cho khối các trường ĐH, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ 200 phiếu đại diện cho các trường CĐ và CĐ nghề, Trung cấp Đại Việt Cần Thơ 100 phiếu đại diện cho các trường TCCN và Trung cấp nghề, cơ cấu này được xác định dựa trên tỷ lệ tuyển sinh đầu vào Kết quả tuyển sinh đầu vào năm học 2014 - 20151. Kết quả khảo sát được thống kê trên phần mềm Excel để thu tỷ lệ % các lựa chọn.

Với mục tiêu của việc học, có 21,16% lượt chọn động cơ học tập hiện tại của họ là học để làm việc tại các công ty trong nước, đây là tỷ lệ cao nhất, kế đến là học để có một nghề (20,68%) và cao thứ ba là quan niệm học để có một bằng cấp. Có 12,08% lượt chọn học để làm việc cho công ty nước ngoài, 9,13% học để làm chủ, 7,88% học ra làm việc cho cơ quan Nhà nước, 3,15% học để tiếp tục học bậc cao hơn. Thông qua kết quả này, tác giả nhận thấy có xu hướng đáng quan tâm:

(1) sinh viên đa phần đặt trọng tâm vào hướng làm việc cho các doanh nghiệp trong nước;

(2) tỷ lệ học để có một nghề (20,68%) cao hơn học để có một bằng cấp (18,98%) phần nào cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức của người học về “học để lấy bằng” hay “học để có nghề”, sự chênh lệch này không cao đòi hỏi TP.CT cần làm tốt hơn công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên;

1 Năm học 2014 – 2015, tuyển sinh TCCN đạt khoảng 5.000/16.900 chỉ tiêu, đạt 29,7%. Tuyển sinh CĐ được trên 4.300/9.100 chỉ tiêu đạt 47,7%. Tuyển sinh hệ ĐH đạt 16.316/26.854 chỉ tiêu, tỷ lệ 60,8% đạt 47,7%. Tuyển sinh hệ ĐH đạt 16.316/26.854 chỉ tiêu, tỷ lệ 60,8%

(3) tỷ lệ học để làm việc ở cơ quan Nhà nước ở mức thấp (7,88%) cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ lý do vì sao môi trường cơ quan Nhà nước vốn được xem là “an toàn” và “ổn định” lại không còn hấp dẫn sinh viên;

(4) mâu thuẫn giữa nhu cầu xây dựng NNL có trình độ cao (ThS, TS) với thực tế chỉ có 3,15% sinh viên chọn việc học hiện tại như là một cầu nối để tiếp tục học cao hơn;

(5) Nhà nước có chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện loại hình doanh nghiệp này chiếm khoảng 97% doanh nghiệp1 ở nước ta nhưng tỷ lệ sinh viên xác định học để làm chủ lại rất thấp (9,13%) so với tỷ lệ chọn học để làm công ăn lương (40,86%).

Hình 3.1. Kết quả khảo sát mục tiêu của việc học mà ngƣời học đang hƣớng đến

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Có 71,33% (cần là 43,83%, rất cần là 27,5%) người được hỏi mong đợi có sự cam kết về việc làm sau đào tạo của các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tương ứng với tỷ lệ 62,50% người được hỏi (48,17% cần và 14,33% rất cần) mong đợi được học tập trong môi trường thực tế.

1Thế Hiển (2014). Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014. <http://vinasme.vn/Hoi-nghi-Thu-tuong-Chinh-phu-voi-doanh-nghiep-nam-2014-17-1532.html> doanh-nghiep-nam-2014-17-1532.html>

Điều đáng buồn là chỉ có 55,83% người được hỏi cho rằng giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong thời đại ngày nay là cần thiết, 47,33% người được hỏi thấy rằng ngoại ngữ là cần thiết, 68,33% người được hỏi mong đợi được đào tạo các kỹ năng mềm. Qua kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy (1) trước tiên các cơ sở đào tạo ở TP.CT cần chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người học vì đạo đức nghề nghiệp sẽ là điểm tựa giúp mỗi cá nhân đứng vững được trong môi trường làm việc với nhiều áp lực cạnh tranh và đó cũng là tiền đề cho sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát nhận định của sinh viên TP.CT về những yếu tố mong đợi trong chƣơng trình đào tạo

TIÊU THỨC TỔNG TỔNG Rất không cần Không cần Không ý kiến Cần Rất cần

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)