THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 –

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 72)

- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp

THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 –

3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Những vấn đề cấp thiết của công tác đào tạo nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ thời kỳ 2015-2020 phố Cần Thơ thời kỳ 2015-2020

Qua kết quả phân tích NNL và thực trạng công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH của các cơ sở đào tạo trên địa bàn TP.CT, tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học tại các hội thảo mà tác giả trực tiếp tham dự1, tác giả luận văn xác định những vấn đề mấu chốt cần hoàn thiện của công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT đến năm 2020 gồm:

- Mất cân đối giữa tỷ lệ các cấp bậc đào tạo và nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo trình độ đƣợc đào tạo

Đối chiếu cơ cấu đào tạo và nhu cầu tuyển dụng nhân lực TP.CT 6 tháng đầu năm 2014, ta nhận thấy có sự chênh lệch lớn giữa hai tỷ lệ này nhất là ở bậc ĐH, CĐ (CĐ, CĐ nghề) và trung cấp (TCCN, trung cấp nghề). Hiện có 63,7% sinh viên đang theo học bậc ĐH trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ ở mức 21,25%, ngược lại, có 18,72% người theo học CĐ, trung cấp khi nhu cầu tuyển dụng có 62,90%. Vấn đề chính sách quản lý đào tạo, phát triển hệ thống cơ sở đào tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH ở địa phương là cơ sở để giải quyết vấn đề này.

- Đội ngũ giảng viên chƣa đạt yêu cầu về cơ cấu trình độ và số lƣợng

Bậc ĐH, so với chỉ tiêu năm 2015 sẽ có 70% giảng viên ĐH có trình độ ThS trở lên; có trên 50% giảng viên ĐH có trình độ TS thì hiện TP.CT đạt chỉ tiêu về tỷ lệ ThS nhưng chỉ tiêu TS chỉ mới đạt xấp xỉ 1/2 theo yêu cầu. Bậc CĐ, so với chỉ

1 (1) Hội thảo cấp quốc gia “Phát triển bền vững ĐBSCL – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” tại Hội trường D, ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ngày 4/1/2014; (2) Hội thảo “VN trong cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2015” tại Phòng họp A.103, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ngày 4/1/2014; (2) Hội thảo “VN trong cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2015” tại Phòng họp A.103, ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh ngày 16/10/2014; (3) Chuỗi hội thảo tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL – Mdec Sóc Trăng tại Trung tâm văn hóa hội nghị tỉnh Sóc Trăng ngày 5/11/2014; (4) Hội thảo “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP.CT đến năm 2020 tầm nhìn 2030” tại Hội trường UBND TP.CT ngày 1/12/2014; (5) Hội thảo “Vai trò của giáo dục ĐH trong sự phát triển KT-XH” tại Hội trường Trung tâm, ĐH An Giang ngày 19/12/2014

tiêu năm 2015 sẽ có trên 50% giảng viên CĐ có trình độ ThS trở lên và ít nhất 10% giảng viên CĐ có trình độ TS thì TP.CT đều không đạt. Tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên ở các trường ĐH là 43 sinh viên/1 giảng viên, trường CĐ là 28 sinh viên/1 giảng viên. So với chỉ tiêu năm 2015 đạt bình quân từ 17-26 sinh viên ĐH-CĐ/1 giảng viênthì TP.CT chưa đạt.

3.1.2. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của thành phố Cần Thơ về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH

3.1.2.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về vai trò của nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển NNL từ các đại hội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược1 gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó “Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao” được khẳng định là khâu đột phá thứ hai. Đại hội XI xác định rõ “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển NNL với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” và “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”2.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, với quan điểm chỉ đạo rằng : “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH”.

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục nhấn mạnh: “xây dựng nền văn hóa và con người

1

Ba khâu đột phá chiến lược là: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; (2) Phát triển nhanh NNL; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)